Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảm phục sự hiếu học của đôi bạn thân cô gái Thái và chàng trai H’Mông

Thứ hai, 16:55 20/04/2020 | Xã hội

Cứ nghĩ đến hình ảnh cô gái người Thái ở bản Mường Toong 1 và chàng trai người H’Mông ở bản Huổi Hốc hàng ngày phải ra vườn hoặc lên nương tìm sóng để học trực tuyến khiến nhiều người cảm phục. >>Xúc động hình ảnh nữ sinh dựng lều trên núi để học online ngày dịch

 “Ngọn nến” nhỏ nơi xã nghèo

Mường Toong là xã vùng cao thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên với đa số là dân tộc Thái trắng và H’Mông. Nơi đây mới có điện chưa đến chục năm nay chứ chưa nói đến điều kiện internet để tiếp cận học tập.

Trong những chuỗi ngày cả nước gồng mình lên để chống dịch bệnh Covid-19 thì Giàng A Chờ và Khoàng Thị Thùy Trang, sinh viên năm thứ nhất Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Phenikaa cũng phải cố gắng tham gia các lớp học trực tuyến để không bị lỡ nhịp.

Khác với các bạn ở thành thị mạng phủ sóng khắp nơi, nhà của hai em nằm giữa núi rừng thì lấy đâu ra mạng. Do vậy, Chờ và Trang đã đi tìm chỗ có sóng để vào được internet học online.

Trong khi những người bạn của Trang và Chờ đều là người Thái và H’Mông, nói tiếng Kinh vẫn lơ lớ, tiếng Anh lại càng hạn chế thì mong muốn của đôi bạn có thể ví như “ngọn nến” nhỏ nơi xã nghèo.

Nghèo vậy nhưng rất may, bố mẹ của Chờ và Trang rất quan tâm tới học hành của con cái. Chính vì vậy, ba chị em nhà Trang và năm anh em nhà Chờ đều được đến trường. Trường cấp 3 cách nhà gần 30 cây số nên cả hai em đều phải ở nội trú. Ba năm học THPT cả Chờ và Trang đều là học sinh giỏi và là cán bộ Đoàn xuất sắc.

Với đôi bạn thân và gia đình mình khi đó, học là để thoát nghèo, để bản thân không phải lam lũ như cha mẹ nữa. Phải học giỏi để vào đại học. Thế nhưng cái nghèo đôi khi nó cũng trói buộc suy nghĩ của một con người nhiều hoãi bão.

Năm 2018, đôi bạn thân quyết định chọn ngành Ngôn ngữ Anh, Trường Đại học Phenikaa. Chờ được tuyển thẳng, còn Trang thì xét tuyển. Trong suy nghĩ lúc bấy giờ, đôi bạn thân muốn học để khi ra trường làm biên, phiên dịch để về phát triển ngành du lịch cũng như mang “tiếng Tây” về dạy cho các em ở quê hương.

“Năm ngoái trong khi đang cận kề kỳ thi THPT Quốc gia thì mẹ em lại ra đi, lúc đó em rất buồn là không thể chăm sóc cho mẹ và muốn bỏ học. Nhưng nếu bỏ học thì mọi thứ như chấm hết và em đã quyết định học tiếp. Đó cũng là động lực để em cố gắng” – Giàng A Chờ chia sẻ.

“Học đại học sẽ trang bị kiến thức cho mình nhiều hơn là ở nhà. Sau khi học xong cơ hội làm việc sẽ cao hơn, đặc biệt là thông qua đại học em có vượt qua bản thân mình, đó cũng chứng tỏ là học ở nơi điều kiện cơ sở vật chất chưa hoàn thiện nhưng không phải là trở ngại để em học cao lên. Và em có thể tự hào nói với bạn bè ở trên này là không phải hoàn cảnh cản trở mà mình không làm được” – Trang tâm sự.

Chia sẻ bí quyết học tập, Trang cho biết, chỉ cần có đam mê thì mọi khó khăn sẽ vượt qua dễ dàng. Kỷ luật nghiêm khắc với bản thân, chăm chỉ học hỏi từng ngày sẽ tạo nên một nền móng kiến thức vững chắc. Vì thế, hình ảnh cô gái cặm cụi học, đọc tài liệu mỗi giờ ra chơi đã trở thành quen thuộc với bạn bè xung quanh.

Vượt qua mọi khó khăn và thiếu thốn, những năm qua, đôi bạn thân Giàng A Chờ và Khoàng Thị Thùy Trang đã cùng nhau miệt mài học tập. “Các em là một trong những sinh viên rất chăm chỉ, chịu khó. Tôi tin rằng, với đà này hai em sẽ tiến xa hơn nữa” – TS Đỗ Thị Thu Nga, Phó Trưởng Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Phenikaa chia sẻ.

 Cảm phục sự hiếu học của đôi bạn thân cô gái Thái và chàng trai H’Mông  - Ảnh 1.

Khoàng Thị Thùy Trang dân tộc Thái, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.

