Cách ăn trứng tốt nhất
Dù là thực phẩm rất quen thuộc, việc ăn trứng như thế nào, với số lượng bao nhiêu vẫn gây ra nhiều luồng ý kiến.
Theo Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trứng là thực phẩm hoàn hảo về mặt dinh dưỡng khi lòng đỏ và lòng trắng đều chứa những chất khác nhau, qua đó tạo nên một tổng thể hoàn hảo.
Cụ thể, lòng đỏ trứng là nguồn chất béo rất tốt với thành phần lecithin. Chất này có tác dụng giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng cholesterol tốt (HDL) trong cơ thể. Trong khi đó, lòng trắng trứng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, lipid, canxi, sắt, kẽm, folat, các loại vitamin và khoáng chất.
"Do đó, khi ăn trứng, chúng ta nên ăn cả lòng đỏ và lòng trắng. Nhiều người có thói quen bỏ lòng trắng và chỉ ăn lòng đỏ trứng. Việc này vô tình làm lãng phí nguồn đạm dễ hấp thu (lên tới 96-97%) với cơ thể", PGS Lâm cho hay.

Chế biến chín lòng trắng và giữ tái lòng đỏ là gợi ý của các chuyên gia dinh dưỡng. Ảnh minh họa: Simple Recipe.
Bên cạnh tranh cãi về việc ăn phần nào của trứng, thực phẩm này còn rất đa dạng cách chế biến như ăn sống, tái, lòng đào, chín... Đáng chú ý, các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định cách ăn sẽ quyết định dưỡng chất của trứng khi hấp thu vào cơ thể.
Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn, khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Y Dược TP.HCM cho biết việc ăn trứng sống có thể làm giảm sự hấp thu của protein từ thực phẩm này trong cơ thể.
"Trứng sống chứa một chất gây ức chế các loại men tiêu hóa. Chất đạm trong trứng sống kích thích dịch tụy, mật tiết ra và ảnh hưởng khả năng tiêu hóa thức ăn. Bên cạnh đó, việc ăn trứng sống cũng làm tăng nguy cơ nhiễm salmonella - một loại vi khuẩn gây bệnh liên quan đường ruột ở người và động vật. Triệu chứng của căn bệnh này thường là đau bụng, tiêu chảy, sốt kéo dài 4-7 ngày", bác sĩ Nhàn giải thích.
Do đó, bác sĩ này khuyến cáo nhóm người có hệ miễn dịch kém gồm: người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch suy yếu hoặc bị bệnh đường ruột..., không nên ăn trứng sống.
Với người khỏe mạnh và thích ăn trứng sống, chúng ta cần lựa chọn trứng đã qua xử lý tiệt trùng, được bảo quản đúng cách, vỏ sạch, không có lỗ hay bị dập.
Tuy nhiên, người dân cũng cần lưu ý không nên nấu trứng quá lâu. Nguyên nhân là việc chế biến trứng trong thời gian quá dài có thể làm giảm các vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm này như vitamin A, axit béo có lợi, một số chất chống oxy hóa...
Theo bác sĩ Nhàn, cách chế biến trứng tốt nhất là làm chín lòng trắng và giữ tái lòng đỏ. Lúc này, chúng ta có thể giảm các chất ức chế quá trình tiêu hóa, đồng thời giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng của trứng.
Về số lượng, PGS Lâm khuyên người dân nên dựa trên nhu cầu ăn trứng của mỗi nhóm tuổi. Cụ thể, người trưởng thành có thể ăn 3-4 quả/tuần, trẻ em 6-7 tháng tuổi nên ăn nửa lòng đỏ/bữa, trẻ 8-12 tháng tuổi là một lòng đỏ/bữa, trẻ 1-2 tuổi có thể ăn cả lòng đỏ và lòng trắng nhưng tối đa 4 quả/tuần, trẻ trên 2 tuổi được ăn tối đa 6 quả/tuần.
Đặc biệt, PGS Lâm khẳng định người bị tăng huyết áp hoặc nồng độ cholesterol trong máu cao hoàn toàn có thể ăn trứng. Tuy nhiên, nhóm người này chỉ nên ăn 1-2 quả/tuần.
Theo Quốc Toàn
Zingnews

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 10 giờ trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 13 giờ trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.