Cải thiện vòng ba chảy xệ do làm việc online trong mùa COVID
Việc ngồi quá lâu để làm việc tại nhà trong mùa dịch COVID-19, ít vận động khiến vòng ba của chúng ta có thể bị chảy xệ, da mông bị sần sùi xấu xí.
Vòng 3 và da vùng này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố di truyền. Tuy nhiên, một số yếu tố môi trường cũng có thể gây tác động đáng kể đến vòng ba. Bạn hãy cùng Sức khỏe & Đời sống tìm hiểu và khắc phục để cải thiện và bù trừ cho "yếu tố cơ địa".
Vì đâu vùng mông bị chảy xệ, xấu xí?
Khi chúng ta duy trì thói quen làm việc tĩnh tại trong thời gian dài, vùng mông ở trong trạng thái "im lìm", sẽ bị tích tụ mỡ và chảy xệ, được gọi là "hội chứng mông bất động". Hơn nữa, khi cơ vùng mông bị bất động sẽ dẫn đến sự giảm chuyển động của vùng chậu trong quá trình xoay của xương chậu khi vận động, gây ra sự nén ép ở thắt lưng, từ đó dẫn đến đau lưng.
Các thay đổi này khiến cho cơ thể mệt mỏi, xương khớp đau nhức, giảm sự tự tin và dẫn tới sự thụ động hơn trong các sinh hoạt hàng ngày. Điều này thường gặp ở những người làm việc văn phòng, phải ngồi nhiều, nhất là khi phải tăng cường làm việc online trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.
Duy trì thói quen làm việc tĩnh trong thời gian dài không chỉ ảnh hưởng đến xương khớp mà còn khiến vòng ba bị lão hóa nhanh chóng.
Ngoài ra, nhiều người có sở thích mặc quần, tất (vớ) ôm sát hoặc được làm bằng các chất liệu thô ráp như len, dạ, nylon v.v… cũng có thể gây ra các tác hại cho hệ thần kinh và mạch máu vùng mông và chân, làm ứ trệ tuần hoàn, tích tụ mô mỡ, giảm sự săn chắc của mô cơ, đồng thời làm cho da vùng mông dễ bị thô ráp, sần sùi, lão hóa...
Một số nguyên nhân phổ biến khác cần phải kể đến là: thói quen tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh so với thân nhiệt (vì sự chênh lệch nhiệt độ nhiều có thể gây bong tróc các tế bào da); lạm dụng thức ăn nhanh có nhiều tinh bột, dầu mỡ dễ gây tăng cân, thừa cân hoặc béo phì (vì yếu tố cân nặng gây tác động đáng kể đến sức khỏe của làn da, đặc biệt là da ở các vùng chịu tác động của trọng lực); thói quen thức khuya, tình trạng thiếu ngủ thường xuyên, stress… càng dễ làm cho da xấu (vì gây tích tụ mô mỡ tại các vùng theo các hình dạng "không mong muốn", tăng tiết chất bã trên da, dễ dẫn tới các vấn đề khác về da như nhiễm trùng).
Tóm lại, da vùng mông có thể bị tăng mức độ lão hoá vì nhiều loại tác nhân khác nhau như: tác nhân cơ học do bít tất; tác nhân vật lý do trọng lực; tác nhân sinh hóa do chất nhờn; tác nhân vi sinh vật do vi khuẩn gây hại phát triển tại nang lông hoặc trên bề mặt da…. Khi đó, cơ thể sẽ tăng tiết một loại hóc-mon gọi là cortisol, gây kích thích ăn nhiều hơn, thèm ăn đồ ngọt hơn và hậu quả sẽ dẫn đến một vòng luẩn quẩn, gây tác hại cho da vùng mông ngày càng nặng hơn.
Cách nào để cải thiện vòng ba xấu xí?
Về mặt cấu tạo của vùng mông, mông xệ, nếu không được kiểm soát tốt theo thời gian dài, sẽ dẫn đến đau mạn tính vùng chậu/ hông, từ đó gây tác động tỳ đè trên da vùng mông. Do đó, chúng ta cần điều chỉnh tư thế ngồi phù hợp, cân đối, sao cho hông cao hơn một chút so với đầu gối, bàn chân đặt trên sàn và mông được tựa trên một mặt phẳng êm thoáng. Ngoài ra, cần duy trì cuộc sống năng động, nên tập thể dục hàng ngày với thời lượng và bài tập thích hợp.
Tập thể dục hàng ngày với thời lượng và bài tập thích hợp giúp cải thiện vòng ba chảy xệ.
Các giải pháp lâu dài nên được áp dụng thường xuyên là: tránh ngồi tại chỗ quá lâu; nên mặc quần bằng chất liệu mềm, mịn, thông thoáng; giữ vệ sinh và thay quần thường xuyên nếu bị ẩm do môi trường làm việc; tránh chà xát, tỳ đè, cào gãi vùng da mông; thoa dưỡng ẩm thích hợp trên vùng da này.
Một giải pháp tình thế có thể áp dụng khi cần là mặc quần nâng mông để giúp chị em tạm thời che giấu khuyết điểm vòng ba.
Khi đó, chúng ta nên chọn loại quần bằng chất liệu thích hợp và có kích thước đúng chuẩn, với thiết kế ôm mông "linh hoạt", nghĩa là không có vùng da nào bị tác động lực mạnh. Tuy nhiên, giải pháp tình thế này chỉ nên được áp dụng trong một số tình huống thật sự cần thiết, khi mà việc luyện tập chưa đủ hiệu quả giúp "định hình" vùng mông theo mong muốn.
Theo SKĐS
Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân
Bệnh thường gặp - 3 phút trướcNghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.
Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều
Sống khỏe - 1 giờ trướcTrong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?
Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 2 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng
Mẹ và bé - 2 giờ trướcKhoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.
Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh
Sống khỏe - 2 giờ trướcThời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.
Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này
Sống khỏe - 15 giờ trướcSau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?
Loại lá rẻ tiền giúp kiểm soát đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Lá chanh có thể giúp duy trì lượng đường trong máu, ổn định và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Các phương pháp điều trị gai xương và chăm sóc tại nhà
Sống khỏe - 18 giờ trướcGai xương là các cấu trúc xương nhẵn và cứng được hình thành ở cuối xương. Hầu hết các gai xương đều lành tính. Tuy nhiên, một số gai xương cũng có thể vỡ ra và bị kẹt bên trong các khe khớp gối. Các dị vật này có thể khóa chặt các khớp lại và gây khó khăn trong việc di chuyển.
Nhập viện vì ảo tưởng quá giỏi giang
Sống khỏe - 19 giờ trướcCho rằng mình có thể giải cứu thế giới, ảo tưởng về bản thân quá lớn là dấu hiệu của rối loạn tâm thần.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặpGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.