Cách phòng tránh các bệnh dễ gặp khi trời nồm
GiadinhNet - Trời nồm, độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển là nguyên nhân chính khiến các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm phế quản… có dịp tăng mạnh.
Hô hấp là nhóm bệnh hàng đầu
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai) cho biết, thời tiết nồm ẩm kéo dài mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Thời điểm này cũng là điều kiện thuận lợi dễ phát tán mầm bệnh trong không khí, lan truyền bệnh từ người này sang người khác. Trẻ em và người già, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi có sức đề kháng kém là đối tượng hay mắc bệnh. Nhóm bệnh hàng đầu hay gặp khi thời tiết nồm ẩm là các bệnh viêm đường hô hấp cấp tính như: Dị ứng đường hô hấp, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm khí quản, phế quản cấp… với các biểu hiện như sốt, chảy mũi, ho, khò khè. Đặc biệt, với những trẻ có cơ địa dị ứng, bị hen phế quản rất dễ lên cơn hen trong thời tiết này do tác động của không khí ẩm, lại thêm tác nhân nấm mốc ở ngay trong nhà.
Sốt virus cũng là một bệnh thường phát ở trẻ em mùa nồm. Khi trẻ em mắc bệnh này sẽ có tình trạng ho, sốt kéo dài. Tuy nhiên, đây là bệnh không ảnh hưởng lâu dài hay nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Bệnh có thể khỏi nhanh nếu được chăm sóc tốt.
Theo thống kê ở Khoa Nhi (BV Bạch Mai), số bệnh nhi đến khám tuy không tăng đột biến, nhưng lại rất đáng chú ý bởi bệnh tập trung vào nhóm bệnh viêm phổi, tiểu phế quản, hen là chủ yếu, tăng 30% so với ngày thường. “Bệnh hô hấp nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Nó có thể trở thành bệnh mãn tính. Trẻ bị viêm tiểu phế quản với những cơn ho dai dẳng dễ làm phù nề đường thở gây khó thở, trong khi việc điều trị phải rất kiên trì tái khám nhiều lần do bệnh không đặc hiệu với kháng sinh”, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo.
Theo ThS.BS Nguyễn Thành Nam, Phó Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), ngoài các bệnh liên quan đến hô hấp, thời tiết nồm ẩm cũng hay gặp trẻ mắc bệnh tiêu chảy cấp. Bệnh có thể do vi khuẩn, do vi nấm, do ký sinh trùng hoặc do nhóm virus đường ruột, đặc biệt là virus rota. Bệnh tiêu chảy do virus rota có thể gặp quanh năm nhưng thường gặp nhất vẫn là mùa ẩm. Ngoài ra còn hay gặp các bệnh sởi, thủy đậu…
Thủy đậu là bệnh do virus gây nên với biểu hiện là các nốt tròn nhỏ khắp cơ thể, gây ngứa rồi chuyển thành mụn nước và khô đi sau 5 – 7 ngày. Căn bệnh này rất dễ lây nhiễm nhất là trong điều kiện thời tiết nồm, ẩm ướt, khi chúng ta tiếp xúc với nguồn bệnh, kể cả qua đường hô hấp.
“Đối phó” với thời tiết nồm
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho hay, để phòng tránh các căn bệnh đường hô hấp, cần giữ ấm cho cơ thể cho trẻ, đeo khẩu trang khi đi đường và đến chỗ đông người. Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết… Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống phù hợp cho trẻ, tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh; đưa con đi tiêm phòng đầy đủ để tạo miễn dịch cho trẻ. Khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sốt, sổ mũi, khó thở… cần cho trẻ đi khám kịp thời.
ThS.BS Nguyễn Thành Nam khuyến cáo, bệnh thủy đậu không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách, có thể gây nhiễm trùng, để lại sẹo, thậm chí dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm màng não… Cách tốt nhất là hãy phòng chống thủy đậu ngay từ đầu bằng việc tiêm chủng đầy đủ, tránh tiếp xúc với nguồn bệnh. Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, không nên kiêng tắm hay tắm các loại lá, chọc các nốt bỏng nước sẽ dễ khiến trẻ bị nhiễm trùng. Trước và sau khi chăm sóc trẻ, người chăm sóc cũng cần vệ sinh tay để tránh sự lây nhiễm từ nơi này sang nơi khác, từ người này sang người khác. Nếu trẻ có những biểu hiện sốt cao liên tục, trẻ bị viêm phổi bội nhiễm như phát hiện thở nhanh, rối loạn tinh thần, kích thích, nôn, tiêu chảy… cần đưa đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cha mẹ có thể kiểm soát dấu hiệu bệnh nặng lên theo nhịp thở nhanh. Trẻ dưới 2 tháng, nhịp thở nhanh khi nhịp thở của trẻ trên 60 lần; 2 tháng - 1 tuổi, nhịp thở nhanh khi trên 50 lần; trẻ trên 1 tuổi đến 5 tuổi, nhịp thở nhanh khi trên 40 lần. Trẻ sốt được điều trị nhưng không thuyên giảm, ăn uống kém, trẻ bị li bì hoặc kích thích… gia đình cần đưa đi cơ sở y tế.
Các chuyên gia khuyến cáo, những ngày trời nồm, ẩm, tiết trời thường chuyển hóa rõ rệt vào 3 buổi trong ngày, buổi sáng lạnh, trưa nắng ấm, tối trời lại trở lạnh nên trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh. Nếu cho trẻ mặc quá nhiều quần áo, hoạt động nhiều khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, dễ bị cảm lạnh. Do đó, cha mẹ cần phải chú ý mặc quần áo cho trẻ hợp lý khi đi học.
Để tránh mắc bệnh thời tiết nồm ẩm như hiện nay, cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra phản ứng cơ thể của trẻ. Trẻ cần được uống đủ nước và ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, ăn nhiều hoa quả để tăng sức đề kháng, phòng bệnh. Nếu độ ẩm không khí tăng cao, hãy đóng kín cửa để hạn chế không khí ẩm vào nhà. Làm khô không gian sống bằng máy hút ẩm, không lau nhà bằng khăn ướt mà dùng các khăn khô thấm hút nước tốt lau khô sàn nhà, không phơi quần áo ướt trong nhà. Thay chăn ga thường xuyên để phòng ẩm, nấm mốc.
Trời nồm quần áo khi mặc nên sấy, là khô nhằm loại bỏ những dị nguyên có thể gây cơn hen phế quản. Tuyệt đối không được mặc quần áo ẩm cho trẻ.
Cần giặt giũ, phơi khô ráo những vật dụng trẻ hay tiếp xúc. Trong phòng không nên sử dụng thảm trải sàn.
Đặc biệt cần chú ý tới những tủ sách lâu năm trong gia đình. Đã có nhiều trường hợp lên cơn hen cấp tính phải nhập viện sau khi chơi, đọc những quyển sách đó hít phải bụi, mốc từ sách và lên cơn hen. Gầm giường, tủ cũng cần để thoáng tránh mọc nấm mốc không biết.
Hà My

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 33 phút trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 7 giờ trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 10 giờ trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Người phụ nữ 64 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư đại tràng di căn phổi từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư đại tràng di căn phổi có dấu hiệu bị táo bón liên tục trong khoảng 3 tháng, trước khi phát hiện bệnh.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.