Cảm phục tấm lòng “người mẹ” chưa chồng của 30 đứa con mang chất độc da cam
GiadinhNet - Chị không biết mình đã đắn đo bao nhiêu, suy nghĩ bao nhiêu khi quyết định về đây để rồi bén duyên dưới cùng một mái nhà với những đứa trẻ kém may mắn, mang trong mình di chứng của chiến tranh. Mỗi lúc chỉ có một mình, chị lại khóc, vì thương cho lũ trẻ bất hạnh giữa cuộc đời…
![]() |
Cô giáo đặc biệt H’Khuyn bên những đứa học trò đặc biệt của mình. Ảnh: T.G |
Tôi gặp chị chị H’Khuyn (26 tuổi, trú làng Chuet 1, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, Gia Lai) tại Trung tâm Nuôi dưỡng - Phục hồi chức năng bán trú cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Gia Lai (đường Yết Kiêu, TP. Pleiku) khi chị đang tỉ mẩn chỉ dạy cho lũ trẻ những con chữ. Nhìn đôi tay co quắp của những đứa trẻ “vẽ” mấy nét chữ nguệch ngoạc trên giấy mới thấu hiểu hết được những khó khăn của công việc này. Trong lớp học, giữa các cô cậu học trò đủ mọi lứa tuổi là nạn nhân của chất độc da cam quái ác, hình dáng nhỏ bé của cô giáo hết chạy đi lấy tập cho em này lại chạy lại kéo em khác ngồi vào bàn. Giữa một lớp học với 30 học sinh đặc biệt như vậy, để cho các em chịu ngồi yên một chỗ đã khó, khiến các em tập trung lên bảng lại càng khó hơn. Thế nhưng ngày ngày, trong cùng một lớp, chị vẫn phải dạy tới mấy giáo án, khi thì lớp 1, lúc lại lớp 3, thậm chí là lớp 6 nếu có em nào tiếp thu được. Hơn nữa, ở lớp học này, việc dạy đi dạy lại một bài là chuyện thường ngày.
Quá mải mê với lũ trẻ, chị không chú ý đến việc có một người đang lặng lẽ quan sát, lặng lẽ chụp hình và ghi chép lại những gì cần thiết phía bên ngoài, bởi tất cả tâm trí của chị đã giành hết cho lũ học trò bất hạnh mà chị gọi là con đang cặm cụi học bên chiếc bàn viết kia. Mãi một lúc sau, chị mới ngẩng đầu lên và phát hiện ra, cùng lúc đó là sự ngại ngùng cố hữu như bản tính thẹn thùng của những cô sơn nữ Jrai ở đất Tây nguyên này.
Đợi khi những đứa con của mình lặng lẽ tập viết, chị mới tranh thủ đứng nói chuyện với tôi. Chị bảo chăm những đứa trẻ đã khó, mà săn sóc những đứa trẻ bị di chứng chất độc da cam lại càng khó khăn hơn gấp bội. Tôi hỏi chị vẫn còn trẻ, sao không xin vào một trường nào đó dạy với mức lương cao hơn, đỡ áp lực hơn, thoải mái hơn (?). Chị gục gặc cái đầu bảo cũng đã có lúc nghĩ tới điều đó, nhưng nghề này đã chọn mình rồi, mình đã gắn với nó rồi thì không muốn dứt ra nữa. Hóa ra, chị đã từng tốt nghiệp ngành Sư phạm mầm non. Nhưng chẳng hiểu sao trong một lần đến thăm trung tâm này, chị lại bén duyên với các cô cậu học trò kém may mắn, không được lành lặn. Để rồi sau đó, chị chuyển ngành trước sự phản đối của gia đình, bạn bè, quyết tâm theo học Khoa Giáo dục đặc biệt của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang, dù biết phía trước là một chặng đường dài và gian nan và cả những lời đàm tiếu của mọi người.
