Cảm phục người đàn ông đi xin từng miếng tã lót cho trẻ sơ sinh
GiadinhNet - Là đàn ông và làm "bà đỡ", xót thương những bé sơ sinh ra đời trong cái rét buốt da, cắt thịt mà chàng y sĩ cùng đồng nghiệp đã không ngại ngần đi xin từng miếng tã lót, đồ sơ sinh cho các bé.
Những ngày này, vùng cao núi đá Hố Quáng Phìn (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) buốt giá vì đợt rét đậm rét hại diện rộng, kèm gió mùa Đông Bắc. Trong khi nhiệt độ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ 8-11 độ C, thì ở Hà Giang chỉ còn 4-7 độ, vùng núi cao còn dưới 3 độ.
Nhiều người bị đau ốm. Ai cũng muốn co ro bên bếp lửa sưởi, nhưng các cán bộ Trạm Y tế Hố Quáng Phìn vẫn tận tụy khám chữa bệnh cho bà con trong những căn phòng nhỏ không chống được gió núi lùa buốt giá.
Các khu vực vùng núi cao có khả năng xuất hiện băng giá. Ảnh minh họa.
Y sĩ đa khoa Nguyễn Đào (Trạm Y tế Hố Quáng Phìn) cho biết, xã Hố Quáng Phìn có đồng bào 6 dân tộc sinh sống, chủ yếu là bà con dân tộc Mông và dân tộc Dao, với 9 thôn bản, 640 hộ, và hơn 3.000 khẩu.
Trung bình mỗi y bác sĩ, cán bộ y tế phụ trách lo toan gánh vác sức khỏe cho bà con 2 thôn, thôn nào ít cũng gần 300 khẩu, thôn nhiều gần 800 khẩu.
Cổng vào Trạm Y tế Hố Quáng Phìn. Ảnh CTV.
Tuy việc cấp phát thuốc ở đây đều được miễn phí theo quy định của bảo hiểm y tế, nhưng phần lớn bà con chưa hiểu là khi đau ốm việc cần thiết là phải tới Trạm Y tế khám để được bác sĩ tư vấn và cho thuốc mới lành bệnh. Khi sinh nở cần tới Trạm Y tế để mẹ và bé được an toàn, rét mướt thì được ủ ấm, nằm giường và tiêm phòng đầy đủ để có sức khỏe tốt…
Nhưng trong dân còn tồn tại hủ tục chữa bệnh tại nhà, ốm thì nhờ thấy cúng đuổi tà ma, hay kệ cho “bệnh tự khỏi”… và ngại đi khám bệnh, và có nhiều bà con nơi đây vẫn sinh nở tại nhà. Tới khi bệnh đau đớn không khỏi, hoặc mẹ đẻ khó thì người nhà mới gọi y tế. Thế là các y, bác sĩ lại vất vả vượt núi trong đêm đen, gió bấc lạnh giá để cấp cứu, đỡ đẻ cho bà con.
Sản phụ sinh nở ở Trạm Y tế thì cả mẹ và bé rét mướt thế này được nằm giường, ủ ấm, để không bị ảnh hướng sức khỏe. Ảnh: CTV.
Theo ông Giàng Mí Lùng, Bí thư xã Hố Quáng Phìn, dù cán bộ y tế, dân số đã tuyên truyền nhiều, nhưng hủ tục này vẫn còn, và khoảng 50% bà con vẫn sinh con tại nhà.
Theo hủ tục cũ, sinh con ra sản phụ phải nằm đất bên bếp lửa khoảng 3 ngày cho hết sản dịch rồi mới được lên giường nằm. Họ chưa hiểu việc cần thiết khi các bé được ra khỏi bụng mẹ là phải được vệ sinh sạch, được ủ ấm và tiêm phòng đầy đủ để có sức khỏe tốt… mà những điều đó cần đến Trạm Y tế mới được phục vụ chu đáo.
