Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách đơn giản để trị chứng mất ngủ

Chủ nhật, 11:15 13/10/2013 | Sống khỏe

Mất ngủ làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Có một số người lớn tuổi, hằng đêm chỉ ngủ 2 - 3 giờ rồi thức dậy, cũng có những người còn trẻ nhưng bị chứng ngủ ít.

Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng bởi giấc ngủ ít - nhiều tùy thuộc vào cá nhân từng người, không ai giống ai. Cá biệt, trên thế giới, có những trường hợp hầu như không ngủ chút nào nhưng họ vẫn sống và sinh hoạt bình thường; ngược lại, có những người chỉ thiếu giấc ngủ trưa 15 - 20 phút thôi, thì cả buổi chiều không thể làm được việc gì. Nếu cuộc sống bị ảnh hưởng do sự thiếu ngủ thì chúng ta cần phải tìm cách hiệu quả để khắc phục.

Cách đơn giản để trị chứng mất ngủ   1

Có thể sử dụng tim sen để làm món ăn bài thuốc giúp trị mất ngủ

Mất ngủ kinh niên không đến nỗi gây nguy hiểm tính mạng, nhưng cũng không dễ cải thiện tình trạng. Trước tiên, chúng ta cần loại bỏ những nguyên nhân thông thường xảy ra trong cuộc sống, có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ (chẳng hạn như lo âu thái quá). Tiếp theo, hạn chế dùng những thực phẩm có tính cay, nóng, hay có tính kích thích như gia vị, cà phê, nước uống tăng lực. Thêm nữa là chú ý đến môi trường: với một phòng ngủ mát mẻ, không tiếng ồn, có ánh sáng vừa phải, tiếng nhạc êm dịu, là những yếu tố giúp chúng ta dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Nếu sau khi đã thực hiện, khắc phục tốt những điều nói trên, mà bạn vẫn bị mất ngủ, thì có thể dùng một vài cách dưới đây như một liệu pháp hỗ trợ:

- Lấy dây hồng tiên cắt ngắn, phơi khô, sao vàng. Mỗi lần dùng đem nấu 1 lít nước với 100 - 200 gr hồng tiên, giữ ấm, chia ra vài lần uống hết trong ngày.

- Tim sen, hoa hòe, thảo quyết minh với liều lượng bằng nhau. Đem sao cho thơm tim sen và hoa hòe; còn thảo quyết minh sao vàng đậm một chút. Hợp chung 3 thứ lại và đem hãm với nước sôi, uống thay cho nước uống trong ngày. Mỗi lần hãm 50 gr cho 1 lít nước.

Ngoài ra, những người mất ngủ có thể dùng bài thuốc dưới đây sắc (nấu) uống, gồm các vị thuốc: sinh địa (4 chỉ), hoài sơn (2 chỉ), mạch môn 3 chỉ (bóc bỏ lõi), viễn chí 2 chỉ (bỏ lõi tẩm nước cam thảo sao vàng), huyền sâm (3 chỉ), đơn sâm (3 chỉ), thạch xương bồ (1 chỉ), hắc táo nhân (2 chỉ), bá tử nhân (1 chỉ), phục thần (5 chỉ), hắc đơn bì (3 chỉ), thiên môn (2 chỉ), hoa kỳ sâm (2 chỉ), sa sâm (2 chỉ), bạch truật (5 chỉ) (sao với cám gạo), 15 hạt ngũ vị tử, trần bì (vỏ quít) 1 chỉ, táo đỏ 5 trái và 5 lát gừng tươi. Mỗi thang sắc 2 lần, nước thứ nhất sắc với 3 chén nước, sắc còn lại 1 chén; nước thứ hai sắc với 2,5 chén nước, sắc còn 2/3 chén. Hòa chung hai nước sắc lại rồi chia 2 lần uống trong ngày.

Lưu ý: Những người có bệnh khác đi kèm thì cần phải tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng các bài thuốc nói trên.
 
Theo Thanh Niên
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày

Bệnh thường gặp - 16 phút trước

Đi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Rất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

Sống khỏe - 8 giờ trước

Một số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 23 giờ trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 1 ngày trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 1 ngày trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Top