Chị tâm sự, trước khi về công tác tại Trung tâm này, bản thân mình đã từng được mời đến dạy tại một cơ sở khuyết tật tư nhân. “Bước đầu mới vào nghề, mình cũng lưỡng lự và lo lắng nhiều lắm. Nghĩ là làm để thử sức, nếu không nổi sẽ quay về làm giáo viên mầm non. Nhưng may mắn là cuối cùng, nghề đã chọn mình”, chị cười đầy thánh thiện. Sống trong lớp học toàn học trò dị tật, chị tự thấy mình quá may mắn vì không phải chịu những nỗi đau tinh thần hay thể xác như các em. Cũng bởi vậy, cô giáo trẻ lại thấy thương yêu hơn, quyết tâm dùng những kiến thức mình đã học để giúp các em vượt qua số phận, phát triển nhận thức, sớm hòa nhập cộng đồng dù cho hi vọng đó mong manh. Người cô giáo Jrai trên lớp là thế, nhưng về nhà chị vẫn không ngừng quan tâm đến tình hình học tập của các em nhỏ trong ngôi làng mình sinh sống. Tranh thủ ngày Chủ nhật hàng tuần, chị H’Khuyn vẫn thường tập trung các em lại để dạy các em học thêm “con chữ”…
Sinh ra từ ngôi làng Chuet 1 (phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, Gia Lai), ngày ngày lớn lên chứng kiến những đứa trẻ bị tật, chậm phát triển, nhận thức yếu nên học hành kém, H’Khuyn đã mong muốn được giúp cho các em. Vì vậy, H’Khuyn chủ động từ bỏ con đường bằng phẳng để bước đi trên con đường gập ghềnh cùng các mảnh đời bấp bênh. Đối với chị, mỗi em nhỏ là một “đứa con số phận”. 30 đứa con là 30 câu chuyện mà mỗi lần nhắc đến, chị lại rưng rưng. Với chị, các em là thiên thần dẫu mang trong mình những nỗi đau số phận. Nhiệm vụ của chị là nuôi nấng, dạy dỗ để chúng tiếp bước con đường được làm người. Chị hiểu, mọi sự vui buồn của bản thân đều tác động đến những đứa trẻ này. Thế nên, chị gạt bỏ tất cả muộn phiền trước khi bước qua cổng trung tâm.
Ngày ngày, chị cùng các sơ khác của trung tâm luôn “miệng cười, đầu nghĩ, chân đi và tay làm”. Cứ thế, nụ cười trở thành “phản ứng dây chuyền” nơi đây. Lớp học càng đông, vất vả càng đặt nặng trên bờ vai của chị. Không chỉ là cô giáo, chị còn là mẹ, kiêm vai trò thầy thuốc, thậm chí là... quan tòa. Chị luôn lấy tình thương làm “cán cân” để và đứng ra giải quyết mọi việc. “Không thứ thuốc nào có tác dụng bằng tình thương”, chị bảo thế, và đó chính là động lực thôi thúc sơ ngày đêm gieo mầm thiện.
