Cách xoa cổ tay chữa ho khan, bấm huyệt lòng bàn tay trị ho có đờm
GiadinhNet - Bấm huyệt trị ho khan và các chứng ho khác là cách được coi là hiệu quả, an toàn để hạn chế cơn ho tức thời, và ngồi đâu cũng có thể dùng tay trị ho mà không cần dùng thuốc ngay.
Theo Ths. BS Trần Thuấn (Trưởng khoa Đông y, BV Xanh Pôn, Hà Nội), thời tiết thay đổi, ngồi phòng máy lạnh, hay nóng lạnh thất thường… rất dễ bị ho khan, ho có đờm. Nếu không ngăn chặn ngay thì cơn ho sẽ dài hơn, ảnh hưởng tới mọi người xung quanh, dẫn tới viêm đường hô hấp, viêm họng, viêm phế quản… - nhất là trẻ nhỏ chỉ sau 1 giờ ho đã diễn tiến bệnh rất nhanh.

Trẻ nhỏ bị ho diễn tiến bệnh rất nhanh. Ảnh minh họa.
Nhưng không phải lúc nào cũng có thuốc chặn đứng cơn ho. Đông y có cách trị dứt điểm cơn ho bằng day bấm huyệt rất dễ làm, giúp cơ thể không bị kéo dài tình trạng ho mệt mỏi và khó chịu.
Việc day ấn các huyệt vị là kích thích cơ học trực tiếp vào da thịt, thần kinh và mạch máu – nhằm thay đổi nội tiết, thể dịch, thần kinh để khí huyết lưu thông, thúc đẩy hoạt động của lục phủ ngũ tạng.
Day ấn huyệt đúng có thể ngăn chặn khá hữu hiệu cả những cơn ho do cảm cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, hoặc đã khỏi cảm cúm nhưng ho dai dẳng.

Gấp khuỷu tay để tìm huyệt Xích trạch. Ảnh minh họa.

Vị trí huyệt Xích trạch.Ảnh minh họa.
Day bấm huyệt Xích trạch
Để xác định huyệt Xích trạch cần đưa bàn tay về phía trước, khuỷu tay hơi gập. Bàn tay kia sờ vào đường ngấn khuỷu tay bạn sẽ thấy một sợi gân to - huyệt Xích trạch nằm ở điểm giao của sợi gân này với đường ngấn khuỷu tay.
Khi bị ho dùng 4 ngón tay xoa bóp quanh huyệt nóng lên. Lấy ngón cái đặt lên vị trí huyệt rồi day bấm liên tiếp 1 phút. Sau đó đổi tay.
Theo Đông y, huyệt Xích trạch có thể dùng cho các chứng ho, giúp thanh nhiệt, trị về phế quản, làm sạch phổi. Làm liên tục 4 – 5 ngày sẽ cải thiện triệu chứng ho khan, ho dai dẳng, ho có đờm, chứng khó thở… mà không phải dùng thuốc. Cách làm như sau:
- Hãy để tay duỗi trước ra, bốn ngón của tay kia vòng quay khuỷa tay, ngón cái đặt vào huyệt Xích trạch bấm liên tục 1 phút.
- Duỗi một tay, bốn ngón của tay kia đặt dưới cổ tay, ngón cái đặt vào huyệt Xích trạch bấm tiếp 1 phút.

Huyệt Khổng tối. Ảnh minh họa.
Day bấm huyệt Khổng tối, hay xoa cổ tay chữa ho
Huyệt Khổng tối nằm trên cổ tay 7 thốn, hỗ trợ điều trị các chứng bệnh của phổi như ho ra máu, ho dai dẳng, viêm họng, khan tiếng, người không toát mồ hôi, khuỷu tay đau nhức khó cử động…
Hai tay giữ trước bụng, 1 bàn tay căng ra, 1 bàn tay hướng lên trên. Với bàn tay hướng lên trên, vòng bốn ngón tay xuống dưới dùng ngón tay cái ấn vào huyệt khổng tối 14 lần. Giữ nguyên tư thế trên, lần này dùng bốn ngón tay vòng xuống dưới xoa bóp nhẹ nhàng trong vòng 1 phút.

Huyệt Thái uyên. Ảnh minh họa.
Day bấm huyệt Thái uyên
Huyệt Thái uyên nằm ở mặt quay cổ tay, ngay ngoài động mạch quay, ở chỗ lõm dưới chỏm chân quay. Xác định huyệt bằng cách hơi co bàn tay vào phía cẳng tay, tại bờ ngoài lằn chỉ cổ tay, gần xương tay quay, tạo thành 1 chỗ rất (thái) lõm, như 1 cái hố sâu (uyên) - gọi là Thái uyên, chủ trị ho có đờm, ho suyễn, ngực đau, lưng và vai đau, quanh khớp cổ tay đau… Huyệt Thái uyên còn hỗ trợ trị các cơn ho phát tác lúc nửa đêm, sáng sớm.
Đặt hai tay dưới bụng, lòng bàn tay hướng vào trong, một bàn tay hướng xuống dưới. Dùng ngón cái của bàn tay hướng xuống bấm vào huyệt thái uyên liên tục 14 lần. Đổi tay và thực hiện liên tiếp trong vòng 3 phút.
Huyệt Thái uyên có thể áp dụng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, nhưng ít lực và nhẹ nhàng hơn.
Có thể thoa thêm một chút dầu gió để cổ tay ấm lên và chặn đứng cơn ho.
Xoa bóp huyệt Thái Uyên trông như xoa bóp cổ tay trái trị ho, giúp dịu nhanh tình trạng đau rát, khô và ngứa ngáy cổ họng, cắt giảm tốt các cơn ho khan.