Nơi nào có sóng, ở đó thành lớp học

Trên mảnh đất Mường Toong thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cứ nghĩ đến hình ảnh cô gái người Thái ở bản Mường Toong 1 và chàng trai người H’Mông bản Huổi Hốc hàng ngày phải ra vườn hoặc lên nương tìm sóng để học trực tuyến khiến nhiều người cảm phục.

Khó khăn lắm tôi mới có thể nói chuyện được với hai em vì sóng điện thoại chập chờn. Trang cho biết, với những sinh viên vùng núi như em, điều kiện tiếp cận với con chữ thường ngày vốn đã gian nan, khi phải nghỉ đến trường vì dịch Covid-19, mọi việc còn vất vả hơn nhiều phần.

Còn Chờ giãi bày: “Được nghỉ học bản thân cảm thấy vừa vui, vừa buồn. Vui là bởi được ở nhà phụ giúp thêm bố và các anh chị, buồn là vì em không chuẩn bị được giáo trình và ở quê em sóng điện thoại, internet rất yếu nên việc học online rất khó khăn”.

“Sinh viên miền núi chúng em vì điều kiện kinh tế khó khăn nên ít bạn có laptop, điện thoại di động cấu hình thấp, đường truyền internet, wifi lại càng không có do hạ tầng kết nối không đảm bảo. Ở nhà em, sóng điện thoại khá yếu, nhiều lúc không có vạch sóng nào. Việc học online vì thế gặp nhiều khó khăn nhưng em tìm kiếm khắp nơi có sóng 3G tốt, tranh thủ vừa làm việc phụ giúp gia đình, vừa học trực tuyến”, Khoàng Thị Thùy Trang nói.

Còn với Chờ một mình ngồi trên cây, khi thì mỏm đá, lúc thì sườn đồi để học tập. Cứ nơi nào “bắt” được mạng internet, chỗ đó đều là lớp học. Có những hôm Chờ đang ngồi học thì điện thoại hết pin nên việc học em bị ngắt quãng.

Cảm phục trước tinh thần ham học của đôi bạn thân, TS Đỗ Thị Thu Nga – Phó Trưởng Khoa Ngoại ngữ, Trường Đại học Phenikaa đã vận động bạn bè quyên góp để mua laptop cho Chờ và Trang học online. Nhưng vì dịch bệnh nên cô không thể mang máy tính xách tay tận nơi cho hai em. Đôi bạn thân đã bắt xe đi hơn 100 cây số xuống cửa hàng điện máy ở thị trấn để nhận quà từ cô giáo.

Xúc động trước tình cảm của cô, Chờ ngậm ngùi: “Chúng em cảm ơn cô nhiều lắm. Chúng em hứa sẽ chăm chỉ học tốt để không phụ lòng thầy cô đã quan tâm”.

 Cảm phục sự hiếu học của đôi bạn thân cô gái Thái và chàng trai H’Mông  - Ảnh 2.

Giàng A Chờ, chàng trai người H’Mông phải mang bàn ra giữa đồi để đón sóng Internet học online

Không để lại bất kỳ sinh viên nào phía sau

Ngay từ những ngày đầu chuẩn bị, Ban lãnh đạo Trường Đại học Phenikaa đã sâu sát vào cuộc để động viên tinh thần, thống nhất phương pháp, cách thức, nội dung chuẩn bị bài giảng để triển khai đến từng lớp sinh viên.

GS Nguyễn Văn Hiếu - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phenikaa cũng khẳng định: “Trường triển khai lớp học online dịp này nhằm giúp các em củng cố kiến thức, nắm bắt được kiến thức của các học phần. Sau khi quay trở lại học tập, Trường sẽ tổ chức giảng dạy, ôn tập trên lớp đảm bảo đầy đủ khối lượng kiến thức cho các em”.

Đến nay, Trường đã triển khai được hơn 150 học phần, 3 bộ tài liệu và video hướng dẫn. Đồng thời, Trường đã xây dựng các phương án dạy học từ xa phù hợp với địa phương. Đó là bộ tài liệu hướng dẫn sinh viên tự học theo các modul và video hỗ trợ. Hệ thống tài liệu tự học được đăng trên không gian học tập trực tuyến chung của Trường, gửi email tới từng sinh viên và sử dụng phương thức truyền tải khác, để đảm bảo toàn bộ người học đều tiếp cận được.

Bên cạnh đó, Trường còn có những chính sách hỗ trợ học tập cho các em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Như trường hợp của Chờ và Trang, hai trong số rất ít sinh viên người dân tộc theo học tại Trường đã được hỗ trợ 50% học phí và 100% phí ở nội trú cho các em trong kỳ học vừa qua. Ngoài ra, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Trường quyết định giảm 7% học phí cho toàn bộ sinh viên và học viên các loại hình đào tạo đang theo học.

Trường còn hỗ trợ mỗi sinh viên 300.000 đồng cho việc chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc học tập online; không tính tiền ký túc xá trong thời gian sinh viên nghỉ dịch.

