Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách bổ sung vi chất cho trẻ: Tuổi nào? Nên ưu tiên bổ sung vi chất gì?

Thứ năm, 08:00 15/07/2021 | Sống khỏe

TS.BS Phan Bích Nga - Giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn Trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhận định: Sai lầm của bố mẹ thường đến từ việc bổ sung thiếu hoặc thừa các vi chất.

Cách bổ sung vi chất cho trẻ: Tuổi nào? Nên ưu tiên bổ sung vi chất gì? - Ảnh 1.

Vậy làm thế nào để bổ sung đủ vi chất không thừa không thiếu vào đúng thời điểm vàng cho con. Cùng tham khảo những chia sẻ của TS.BS Phan Bích Nga ngay sau đây bố mẹ nhé!

Giai đoạn: Trẻ sơ sinh 0-6 tháng tuổi

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh tuy nhiên theo lời khuyên của TS.BS Phan Bích Nga: Để đảm bảo trẻ tăng trưởng và phát triển toàn diện, trẻ sơ sinh nên bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất sau:

Vitamin D3

TS.BS Phan Bích Nga cho biết: Vitamin D3 rất quan trọng với trẻ sơ sinh, giúp tăng hấp thụ canxi từ đó giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu và răng chắc khỏe, tránh nguy cơ còi xương, nhiễm trùng đường hô hấp, chứng tăng trưởng chậm hay biến dạng xương như chân vòng kiềng.

Trẻ sơ sinh trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên bổ sung vitamin D3 hàng ngày liều 400 IU, đặc biệt với những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn nên bổ sung vitamin D3 nhiều hơn trả uống sữa công thức. Vì sữa mẹ chứa hàm lượng vitamin D3 rất thấp hoặc gần như là không có, còn trẻ uống sữa công thức thì 100ml thông thường sẽ chứa khoảng 40 IU vitamin D3, như vậy trung bình trẻ dùng 1000 ml sữa trở lên mới không cần bổ sung, còn thấp hơn thì tùy vào lượng sữa bé uống nên bổ sung thêm cho bé từ 200 - 400 IU vitamin D3.

Vitamin K

Đây là vitamin cần thiết và được bổ sung qua mũi tiêm ngay sau khi trẻ chào đời cho dù bé có bú mẹ hay không. Việc bổ sung vitamin K có ý nghĩa phòng chứng máu khó đông.

Cách bổ sung vi chất cho trẻ: Tuổi nào? Nên ưu tiên bổ sung vi chất gì? - Ảnh 2.

Trẻ cũng cần được bổ sung vi chất ngay từ giai đoạn sơ sinh.

Giai đoạn: Sau sơ sinh

Theo TS.BS Phan Bích Nga: Nếu trẻ có chế độ ăn của trẻ đầy đủ và đa dạng với số lượng thực phẩm 1 ngày được cung cấp từ 15-20 loại thì cơ thể sẽ được cung cấp đủ vi chất cần thiết trừ vitamin D3 không thể tự tổng hợp hoặc tổng hợp với số lượng không nhiều nên ít nhất cần được bổ sung đến 1 tuổi.

Tuy nhiên, một số trường hợp như trẻ sinh non, sinh đôi, trẻ biếng ăn, trẻ trong giai đoạn có tốc độ tăng trưởng nhanh (lớn nhanh), chất lượng bữa ăn không đảm bảo, không được bú sữa mẹ, bị suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài, rối loạn hấp thu, mắc các bệnh về gan, mật… sẽ dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất và tùy từng trường hợp mà bổ sung vi chất khác nhau. Hoặc trẻ trong độ tuổi tiền dậy thì, dậy thì, trẻ mới ốm dậy,… có nhu cầu dinh dưỡng cũng như nhu cầu vi chất cao mà chế độ ăn không đáp ứng đủ thì có thể bổ sung thêm.

Cách bổ sung vi chất cho trẻ: Tuổi nào? Nên ưu tiên bổ sung vi chất gì? - Ảnh 3.