Mệt nhọc, vất vả là thế nhưng chính sự ngây ngô, tình cảm con trẻ của đám học trò lại là niềm vui khiến chị quên đi mọi phiền muộn trong lòng. “Dù cho có đang buồn bực chuyện gì nhưng khi vào lớp rồi mọi thứ như tan biến. Đó chính là món quà mà các em học sinh ở đây ưu ái dành tặng cho mình,” chị nói với ánh mắt lấp lánh niềm vui. Mỗi lần các em đứng lên cười nói, chạy nhảy và la hét trong lớp, chị không cáu gắt mà bằng tình cảm như của một người mẹ để khuyên nhủ các em. Không những thế, chị còn ôm ấp, hôn lên đầu em rồi giỗ dành cho đến khi các em cảm nhận được hơi ấm và tình cảm của người mẹ hiền. Hay những giờ ngoại khóa, ra chơi, chị lại ngồi bên các em vỗ về, trò chuyện với các em nên hiểu tâm lý của từng em. Vì vậy, chị không còn gặp nhiều khó khăn trong việc bấm giờ đi vệ sinh của các em hay những phút các em không làm chủ được bản thân nữa. Nhưng có lẽ, niềm hạnh phúc lớn nhất của chị chính là những lúc các em nhớ thêm được một chữ cái, một con số hay nhận thức thêm được một đồ vật xung quanh dù cho chị đã dạy đi dạy lại nguyên một tháng trời. Mỗi lần như thế, chị lại cảm thấy công sức của mình không “đổ sông đổ biển” như mọi người vẫn nghĩ. Với chị, niềm vui ấy có thể sánh với tiếng gọi “Mẹ ơi” đầu tiên của một đứa trẻ.
Tôi nhìn chị giảng bài cho lũ trẻ trong lớp học mà dâng lên niềm cảm phục khó tả. Tôi biết, không chỉ một mình chị mà còn rất nhiều người khác nữa cũng đang làm công việc như chị. Họ cũng là cô giáo, cũng đứng trên bục giảng, cũng uốn nắn những học trò nhỏ tuổi, nhưng khi được phân công giảng dạy khối học sinh khuyết tật như thế này chắc hẳn trong lòng cũng có chút buồn và bối rối. Nhưng với những cô giáo như chị thì chỉ có tình yêu nghề và tâm huyết sâu sắc mới trụ lại nổi. Đến với một ngày dạy và học của chị mới thấy hết được sự vất vả và nỗi niềm của cô giáo nuôi dạy trẻ khuyết tật, có lẽ điều cần thiết là sự tâm huyết với nghề, trách nhiệm tình yêu thương nhân đạo mới có thể chăm sóc các con tỉ mỉ và đủ kiên nhẫn để dạy các con các kĩ năng tự lập cơ bản. Nụ cười, tiếng khóc của những đứa trẻ ấy trong lành như buổi bình minh, không hề vướng bận một chút gì của cuộc sống thường nhật hối hả. Không thể lớn lên đâu phải là một tội, con người sinh ra đâu có quyền được lựa chọn trước cho riêng mình. Nhưng khi các em đến tuổi phải bước ra khỏi cánh cổng trường ấy, cánh cửa cuộc đời nào sẽ là nơi các em có thể đi qua, để các em có thể cảm nhận được niềm vui và nỗi buồn cuộc sống, nếu không có những con người như chị.
Những nỗi cực nhọc chưa kể giờ đứng lớp
Chị kể, những lúc đầu chưa nắm bắt được tâm lý của các em học sinh khuyết tật nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Nhiều hôm đang giữa giờ học, những em học sinh này đi lại, cười nói trong lớp một cách tự nhiên. Nhiều em còn đi vệ sinh ngay trong lớp, chị lại phải dọn dẹp. “Nhiều lần, mình đã phát khóc vì có 6 buổi học trong tuần thì cả 6 buổi, các em đi vệ sinh ngay trong lớp, phải làm vệ sinh cho các em xong rồi mới tiếp tục bài giảng. Sợ ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của các em học sinh khác nên cũng lo lắng”, chị chia sẻ. |