Nếu sinh viên đã đóng lệ phí ký túc xá thì sẽ được bảo lưu khoản kinh phí đã nộp và cộng dồn sang kỳ tiếp theo hoặc hoàn trả nếu không tiếp tục sử dụng ký túc xá. “Chúng tôi quyết tâm không để lại phía sau bất kỳ em sinh viên nào, dù điều kiện học tập của các em có khó khăn đến đâu”, GS Nguyễn Văn Hiếu chia sẻ.

Theo Dân trí

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đau lòng bé gái 5 tuổi bị nước cuốn trôi khi theo mẹ đi tập thể dục buổi tối

Đau lòng bé gái 5 tuổi bị nước cuốn trôi khi theo mẹ đi tập thể dục buổi tối

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Trong lúc đạp xe theo mẹ tập thể dục buổi tối, không may hai chị em ruột bị ngã xuống kênh Núi Nấm. Do không được phát hiện kịp thời nên người em 5 tuổi bị nước cuốn trôi..

Nhiều điểm mới trong tuyển sinh đại học 2025, thí sinh cần lưu ý những gì?

Nhiều điểm mới trong tuyển sinh đại học 2025, thí sinh cần lưu ý những gì?

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là thông tin cụ thể về tuyển sinh đại học 2025, phụ huynh và thí sinh nên tham khảo.

Chính quyền phường ở Hoàng Mai (Hà Nội) ra quân xóa bỏ loạt bãi trông giữ xe ô tô trái phép tại KĐT mới Đại Kim

Chính quyền phường ở Hoàng Mai (Hà Nội) ra quân xóa bỏ loạt bãi trông giữ xe ô tô trái phép tại KĐT mới Đại Kim

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - UBND phường Đại Kim, quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) đã ra quân, huy động lực lượng liên ngành, phối hợp, xử lý 11 điểm trông giữ xe ô tô trái phép trên địa bàn phường.

Bắt 2 đối tượng buôn bán gần 1,5 tấn pháo nổ

Bắt 2 đối tượng buôn bán gần 1,5 tấn pháo nổ

Pháp luật - 6 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình vây bắt, các đối tượng chống trả quyết liệt hòng bỏ trốn. Tuy nhiên, lực lượng chức năng bắt giữ thành công, di lý các đối tượng buôn bán gần 1,5 tấn pháo về trụ sở.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có 'vàng ẩn trong mệnh'

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người có 'vàng ẩn trong mệnh'

Đời sống - 6 giờ trước

GĐXH - Người có ngày sinh Âm lịch này được thần số mệnh đặc biệt ưu ái, cuộc đời hạnh phúc, bình yên, tiền tài không cầu cũng đến.

Khám xét nơi ở của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Khám xét nơi ở của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên

Pháp luật - 7 giờ trước

Lực lượng chức năng khám xét nơi ở của Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên sau khi cô bị khởi tố, bắt giam về hành vi “Lừa dối khách hàng”.

Bắt hai đối tượng mua bán ma túy ở Sơn La về Nam Định tiêu thụ

Bắt hai đối tượng mua bán ma túy ở Sơn La về Nam Định tiêu thụ

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Nam Định, cho biết đơn vị này vừa ra quyết định tạm giữ hình sự đối với 2 đối tượng trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy từ Sơn La về Nam Định tiêu thụ.

Từ 1/7/2025, hàng triệu người dùng loại thẻ ATM dạng này cần lưu ý nếu không muốn bị ngừng giao dịch

Từ 1/7/2025, hàng triệu người dùng loại thẻ ATM dạng này cần lưu ý nếu không muốn bị ngừng giao dịch

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Hàng loạt ngân hàng thương mại đã chính thức thông báo đến khách hàng về việc sẽ ngừng giao dịch đối với các loại thẻ ATM từ kể từ ngày 1/7/2025. Người dân cần lưu ý điều gì?

Các con giáp tuổi Tý, Sửu, Mão, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Hợi đón nhận điều mới trong tuần 19/5 - 25/5 từ sự nghiệp đến tài chính

Các con giáp tuổi Tý, Sửu, Mão, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Hợi đón nhận điều mới trong tuần 19/5 - 25/5 từ sự nghiệp đến tài chính

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, trong tuần 19/5 - 25/5 từ sự nghiệp đến tài chính, các con giáp tuổi Tý, Sửu, Mão, Thìn, Tỵ, Mùi, Thân, Hợi sẽ có những điều đặc biệt dưới đây.

Sau phản ánh, loạt sân pickleball ở phường Yên Hòa bị giải tỏa nhưng nhà xưởng thì chưa?

Sau phản ánh, loạt sân pickleball ở phường Yên Hòa bị giải tỏa nhưng nhà xưởng thì chưa?

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Sau phản ánh của Gia đình và Xã hội, loạt sân pickleball xây dựng trên đất dự án tại mặt đường Hoàng Quán Chi, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội bị giải tỏa. Tuy nhiên, nhà xưởng (gara ô tô) vẫn hoạt động.

Top