Cảm động sự hi sinh của 3 Mẹ Việt Nam anh hùng trong một gia đình
GiadinhNet - Mỏ Cày, Minh Tân, Thạnh Phú (Bến Tre) được công nhận là các địa danh điển hình của cuộc “Đồng khởi” năm 1960 với lực lượng tham gia đấu tranh phần lớn là phụ nữ, hình thành “Đội quân tóc dài” nổi tiếng. Chúng tôi đã được đến thăm Anh hùng Lực lượng vũ trang Khấu Trung Gương ở ấp 8, xã Phước Hiệp, huyện Mỏ Cày – một gia đình có tới 3 Mẹ Việt Nam anh hùng.

Cống hiến cả cuộc đời cho cách mạng
Bà Lê Thị Nhung - mẹ đẻ của Anh hùng Lực lượng vũ trang Khấu Trung Gương là một trong những thành viên cốt cán và là người tham gia rất tích cực trong các cuộc đấu tranh của “Đội quân tóc dài”. Cũng như bao người phụ nữ trong ấp khác rất tích cực trong việc chuẩn bị công tác hậu cần cho đêm “Đồng khởi” năm 1960, bà Nhung còn dành căn nhà nơi gia đình sinh sống thành nơi cất giấu vũ khí và là nơi tụ họp triển khai chiến đấu, nơi tập trung lương thực để chuẩn bị cho việc lớn.
Vào đêm “Đồng khởi”, vợ chồng bà cùng 2 cậu con trai lớn đã có mặt ở tuyến đầu cuộc khởi nghĩa. Đêm ấy, nhân dân đã tập trung lực lượng, đồng loạt đốt đuốc sáng rực các đường làng, tiếng mõ, tiếng thanh la, tiếng súng vang lên khắp đó đây. Bọn ác ôn bị trừng trị, chính quyền cơ sở đã về tay người dân. “Đồng khởi” thắng lợi, bà Nhung cùng 2 con trai trở thành những người nòng cốt trong công tác ở địa phương.
Năm 1961, Khấu Văn Thiết (Ba Thiết), con trai thứ hai của bà Lê Thị Nhung nhập ngũ vào Tiểu đoàn 518 chủ lực Quân khu – anh được phân công nhiệm vụ bảo vệ bến tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chuyển vào. Sau đó, Khấu Văn Thiết được tham gia chiến dịch Mậu Thân 1968 và anh hy sinh tại Sài Gòn.
Năm 1962, Khấu Văn Thu (Tư Thu), con trai thứ ba của bà Lê Thị Nhung cũng gia nhập quân đội, anh được tuyển chọn vào đơn vị đặc công nước - một đơn vị có truyền thống chiến đấu lẫy lừng ở miền Nam, được tặng danh hiệu “Cưỡi sóng Hàm Luông - nhận chìm tàu Mỹ”. Anh Khấu Văn Thu chiến đấu dũng cảm và hy sinh ở Phước Thạnh cuối năm 1967.
Lúc đó, Khấu Trung Gương mới 15 tuổi, xin cha mẹ cho đi bộ đội không được nên anh đã trốn gia đình, tìm đến Tiểu đoàn 263 xin nhâp ngũ. Từ khi vào bộ đội đến lúc kết thúc cuộc chiến tranh, Khấu Trung Gương chiến đấu trên chiến trường Khu 8, Mỹ Tho - Long An - Đồng Tháp. Chiến trường gian khổ, ác liệt đã rèn luyện anh trở thành người Anh hùng.
Anh Khấu Văn Mẫu, con trai thứ tư của bà Lê Thị Nhung, cũng xung phong đi bộ đội, là chiến sĩ địa phương. Anh đã chiến đấu gan dạ, kiên cường trên ba dãy cù lao xứ dừa Bến Tre và cũng hy sinh ngay tại mảnh đất quê nhà.
Bốn người con trai của bà Nhung ra trận thì 3 người đã hy sinh, chồng bà - ông Khấu Văn Trực, hoạt động ở địa phương cũng là liệt sĩ. Con gái bà là Khấu Thị Riếng và hai đứa cháu yêu của bà cũng bị pháo địch giết hại. Bà Lê Thị Nhung hy sinh năm 1967, đến năm 1984, bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng.
Có thể nói, cuộc đời bà Lê Thị Nhung là một cuộc đời cống hiến, xả thân vì cách mạng, vì sự độc lập, giải phóng quê hương, đất nước. Tổ quốc biết ơn những người mẹ anh hùng như bà cũng như những người con mà bà đã sinh thành.
Sự hy sinh thầm lặng

Mẹ Việt Nam Anh hùng thứ hai trong gia đình anh Khấu Trung Gương là bà Phan Thị Đầy - bà ngoại của anh Gương. Bà Đầy cũng hoạt động trong “Đội quân tóc dài” và đã nhiều lần bị địch bắt. Trong chốn lao tù, bà bị tra tấn dã man, nhưng dù đòn thù có tàn độc đến đâu cũng không thể làm bà lung lay tinh thần. Trong tù, bà vẫn một lòng kiên trì đấu tranh. Bà Phan Thị Đầy còn hoạt động tích cực trong “Hội mẹ chiến sĩ”. Bà có 9 người con thì 5 người con trai, con gái đã hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Mẹ Việt Nam Anh hùng thứ ba trong gia đình là mợ dâu của anh Khấu Trung Gương - bà Nguyễn Thị Niềm - cũng hoạt động trong “Đội quân tóc dài”. Chồng bà là ông Lê Văn Thảo trực tiếp chiến đấu tại quê hương, hy sinh vào năm 1969. Bà Niềm có 2 người con trai đều là liệt sĩ.
Đất nước hôm nay đang chuẩn bị bước vào mùa xuân thống nhất thứ 40. Để có được Tổ quốc độc lập, tự do ngày hôm nay, rất nhiều thế hệ đã ngã xuống. Mà trong đó, người phụ nữ Việt Nam đóng góp một phần công sức không hề nhỏ đối với công cuộc xoay chuyển vận mệnh của đất nước. Các bà, các mẹ, các chị không chỉ đổ mồ hôi, đổ xương máu, mà còn lặng thầm hy sinh, cống hiến cho non sông, đất nước, dân tộc Việt những người con quả cảm, anh dũng vô song.
Từ năm 1960 – 1965, “Đội quân tóc dài” đã phát triển khắp miền Nam. Dưới tài chỉ huy thao lược của bà Nguyễn Thị Định - sau này là Phó Tư lệnh các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, phụ nữ toàn miền Nam đã tổ chức được 28 vạn cuộc đấu tranh chính trị trực diện với địch, có 30 triệu lượt người tham gia, làm tan rã 4.000 ấp chiến lược của địch, giải phóng nhiều thôn xã, làm cho đội quân Mỹ và chính quyền Sài Gòn bị bất ngờ và hết sức lúng túng.
Đại tá Nguyễn Huy Toàn (Nhà Nghiên cứu tư tưởng - văn hóa quân sự )

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập
Đời sống - 58 phút trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ
Thời sự - 1 giờ trướcNgười chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 2 giờ trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 4 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 5 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Điểm danh những nơi mưa rất hôm nay trong đợt mưa lớn diện rộng ở miền Bắc
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, miền Bắc tiếp tục có mưa lớn, trong đó tâm điểm mưa to là các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ. Dự báo tổng lượng mưa từ nay đến ngày 2/7 là trên 300mm. Cảnh báo ngập úng, sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra.