Cách chống lở loét cho người bệnh mùa lạnh
GiadinhNet - Trời trở lạnh, việc chăm sóc người bệnh nằm giường lâu ngày rất vất vả vì chỉ cần nằm bất động một thời gian ngắn cũng khiến người bệnh bị viêm da, lở loét, thậm chí thối thịt. Vậy bạn phải làm gì?
Loét xuất hiện chỉ một thời gian ngắn nằm bất động
Ông Nguyễn Văn Tình (ở Hoài Đức, Hà Nội) bị tai biến liệt nửa người phải nằm một chỗ điều trị, chiếc chân không vận động bị teo rất đau nhức, chị Nguyễn Thị Thoa đã đưa bố về nhà thuê cô giúp việc và cả y tá làm vệ sinh hàng ngày. Mặc dù đã cẩn thận như thế, vậy mà bố chị vẫn đã bị loét ở vùng mông.
BS Đặng Quế (nguyên bác sĩ Bệnh viện Việt Đức) cho biết, nhiều người bị tai biến hoặc tai nạn liệt nửa người, nhẹ hơn là liệt chân tay… nếu không được vận động thì rất dễ bị loét da, sau này có thể thối các mảng thịt, đứt gân, nhiễm trùng vết loét. Loét là do vùng da của lưng, chân, mông, gáy liên tục bị tì đè, phát sinh một độ nóng ẩm nhất định lên một vùng da liên tục. Nếu bệnh nhân hay nằm ngửa, vùng dễ loét là sau ót, xương cùng, hai bên xương bả vai, hai cùi chỏ, hai gót chân. Nếu nằm nghiêng phía nào thì vùng thái dương, phía ngoài và trong đầu gối, mắt cá ngoài bên đó trực tiếp bị ảnh hưởng. Nếu bệnh nhân ngồi, sẽ ảnh hưởng đến phần xương nhô ra (y học gọi là ụ ngồi xương chẩm).
Theo BS Đặng Quế, khi thấy dấu hiệu loét xuất hiện nốt đỏ ở da các vùng dễ bị loét (xương chậu, xương hai bên vai sau lưng, xương cổ, đầu, bắp chân, gót chân), da ngứa rát, nóng, vết thương lan rộng, làm miệng mưng mủ dịch - hình thành các miệng loét, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của người bệnh… thì cần ngăn chặn sớm.
Không để ga, gối, giường ẩm mốc vì rất dễ tạo các vết loét. Thay khăn trải giường và gối nằm 1 lần/ngày để giảm cơ hội gây loét. Luôn giữ phòng nằm, giường y tế khô thoáng và năng đổi tư thế gối. Thường xuyên lật người bệnh, vệ sinh (lau khô mồ hôi, làm mát ngay vùng hay bị tì đè). Khi massage, chà xát lưng nên dùng dầu massage, lotion để thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm loét, kiểm tra xem bệnh nhân có vết loét không.
Theo hướng dẫn của BS Đặng Quế, ngay khi có sự xuất hiện một vùng da nào đó bị đỏ, nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó để kích thích sự tuần hoàn máu. Giữ vùng da đó luôn khô thoáng sạch sẽ. Nếu đã bị loét, cần thay băng và chăm sóc mỗi ngày, thường xuyên quan sát vết loét, thay đổi tư thế người bệnh khoảng 2h một lần để tránh hiện tượng lan rộng. Vết loét có bề mặt lớn cần phải được bác sĩ điều trị tư vấn dùng thuốc để không gây đau đớn cho người bệnh.
Vật dụng nào nên dùng để chống loét?
Giường chống loét
Theo chị Lê Minh, nhân viên tư vấn Y khoa Kim Minh, mùa lạnh những chiếc giường y tế giúp rất nhiều trong việc chống lở loét, vệ sinh, dưỡng bệnh. Trên thị trường có các loại giường bệnh thiết kế đặc biệt phục vụ người bệnh gọi là giường bệnh tay, giường điện y tế hỗ trợ bệnh nhân động tác thay đổi vị trí, thay bỉm, cho ăn, vệ sinh cá nhân...
Giường y tế nâng đầu dưỡng bệnh đơn giản nhất, chỉ nâng đầu bằng tay kéo để nâng một phần thân thể người bệnh lên cao, thay đổi cơ thể bằng nhiều tư thế khác nhau giúp chống mỏi mệt, thoải mái. Giường có loại có tay quay bằng inox, thép sơn tĩnh điện hoặc dùng động cơ điện có xuất xứ nước ngoài giá khá cao (từ 2.500 USD trở lên).
Giường bệnh 1 tay quay dùng cho những người bị gãy xương đùi, bệnh lý nhẹ. Giường bệnh y tế 2 tay quay giúp nâng người bệnh phần đầu và phần chân, dùng để dưỡng bệnh nặng như tai biến, suy tim, cao huyết áp… Giường bệnh 3 tay quay để chăm sóc điều trị bệnh nhân tại nhà, dưỡng bệnh, chống nhiễm khuẩn và cần di chuyển. Giường có chức năng tay quay thứ 3 nâng người bệnh lên cao hơn 420 - 600mm.
Khi chọn giường, bạn nên chọn giường có chiều cao đến ngang thắt lưng là hợp lý, có đầy đủ dụng cụ chăm sóc và tắm rửa người bệnh như cây truyền dịch (giăng mùng), có vây giường, có bánh xe. Nên kiểm tra độ an toàn trước khi mua và sử dụng. Tùy bệnh mà chọn giường có bô vệ sinh, hoặc loại không bô (nhưng chọn loại lấy ra được dễ dàng).
Nệm chống loét
Nệm chống loét dày 5-8cm, dùng máy bơm hơi căng phồng có van đảo chiều đặt trực tiếp lên giường bệnh. Nệm vừa ngăn ngừa loét, vừa massage lưng để bệnh nhân, luôn giữ nhiệt độ ở 27 - 28oC ngăn sự tì đè liên tục của cơ thể nhờ các múi bong bóng và những rãnh thoáng khí trên mặt nệm lưu thông. Không khí trong nệm cũng đảo chiều liên tục, nệm phồng căng nên cơ thể không bị nằm tì đè một chỗ, ngăn chặn hình thành vết loét ở giai đoạn đầu. Nệm chống loét làm vệ sinh dễ dàng, chỉ cần rút phần ống cao su ra khỏi máy, chờ nệm xẹp xuống là làm sạch.
Miếng dán chống loét
Có thể mua và sử dụng các miếng dán chống loét. Hiệu quả và an toàn được nhiều người chuộng là miếng dán chống loét ion carbon bạc. Miếng dán này giúp hút và làm khô nhanh vết thương, lên da non trở lại. Một miếng dán chống loét ion carbon bạc có thể sử dụng nhiều lần trong 2-4 tuần là vết loét có thể không bị nhiễm trùng và lành nhanh chóng vết loét. Miếng dán sử dụng dễ dàng, chỉ cần sát khuẩn vết thương, để khô rồi áp miếng dán như hướng dẫn, miếng dán tự hút mủ dịch, chống nhiễm trùng.
Ngay khi có sự xuất hiện một vùng da nào đó bị đỏ, nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng da đó để kích thích sự tuần hoàn máu. Giữ vùng da đó luôn khô thoáng sạch sẽ. Nếu đã bị loét cần thay băng và chăm sóc mỗi ngày, thường xuyên quan sát, thay đổi tư thế người bệnh khoảng 2h một lần để tránh hiện tượng lan rộng. Vết loét có bề mặt lớn cần phải được bác sĩ điều trị tư vấn dùng thuốc để không gây đau đớn cho người bệnh.
BS Đặng Quế
Uyển Hương/Báo Gia đình & Xã hội
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 3 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 4 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 5 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 5 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 5 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.