Cách bảo vệ gan trước nguy cơ thực phẩm bẩn
GiadinhNet - Các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc… từ thực phẩm “bẩn” khi vào cơ thể sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tấn công và kích hoạt quá mức tế bào Kupffer trong gan, làm sản sinh các chất gây viêm, phá hủy tế bào gan, dẫn đến nhiều bệnh lý gan nguy hiểm.
Nghiêm trọng hơn, khi gan bị mất khả năng khử độc, bảo vệ cơ thể cùng nhiều vai trò quan trọng khác, khiến cơ thể dễ bị nhiễm độc, thiếu dưỡng chất và mắc phải nhiều bệnh lý nguy hiểm tại các cơ quan khác như não, thận...
Độc chất và quá trình kích hoạt quá mức tế bào Kupffer gây bệnh gan
Thực phẩm “bẩn” là cách gọi chung cho những loại thực phẩm được chế biến, sản xuất không đảm bảo an toàn vệ sinh, có thể chứa nhiều vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm mốc, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, chất tăng trọng, chất tạo nạc, các loại kháng sinh, chất bảo quản, hóa chất nhuộm màu hoặc tẩy trắng, phụ gia tạo mùi độc hại…
Theo PGS-TS-BS Bùi Hữu Hoàng (Trưởng Khoa Tiêu hóa BV Đại học Y Dược TP HCM, Phó Chủ tịch Hội Gan Mật TP HCM), nghiên cứu về sinh học phân tử gần đây cho thấy quá trình huỷ hoại tế bào gan của các độc chất xảy ra như sau: Khi những độc chất từ thực phẩm “bẩn” vào cơ thể, một mặt trực tiếp kích hoạt tế bào Kupffer - một loại tế bào miễn dịch nằm ở xoang gan - hoạt động quá mức, làm cho tế bào này phóng thích ra các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… gây tổn thương, hủy hoại tế bào gan. Mặt khác, các độc chất cũng khiến tế bào gan làm việc quá sức khi thực hiện vai trò khử độc, làm sản sinh các sản phẩm trung gian tiếp tục kích hoạt tế bào Kupffer mạnh mẽ, và một lần nữa gây chết tế bào gan nhiều hơn, khiến gan nhanh chóng suy yếu, cơ thể dễ bị nhiễm độc từ nhiều nguồn khác nhau.
Nếu lượng độc chất từ thực phẩm “bẩn” cũng như từ môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc men… tích tụ trong cơ thể tăng dần theo thời gian, sẽ âm thầm làm cho gan bị hủy hoại nghiêm trọng bởi tế bào Kupffer được kích hoạt quá mức. Hậu quả là gây ra nhiều tình trạng bệnh lý tại gan như tăng men gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan cũng như nhiều bệnh lý tại các cơ quan khác.

Tinh chất Wasabia và S. Marianum (có trong HEWEL) giúp kiểm soát hoạt động tế bào Kupffer, từ đó giúp phòng, trị hiệu quả các bệnh lý gan từ gốc.
Chủ động chống độc, bảo vệ gan
PGS Hoàng cho biết, đứng trước “vòng vây” độc chất, việc "giải độc cho gan" theo cách hiểu thông thường là chưa đủ, bởi một khi gan đã bị nhiễm độc, hư tổn thì rất khó có thể phục hồi. Do vậy, cần chủ động chống độc, bảo vệ gan ngay từ khi gan chưa bị nhiễm độc hoặc nhiễm độc chưa nặng nề, giúp gan duy trì tốt nhiều vai trò quan trọng, bảo vệ cơ thể bằng cách ngăn chặn hoặc hạn chế sự xâm nhập của các độc chất, đồng thời chủ động kiểm soát từ gốc cơ chế sinh bệnh gây các tổn thương gan là do sự hoạt động quá mức của tế bào Kupffer.
Trên cơ sở nhận biết rõ vai trò quan trọng của tế bào Kupffer trong cơ chế gây bệnh ở gan; gần đây, nhờ vào những thành tựu vượt trội của ngành công nghệ sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã ứng dụng thành công tinh chất Wasabia và S.Marianum thiên nhiên giúp kiểm soát hiệu quả hoạt động của tế bào Kupffer.
Nghiên cứu tại Nhật và Đức cho thấy, việc sử dụng Wasabia và S. Marianum giúp kiểm soát tế bào Kupffer trước tác động của các hóa chất độc hại, vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng…, làm giảm trên 50% các chất gây viêm như TNF-α, TGF-β, Interleukin… sau 6 tuần. Nhờ đó, hạn chế được quá trình viêm và tổn thương gan, ngăn chặn hình thành các mô sợi gây xơ gan. Đồng thời, Wasabia và S. Marianum còn giúp tăng gấp 3 lần loại protein bảo vệ cơ thể là Nrf2 chỉ sau 6 giờ, kiểm soát tế bào Kupffer, tăng cường khả năng khử độc, bảo vệ gan và tái tạo các tế bào gan bị hư hại.
“Như vậy, bên cạnh việc hạn chế tối đa các loại thực phẩm "bẩn", kiểm soát tế bào Kupffer trước sự tấn công của các độc chất là giải pháp đột phá mới và khoa học trong việc chủ động chống độc, bảo vệ gan”, PGS Hoàng nhấn mạnh.
PV/Báo Gia đình & Xã hội

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 12 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 12 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 20 giờ trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?
Sống khỏe - 1 ngày trướcTrà kỷ tử là thức uống được nhiều người yêu thích vậy uống nước kỷ tử thường xuyên có tác dụng gì?

Top 10 loại trái cây khô và hạt giàu canxi tốt cho xương
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcNgoài sữa và các sản phẩm từ sữa thì trái cây khô và hạt cũng chứa nhiều canxi. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho những người không dung nạp lactose, người ăn chay hoặc đơn giản là muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp canxi giúp xương chắc khỏe.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 1 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

3 không khi ăn mướp
Sống khỏe - 1 ngày trướcBạn tuyệt đối không ăn mướp có vị đắng, nấu chưa chín hoặc đã quá già.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.