Dùng cây lăn, chìa khóa hỗ trợ day ấn lòng bàn tay trái trị ho. Ảnh minh họa.
Xoa lòng bàn tay trái chữa ho có đờm
Nếu bị ho có đờm, viêm họng hay đau họng thì hãy xoa bóp vùng lòng bàn tay ở phía dưới ngón áp út của bàn tay trái - có tác dụng long đờm, tan đờm, giảm sưng viêm, sớm thoát khỏi cảm giác khó chịu ở họng.
Có thể dùng công cụ hỗ trợ như chìa khóa xe, cây lăn day ấn trong lòng bàn tay trái ngay tại phía dưới ngón áp út, xoa bóp 3 phút, hoặc cho đến khi lòng bàn tay có cảm giác ấm lên thì dừng lại. Làm 3 – 4 lần/ngày là khỏi.
Việc dùng ngón tay cái của bàn tay phải xoa liên tục vào mặt trong của bàn tay trái trong 3 phút trông bề ngoài như là xoa bàn tay trái chữa ho. Nhưng thực ra là cách bấm huyệt… trị ho.
Nếu khi ho kèm theo dấu hiệu của cảm cúm, như chảy nước mũi đều kết hợp với bấm huyệt Hợp cốc.
Cách bấm huyệt trị ho trên đơn giản, dễ thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc để ngắt cơn ho ngay mà không cần dùng thuốc. Nếu có thể thì ủ ấm huyệt đạo bằng tinh dầu, cao dán để cắt giảm tình trạng ho (như ho khan, ho có đờm, ho kèm viêm họng và sốt…) an toàn, không gây tác dụng phụ.
Có thể tự xoa bóp cho chính mình, tự tìm ra các huyệt làm tương tự day bấm như day bấm cho người khác. Phương pháp này làm được cả cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh và khi làm thì làm rất nhẹ.
Sau đó nếu không có dấu hiệu thuyên giảm là đã viêm nhiễm nặng, hoặc vì bệnh lý khác nên cần phải đi khám sớm.

Nếu xoa bóp, day ấn huyệt không đỡ cần đi khám ngay. Ảnh minh họa.
Ai không nên bấm huyệt trị ho
Bấm huyệt trị ho hiệu quả, dễ thực hiện, nhưng chỉ an toàn khi được sử dụng đúng cách, đúng tình trạng bệnh. Muốn đạt hiệu quả xoa bóp, day ấn huyệt cắt cơn ho thì cần có bác sĩ có chuyên môn "cầm tay chỉ việc" đúng huyệt, rồi hãy làm theo.
Lưu ý là không phải đối tượng nào cũng có thể áp dụng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt trị ho, một số người sau không nên dùng phương pháp này như:
- Không bấm huyệt trị ho cho người bị chấn thương xương khớp, người có vết thương hở và kín vì có thể gây chấn thương và nhiễm khuẩn.
- Không tự ý day bấm các huyệt ở đốt sống cổ, cột sống, trung khu hô hấp vì dễ gây co rút cổ, bong gân cột sống, ảnh hưởng tới các cơ quan khác.
- Nếu cơ ho kéo dài, ho dai dẳng, ho kèm theo máu, nóng sốt, khó thở thì tốt nhất sớm đi khám để được bác sĩ điều trị đúng cách.
Theo Ths. BS Trần Văn Thuấn, trong thực tế ít khi dùng các phương pháp châm cứu, xoa bóp bấm huyệt đơn thuần để chữa các chứng bệnh về phế như ho, ho có đờm, ho ra máu... Các huyệt trên thuộc kinh phế, có tác dụng chữa các chứng bệnh như ho... nhưng nếu ho kéo dài và hoặc có sốt, ho ra máu... thì phải nhanh chóng đến cơ sở y tế khám bệnh. Lưu ý là những huyệt vị này chỉ giúp ngăn chặn cơn ho tức thời. Chứng ho do rất nhiều nguyên nhân, nếu xoa bóp, day ấn không thấy đỡ cần đi khám bác sĩ ngay để không tiến triển thành bệnh viêm nhiễm nặng khác.
Lưu ý khi chữa ho bằng phương pháp bấm huyệt
Chữa ho bằng phương pháp day bấm huyệt hiệu quả, nhưng cần xác định huyệt đúng để không gây biến chứng.
- Day bấm huyệt xong người ho không ăn uống đồ nguội lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, môi trường ô nhiễm.
- Năng rèn luyện thể thao, luôn giữ ấm cơ thể. Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể để nâng cao sức đề kháng.
Ngọc Hà


Làm gì khi trẻ bị viêm da?
Sống khỏe - 1 giờ trướcLàn da trẻ nhỏ rất mong manh và nhạy cảm, chỉ cần một tác động nhỏ từ môi trường cũng có thể bị tổn thương, viêm nhiễm. Vậy khi trẻ bị viêm da, cha mẹ cần làm gì để xử lý kịp thời và đúng cách, hạn chế nguy cơ biến chứng và để lại sẹo?

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.

9 dấu hiệu ban đầu cảnh báo cơ thể đang cần vitamin D
Sống khỏe - 3 giờ trướcVitamin D thiết yếu cho xương chắc khỏe và miễn dịch vững vàng nhưng tình trạng thiếu hụt lại khá phổ biến ngay cả ở vùng nhiều nắng. Dưới đây là 9 dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu hụt vitamin D.

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"
Y tế - 16 giờ trướcMay mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 1 ngày trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 1 ngày trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.