Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cách thực hiện bữa ăn lành mạnh cho người đái tháo đường

Thứ năm, 17:00 27/02/2025 | Bệnh thường gặp

Người bệnh đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Do vậy, bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng để duy trì đường huyết ở mức an toàn.

Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quản lý bệnh đái tháo đường nói chung và là phương pháp điều trị đầu tiên, lâu dài. Tất cả người bệnh đái tháo đường phải được tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp. Tuân thủ lối sống lành mạnh (dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục…) có thể giúp giảm HbA1C từ 1,0 - 1,9% đối với người bệnh đái tháo đường type 1 và 0,3 - 2,0% đối với đái tháo đường type 2 .

Nguyên tắc xây dựng khẩu phần ăn cho người bệnh đái tháo đường

Bữa ăn lành mạnh cung cấp đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng (chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất) theo lứa tuổi, bệnh lý, sinh lý, mức độ lao động của mỗi người.

Đối với người bệnh đái tháo đường, chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo 5 yếu tố: Không làm tăng đường máu nhiều sau ăn; không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn; không làm tăng các yếu tố nguy cơ (rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, suy thận…); dễ thực hiện trong mức chi phí không quá đắt đỏ và giúp người bệnh duy trì mức cân nặng lý tưởng.

Những người bệnh đái tháo đường ở nhóm lao động nhẹ và vừa có thể có tổng mức năng lượng từ 30 - 35 kcal/kg/ngày, nhóm lao động nặng từ 35 - 40 kcal/kg/ngày, nhóm những người béo phì nên hạn chế từ 24 - 26 kcal/kg/người. Tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh đái tháo đường được xác định cụ thể như sau:

- Carbohydrate: Tỉ lệ năng lượng do carbohydrate cung cấp 50 - 60% tổng năng lượng; ưu tiên các thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) thấp.

- Protein: Với người bệnh đái tháo đường có chức năng thận bình thường, năng lượng do protein cung cấp 15-20% tổng năng lượng; có thể thay thế đạm động vật từ thịt bằng các thực phẩm như các loại đậu, trứng, cá, gia cầm.

- Lipid: Năng lượng do chất béo cung cấp <30% tổng năng lượng; hạn chế chất béo bão <7% năng lượng khẩu phần; chất béo lành mạnh có trong các loại hạt không muối, quả bơ, dầu ô liu…

Cách thực hiện bữa ăn lành mạnh cho người đái tháo đường- Ảnh 1.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn nhiều rau xanh trong các bữa chính.

- Chất xơ: 14g/1000kcal. Những thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây… rất thích hợp cho người bệnh đái tháo đường, do những thực phẩm này ít làm tăng đường huyết sau khi ăn.

- Natri: Người bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều muối, dưới 5g/ngày, giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.

Đối với nhu cầu ăn nhẹ (bữa phụ), người bệnh cần lắng nghe tín hiệu đói của cơ thể. Nếu thực sự cảm thấy đói, bữa chính ăn không đủ, luyện tập thể lực nhiều... thì nên ăn bữa phụ để tránh nguy cơ bị hạ đường huyết .

Người bệnh đái tháo đường cần duy trì 3 bữa ăn chính trong ngày. Đối với người kiểm soát tốt đường huyết không khuyến cáo chia nhỏ bữa ăn. Những bệnh nhân sử dụng thuốc kích thích insulin, tiêm insulin nếu có nguy cơ bị hạ đường huyết vào thời điểm nào trong ngày thì nên có bữa phụ vào thời điểm đó.

Thực đơn tham khảo cho người bệnh đái tháo đường

Bữa ăn

Thứ 2 + 5

Thứ 3 + 6 + Chủ nhật

Thứ 4 + 7

Sáng

Phở thịt bò:

+ Bánh phở: 180g

+ Thịt bò: 30g

+ Giá đỗ: 10g, hành lá: 3g

+ Nước béo: 5g

Bún thịt lợn:

+ Bún: 220g

+ Thịt lợn: 30g

+ Giá đỗ: 10g, hành lá: 3g

+ Nước béo: 5g

Phở thịt gà:

+ Bánh phở: 180g

+ Thịt gà: 30g

+ Giá đỗ: 10g, hành lá: 3g

+ Nước béo: 5g

Trưa

- Gạo tẻ máy: 100g - Trứng đúc đậu rán:

+ 1 quả trứng gà và ¼ bìa đậu: 100g

+ Thịt lợn băm: 40g

- Bắp cải xào: 200g

- Canh cải cúc: 30g

- Dầu thực vật: 16g

- Gạo tẻ máy: 85g

- Thịt lợn thăn sốt xì dầu: 50g

- Đậu nhồi thịt: 1 bìa đậu 100g và 10g thịt - Su hào luộc: 200g

- Canh bí: 30g

- Dầu thực vật: 6g

- Gạo tẻ máy: 85g

- Thịt kho trứng: 60g thịt lợn và 1 quả trứng gà

- Su su xào: 200g

- Canh cải cúc: 30g

- Dầu thực vật: 10g

Tối

- Gạo tẻ máy: 100g

- Thịt gà rang: 80g

- Thịt lợn thăn sốt xì dầu: 45g

- Rau cải chíp luộc: 200g

- Canh bắp cải: 30g

- Gạo tẻ máy: 85g

- Mọc thịt sốt: 30g

- Thịt lợn rim: 60g

- Cải xanh xào: 200g - Canh rau cải canh: 30g

- Dầu thực vật: 13g

- Gạo tẻ máy: 85g

- Cá trắm kho: 100g - Đậu phụ rán: ½ bìa (100g)

- Cải chíp luộc: 200g - Canh mồng tơi: 30g

- Dầu thực vật: 4g

Giá trị dinh dưỡng

- Năng lượng: 1663 kcal

- Chất xơ: 9,01g

- Protein: 76,6g (18,4%)

- Lipid: 49,2g (26,6%) - Carbohydrate: 229,3g (55%)

- Năng lượng: 1504 kcal

- Chất xơ: 10,25g

- Protein: 71,9g (19,1%)

- Lipid: 43,6g (26,1%) - Carbohydrate: 206,6g (54,9%)

- Năng lượng: 1447 kcal

- Chất xơ: 8,06g

- Protein: 71,7g (19,8%)

- Lipid: 39,2g (24,3%)

- Carbohydrate: 202g (55,8%)


TS. BS. Nguyễn Trọng Hưng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Nam thanh niên 22 tuổi ở Hà Nội suýt mất khả năng vận động vì chủ quan với dấu hiệu này trong lúc chơi thể thao

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rách sụn chêm quai xô là một tổn thương nặng, hiếm gặp ở người trẻ, cần can thiệp sớm để tránh biến chứng.

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

8 tư thế yoga tăng cường sức khỏe khi trời nắng nóng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Thời tiết đang chuyển dần sang mùa hè nắng nóng và cơ thể cũng cần thay đổi để thích ứng. Thực hiện các tư thế yoga vừa giúp kéo giãn, vừa tăng cường sức khỏe rất thích hợp trong giai đoạn này.

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Biến chứng đáng sợ của men gan thấp nếu không được điều trị đúng

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Men gan thấp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây suy dinh dưỡng, suy gan, rối loạn chuyển hóa và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Dấu hiệu đột quỵ sớm: Cảnh báo từ cơn thiếu máu não thoáng qua

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Một số người có thể trải qua cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), nếu được xử lý kịp thời có thể giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ - nguy cơ tàn tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Top