Rét thế này, nhưng các bé sinh ra chỉ quấn trong những tấm vải như thế này, nên những lương y như từ mẫu đã xin tã lót, quần áo sơ sinh... cho các sản phụ đón con ra đời. Ảnh CTV
Y sĩ Nguyễn Đào từng đỡ đẻ cho nhiều sản phụ. Khi đỡ bé từ bụng mẹ ra an toàn, anh thường xót xa buồn vì nhiều gia đình sản phụ quá nghèo, không có nổi một cái tã, hay một cái khăn sạch để quấn cho bé được ấm áp.
Bác sĩ Mai ThịThu (Phụ trách Trạm Y tế Hố Quáng Phìn) cũng chia sẻ, nhiều sản phụ không chuẩn bị được tã lót, quần áo cho các bé ra đời. Cơ thể bé xíu, non búng của các thiên thần sau khi được tắm rửa sạch sẽ phải quấn vào những mảnh vải thô ráp. Nhưng vì gia đình không có nên vẫn phải dùng quấn cho em bé.
Thực tế phong tục của người dân nơi đây khi sinh nở là không chuẩn bị tã lót, quần áo cho trẻ sơ sinh. Khi bé ra đời, được quấn tạm trong những mảnh vải, có khi là cái khăn vừa gỡ từ trên đầu xuống, còn vương cả lá cỏ khô.
Nhiều sản phụ đi "vượt cạn" không có chăn, y bác sĩ phải cho mượn chăn để đắp. Ảnh: CTV.
Nhiều sản phụ đi "vượt cạn" quên, hoặc không có chăn, khiến y, bác sĩ phải mượn chăn cho họ đắp. Trong “cái khó ló cái khôn”, các y, bác sĩ đã dùng chăn cấp bổ sung để đắp cho mẹ con sản phụ, còn vải trải giường cũ, chăn rách thì tận dụng, cắt mảnh nhỏ để quấn cho em bé.
Những năm gần đây, công tác khám chữa bệnh, sản khoa ở Trạm Y tế Hố Quáng Phìn đã tốt hơn nhiều. Trạm Y tế được xây 2 tầng khang trang, sạch đẹp. Công tác nâng cao chất lượng y tế vùng cao được lồng ghép vào các hoạt động cộng đồng để giúp bà con hiểu thêm về khám chữa bệnh có bảo hiểm y tế, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống các bệnh xã hội…
Việc tuyên truyền mạnh này đã giúp bà con thay đổi dần thói quen hủ tục chữa bệnh rất nhiều, sản phụ khi sinh nở đã biết tìm đến Trạm Y tế.
Trạm Y tế Hố Quáng Phìn được chính quyền quan tâm xây mới. Ảnh: CTV.
Nhưng những ngày giá lạnh, rét buốt này nhiều em bé vừa chào đời vì hủ tục mà vẫn chỉ được quấn tạm trong những mảnh vải, nên Bác sĩ Mai Thị Thu, Y sĩ đa khoa Nguyễn Đào và những “lương y như từ mẫu” ở Trạm Y tế Hố Quáng Phìn đã tìm các tổ chức từ thiện, những tấm lòng hảo tâm để xin tã lót, quần áo sơ sinh, chăn ấm, máy sưởi... đem về, phần nào giúp đỡ sản phụ khi sinh nở.
Theo ông Giàng Mí Lùng, xã Hố Quáng Phìn là vùng sâu xa, nhưng là vùng nội địa và khó khăn nhất của huyện Đồng Văn. Với những sản phụ sinh nở tại nhà, chính quyền có hỗ trợ cho chăn bông, nhưng không hỗ trợ khắp được. Trạm Y tế cũng khó khăn, thiếu thốn nhân lực và trang thiết bị.
Chị Mai Thị Thu, Bác sĩ dự phòng Trạm Y tế Hố Quáng Phìn chia sẻ, hàng năm Trung tâm y tế có cấp bổ sung chăn và trang bị đồ y tế, nhưng chưa đủ để phục vụ bà con.
Vì vậy cứ có đoàn từ thiện là các y bác sĩ, cán bộ của Trạm lại “xin” hỗ trợ từng chút một đồ từ thiện để dùng dần cho các mẹ con sản phụ và bệnh nhân.
Uyển Hương
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 1 phút trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 10 phút trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 32 phút trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Xã hội - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 2 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 2 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 3 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 4 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.