Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách để an toàn khi đi máy bay giữa mùa dịch COVID-19

Thứ ba, 07:00 10/03/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Việc những hành khách dương tính với COVID - 19 khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ lây nhiễm khi bay cùng chuyến? Do đó, trong thời điểm này đi lại bằng máy bay làm sao để an toàn?

Cách để an toàn khi đi máy bay giữa mùa dịch COVID-19 - Ảnh 1.
Cách để an toàn khi đi máy bay giữa mùa dịch COVID-19 - Ảnh 2.

Dùng khăn giấy khử trùng lau sạch các bề mặt cứng như bàn đựng đồ ăn, tay vịn, điều khiển màn hình tivi, khóa cài dây an toàn… là biện pháp tự bảo vệ mình khi đi máy bay. Ảnh: Internet

Nguy cơ lây nhiễm khi bay thế nào?

Đến chiều tối 9/3, Việt Nam đã có thêm 1 ca dương tính với COVID-19. Trước đó, ngày 8/3, Bộ Y tế công bố 8 trường hợp dương tính với COVID - 19 ở Việt Nam. Các ca bệnh mới là hành khách nước ngoài cùng chuyến bay VN0054 với bệnh nhân thứ 17. Hiện ở nước ta số ca bệnh COVID-19 đã lên 31, trong đó 16 người đã được điều trị khỏi hoàn toàn, 15 ca đang được điều trị cách ly, tình trạng sức khỏe ổn định. Lây nhiễm COVID-19 khi bay trước đó cũng đã có một hành khách Nhật Bản dương tính COVID-19 quá cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất khiến 73 hành khách cùng chuyến bay phải cách ly.

Việc những hành khách cùng chuyến bay bị dương tính với COVID-19 khiến nhiều người quan tâm về nguy cơ lây nhiễm khi bay cùng chuyến có đáng ngại. Cùng với đó, trong thời điểm này đi lại khi đi máy bay làm sao để an toàn là điều cũng rất nhiều người chú ý.

Liên quan đến vấn đề này, BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Thần kinh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP Hồ Chí Minh) cho rằng, với ca bệnh 17 có khả năng lây trên máy bay nhưng có thể trên máy bay khác. Tất cả những người phát hiện mới sau này là người nước ngoài có thể lây trên máy bay hoặc ở nước nội tại của họ. Việc nhiễm COVID-19 trên máy bay là có thể xảy ra, nhất là khi mầm bệnh có thể sống trên bề mặt trong một khoảng thời gian dài.

Lây nhiễm chéo trên máy bay khả năng là do không gian kín, mọi người ngồi rất gần với nhau. Các hành khách cũng không chỉ ngồi yên một chỗ trong suốt chuyến bay, bởi họ còn có thể di chuyển, đi vào nhà vệ sinh… Tuy nhiên, hành khách đi máy bay cũng không nên quá lo lắng, hoang mang. Đã có trường hợp tiếp viên hàng không đi rất nhiều, tiếp xúc với rất nhiều hành khách, thậm chí có hành khách bị nhiễm bệnh nhưng họ vẫn an toàn, không bị nhiễm vì thực hiện đúng cách phòng bệnh. Hơn nữa còn tùy vào sức đề kháng của từng người.

Trước đó, tại cuộc họp khẩn sau khi Hà Nội xuất hiện ca bệnh đầu tiên, ông Trần Đắc Phu (cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế cộng đồng Việt Nam) cũng đã phân tích, người bệnh thứ 17 đi máy bay về nước khả năng lây lan trên máy bay hạn chế hơn so với lây nhiễm trong phòng kín hay tiếp xúc gần ở ngoài trời. Vì vậy, mọi người không nên quá hoang mang.

Các hãng hàng không cũng được khuyến cáo thường xuyên khử trùng, vệ sinh máy bay. Chuyến bay chở người từ vùng dịch về hoặc chở người nghi nhiễm COVID-19 đều được khử trùng, vệ sinh sạch sẽ để diệt virus.

Để an toàn trên máy bay

BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo, trong thời điểm này mọi người cần suy nghĩ kĩ khi lên kế hoạch đi du lịch, nhất là ai có triệu chứng ho, sốt. Mọi người nên hạn chế đi lại, tới nơi đông người, nơi công cộng, nhà ga, sân bay trừ trường hợp bất khả kháng không trì hoãn được. Nếu là người có nguy cơ đi từ tỉnh này đến tỉnh khác thì cần phải có trách nhiệm với chính nơi mình tới.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), COVID-19 không tự lây truyền qua không khí. Ba đường lây cơ bản của bệnh là lây qua việc tiếp xúc với giọt nước bọt từ người ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp; lây trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh, bắt tay người bệnh nếu không thực hiện biện pháp phòng bệnh, rửa tay với xà phòng; và lây truyền từ bề mặt đã nhiễm bẩn chứ không phải qua hít thở bình thường khi đi cùng chuyến bay.

Để đảm bảo an toàn, những biện pháp thông thường như các cơ quan y tế đã hướng dẫn là điều mọi người cần phải thường xuyên làm. Trên máy bay cần đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay, rửa tay thường xuyên bằng dung dịch nước rửa tay khô, súc miệng. Nếu ho hoặc hắt hơi, che mặt bằng khăn giấy rồi rửa tay sạch sẽ nên bạn cần chuẩn bị cho mình khăn ướt. Thói quen sờ tay lên mặt mình, nhất là vùng mắt, mũi, miệng cần phải bỏ.

Trên chuyến bay, nếu sử dụng nhà vệ sinh hãy rửa tay kỹ bằng xà phòng và dùng khăn giấy để mở cửa. Không nên dùng nước từ bồn rửa mặt để súc miệng hay đánh răng. Dùng khăn giấy khử trùng lau sạch các bề mặt cứng như bàn đựng đồ ăn, tay vịn, điều khiển màn hình tivi, khóa cài dây an toàn…

 Phương Thuận

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 1 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 2 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Đi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao

Sống khỏe - 23 giờ trước

Magiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp

Sống khỏe - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

Top