Nửa đêm lẻn vào Đền Quan Hoàng Bảy để trộm tiền công đức
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Lợi dụng đêm tối, Danh đã đột nhập vào khu vực thờ tự của Đền Quan Hoàng Bảy, với mục đích chiếm đoạt tiền công đức. Tuy nhiên, mọi hành vi của đối tượng đều không qua mắt được lực lượng công an cùng quần chúng nhân dân.

Hà Nội: Vì sao dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì dài hơn 800m nhưng 'mắc kẹt' gần 10 năm?
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Sau gần 10 năm khởi công, con đường dài hơn 800m của dự án đường nối Đỗ Đức Dục - Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) vẫn dang dở, ngổn ngang. Theo người dân sinh sống tại khu vực dự án đi qua, nguyên nhân khiến dự án này "mắc kẹt" là bởi sự thiếu minh bạch liên quan đến hồ sơ pháp lý, quy hoạch cũng như công tác giải phóng mặt bằng...

Ngày hội đổi đồ 'đặc biệt' ở trường học tại Hải Dương - san sẻ yêu thương, nhân lên lòng nhân ái
Xã hội - 8 giờ trướcGĐXH - "Mục đích lớn nhất của ngày hội này là san sẻ yêu thương, chống lãng phí, dạy cho học sinh cách tiết kiệm, tăng cường tinh thần đoàn kết làm việc cộng đồng và nhân lên lòng nhân ái...", Hiệu trưởng trường THCS Vĩnh Hòa cho biết.

Em bé 1 tháng tuổi đã biết 'lườm bố cháy mặt' khiến cộng đồng mạng cười không ngớt
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Ánh mắt 'lườm bố' là một khoảnh khắc tưởng như rất đời thường của một em bé mới tròn một tháng tuổi lại bất ngờ gây sốt khiến cộng đồng mạng không khỏi bật cười.

'Trận chiến' bảo vệ dữ liệu cá nhân: "Bạn đang là nạn nhân mà vẫn không hay biết?"
Pháp luật - 10 giờ trướcGĐXH - Mỗi cú click, mỗi lần nhập số điện thoại hay tài khoản ngân hàng, bạn đang vô tình 'hiến dâng' dữ liệu cá nhân cho hàng loạt nền tảng không rõ danh tính. Luật An ninh mạng và Nghị định 13/2023 ra đời như một 'lá chắn' pháp lý, nhưng liệu chúng ta đã thực sự hiểu và sử dụng đúng quyền được bảo vệ của mình? Hãy cùng giải mã cách thức bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thời đại số trước khi quá muộn.

Cụm công nghiệp Yên Bằng ở Nam Định hiện ra sao sau hơn 3 năm thi công?
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Khởi công xây dựng từ tháng 12/2021, đến nay đã hơn 3 năm, thế nhưng dự án xây dựng cụm công nghiệp Yên Bằng (huyện Ý Yên, Nam Định) vẫn ngổn ngang, cỏ mọc um tùm và nhiều đầm lầy trở thành nơi thả trâu bò.

Hà Nội: Nhà hàng bò tơ ở Mỹ Đình bốc cháy ngùn ngụt
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Chiều 3/4, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại nhà hàng Bò Tơ Quán Mộc, trên đường Lưu Hữu Phước, thuộc Khu đô thị Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội)

Hà Nội yêu cầu kiểm tra dự án đội vốn trăm tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải
Xã hội - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 03/4, Chủ tịch UBND Thành phố vừa chỉ đạo bằng văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin về dự án đội vốn trăm tỷ "đắp chiếu" nhiều năm, người dân khổ sở vì rác thải, nước ngập khi mưa lớn.

Bắt nhóm đối tượng cố ý gây thương tích rồi bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đây là nhóm đối tượng manh động, coi thường pháp luật. Quá trình di chuyển trên đường đi, các đối tượng không đội mũ bảo hiểm, đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi và cầm hung khí trên tay thị uy, gây mất an ninh trât tự.

Múc đất làm nhà, phát hiện quả bom còn nguyên kíp nổ
Xã hội - 13 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình múc đất làm nhà, người dân phát hiện quả bom có ký hiệu MK-82, đường kính 27cm, dài 155cm, nặng khoảng 226kg, còn nguyên kíp nổ. Quả bom này có sức công phá mạnh và nguy hiểm.

Khối không khí lạnh tăng cường sắp tràn về, Hà Nội và miền Bắc có mưa to, rét đậm?
Thời sựGĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng ngày 5 - 6/4, khả năng không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc, nhưng với cường độ yếu, chủ yếu gây mưa nhỏ. Mức nhiệt dao động từ 21-22 độ C.