Càng lớn trẻ càng có nhu cầu vi chất cao để phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Và đây là một số vitamin, khoáng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh và toàn diện của trẻ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý:

Vitamin A

Vitamin A liều cao nên được bổ sung định kỳ cho trẻ từ 6-36 tháng để phòng tránh các bệnh do thiếu hụt vitamin A như: chậm lớn, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, tăng nguy cơ tử vong, khô mắt dẫn tới hậu quả mù loà.

Kẽm

Theo báo cáo tổng điều tra dinh dưỡng 2019-2020, tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam vẫn rất cao, gần 60% nhóm trẻ em 6-59 tháng tuổi đang thiếu kẽm. Nếu thiếu kẽm cơ thể trẻ sẽ chậm và ngừng phát triển, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng . Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn, dễ ốm.

Cách bổ sung vi chất cho trẻ: Tuổi nào? Nên ưu tiên bổ sung vi chất gì? - Ảnh 4.

Bé con chẳng hứng thú ăn uống, nguyên nhân có thể do thiếu kẽm

Canxi, vitamin D3, K2

Trước đây khi muốn tăng chiều cao cho con, phụ huynh chỉ chú trọng tới Canxi. Nhưng khoa học hiện đại đã chứng minh thế là chưa đủ. Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung cả bộ 3 Canxi - D3 - K2 sẽ giúp tăng khả năng hấp thu và lắng đọng canxi tại xương tốt hơn, giúp xương răng chắc khỏe và chiều cao của trẻ sẽ được phát triển tối đa. Bên cạnh canxi cần bổ sung đầy đủ đa vi chất như yếu tố sắt, kẽm để tăng cường tác dụng phát triển chiều cao. TS.BS Phan Bích Nga cũng lưu ý các bậc phụ huynh: Nhu cầu canxi của tuổi vị thành niên (10-18 tuổi) là 1000mg, cao gấp đôi so với lứa tuổi nhỏ hơn.

Sắt

Thường thì cơ thể trẻ sơ sinh từ 0-4 tháng tuổi đã có đủ lượng sắt nhờ dự trữ ở giai đoạn cuối thai kì và lấy một lượng nhỏ trong sữa mẹ. Tuy nhiên sau 4 tháng tuổi nồng độ sắt giảm dần và từ sau 6 tháng tuổi trẻ bắt đầu ăn dặm tỷ lệ trẻ thiếu sắt sẽ rất cao, các chuyên gia nhi khoa khuyến nghị nên bổ sung chất sắt cho bé dưới dạng lỏng với liều 1mg/kg/ngày cho đến khi trẻ nhận đủ sắt trong đồ ăn. Khi trẻ đạt mốc 1 tuổi, cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra vi chất sắt định kỳ hoặc chủ động bổ sung liều sinh lý cho trẻ.

Đảm nhiệm vai trò tạo hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể nên nếu thiếu sắt trẻ dễ thiếu máu. Đôi khi trẻ không có biểu hiện thiếu máu rõ ràng. Nhưng khi thấy các triệu chứng: da tái nhợt, tim đập nhanh, trẻ mệt mỏi, thiếu tập trung, kén ăn và thể trạng kém thì bố mẹ nên có những biện pháp can thiệp kịp thời tránh cho trẻ phải đối mặt với nhiều vấn đề về sự phát triển của cơ và não.

Trong giai đoạn trẻ biếng ăn cần tránh để tránh tình trạng biếng ăn kéo dài gây thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ.

Tìm hiểu về các sản phẩm bổ sung vi chất tại: Website: https://fitobimbi.vn/

Fanpage: Fitobimbi

Youtube: Fitobimbi – Chăm sóc sức khỏe bé yêu

Tổng đài CSKH: 1800.8070 (miễn cước)

Fitobimbi vi chất: Đồng hành cùng sự phát triển của bé

photo-4

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 9 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 9 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

Có phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong

Sống khỏe - 17 giờ trước

Liên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi

Sống khỏe - 21 giờ trước

Người mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Top