Cấm xe tự chế, lấy gì thay thế?
GiadinhNet - Sau 2 vụ tai nạn chết người liên quan đến xe tự chế chở tôn, nhiều người dân Hà Nội mong chờ một lệnh cấm triệt để các loại xe chở hàng này. Tuy nhiên, cũng không ít người lo lắng “lệnh cấm” nếu xảy ra, với Hà Nội “ngõ nhỏ, phố nhỏ” lấy phương tiện nào để thay thế?

Dân ngõ hẹp băn khoăn việc cấm xe ba gác
Hàng chục nghìn hộ dân sống trong các ngõ nhỏ, sâu và dài hun hút của Thủ đô bắt đầu lo lắng việc vận chuyển hàng hóa khi lệnh cấm các loại xe này đang treo lửng trên đầu. Nhất là những hộ dân sống trong ngõ, ngách nhỏ, độ rộng của ngõ, ngách chỉ vừa đủ cho hai chiếc xe máy tránh nhau.
Từ lâu, những người dân sống trong ngõ phố nhỏ chọn xe ba gác làm phương tiện vận chuyển hàng hóa duy nhất mỗi khi nhà có việc. Đứng trước nguy cơ cấm triệt để, không ít người lo lắng. Anh Nguyễn Văn Lượng ở ngách 28/184 phố Hoa Bằng, quận Cầu Giấy cho biết: “Tôi có dự định xây lại nhà. Nếu các loại xe thồ nhỏ, ba gác không vào tận nơi chở vật liệu nhà cũ đập đi cũng như chở vật liệu xây nhà mới thì phải làm sao. Ngách này ô tô không thể lùi vào đến nơi được. Tôi đồng ý với việc cấm xe 3, 4 bánh tự chế lưu thông trong thành phố để tránh ùn tắc và nguy hiểm cho người đi đường. Nhưng, mặt khác những gia đình sống trong ngõ hẹp ngoằn ngoèo như chúng tôi sẽ vận chuyển hàng hóa như thế nào khi xe ba gác bị cấm lưu hành? Khổ nhất là những người sống ở cuối hẻm. Đơn giản chỉ cần mua cái tủ lạnh, cái giường chẳng lẽ thuê một chuyến xe tải”.
Theo ý kiến của một số người dân ở ngõ 219 Định Công, quận Hoàng Mai thì không nên cấm triệt để xe ba gác vì nó còn hữu dụng. “Dùng xe ba gác tiện hơn nhiều vì chỉ có xe ba gác mới có thể len lỏi được vào các hang cùng ngõ hẻm chứ xe tải thì chỉ đậu ở ngoài đường lớn. Làm sao xe tải vào được các ngõ, ngách bề ngang chưa đầy 2m. Chưa kể, chi phí chở hàng bằng xe tải lớn hơn rất nhiều các loại xe (xe ba gác) này”, anh Lê Quang Bình ở 237/192 Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân chia sẻ.
Anh Phan Văn Định mở cửa hàng bán đồ thể thao trên đường Lê Trọng Tấn tỏ ý lo lắng: “Khách hàng đặt mua một chiếc máy chạy bộ. Xe máy không thể chở được. Thuê một chuyến xe tải thì quá phí. Chỉ có xe ba gác là phù hợp. Nếu cấm hẳn xe ba gác thì chúng tôi chưa biết chuyển hàng bằng cách nào”.
Qua tiếp xúc với các cửa hàng sắt thép trên đường La Thành, quận Đống Đa, hầu hết chủ cơ sở cho rằng nếu thuê xe tải vận chuyển hàng thì chi phí lớn hơn khiến việc kinh doanh sẽ gặp khó khăn. Khách hàng cũng bị thiệt vì chi phí vận chuyển tăng!
Cửa hàng bà Hà bán thép cây trên đường La Thành, chia sẻ với chúng tôi: “Trước đây, cơ sở của tôi có xe tải lớn nhưng do không có chỗ đậu cũng như không sử dụng thường xuyên nên đã bán. Khi có khách hàng mua với số lượng lớn thì tôi thuê xe tải. Còn với khách hàng mua lẻ, quãng đường vận chuyển ngắn hoặc vào ngõ nhỏ thuê xe tải lớn bất tiện nên chủ yếu thuê chở bằng xe ba gác”.
Phương tiện nào thay thế?
Sở GTVT Hà Nội cho biết từ năm 2013, Thủ đô đã cấm các loại phương tiện như xe 3 bánh, xe thô sơ chở hàng cồng kềnh, chở vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, tình trạng này vẫn không thực hiện triệt để, đặc biệt là những khu buôn bán vật liệu xây dựng, đồ dân dụng.
Về vấn đề này, ThS. Vũ Anh Tuấn, giảng viên bộ môn Quy hoạch và quản lý Giao thông Vận tải, ĐH GTVT Hà Nội phân tích, với đặc thù các đô thị lớn tại Việt Nam hiện nay như Hà Nội có những đường, ngõ nhỏ mà xe ô tô tải, xe ô tô chở hàng không thể nào len lách vào được. Nếu cấm sử dụng hẳn các loại xe cơ giới mang tính tự chế như kể trên thì chắc chắn ảnh hưởng tới nhu cầu vận chuyển hàng hóa, vật liệu xây dựng của người dân trong các khu dân cư nhất là khu dân cư trong các ngõ sâu, ngoằn nghoèo.
Mới đây, Công an Q.Hai Bà Trưng cho biết công an quận này đã vận động các chủ cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng, những cửa hàng bán đồ cồng kềnh cam kết sử dụng xe vận chuyển hàng hóa an toàn.
Đối chiếu với các quy định hiện tại và tình hình thực tế thì chỉ có cách thuê xe tải để vận chuyển tôn, sắt, hàng cồng kềnh vào những khung giờ được phép hoạt động. Về lâu dài, khi có quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ cơ sở kinh doanh, nếu họ không chấp hành mà để xảy ra sự cố, tai nạn thì họ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý.
Nhìn chung, các chuyên gia lĩnh vực giao thông và phần lớn người dân được hỏi khẳng định, tán thành với đề xuất của CSGT Hà Nội về việc cấm các loại phương tiện chở hàng cồng kềnh, nguy cơ gây mất an toàn trong đô thị. Tuy nhiên, điều mà dư luận băn khoăn là phương tiện nào tới đây sẽ thay thế loại xe này, vừa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển ở các ngõ nhỏ, lại an toàn khi tham gia giao thông?
Yêu cầu xử lý xe tự chế, chở hàng cồng kềnh
Ngày 29/9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký chỉ thị về việc tăng cường công tác ngăn chặn, xử lý xe thô sơ, xe cơ giới ba bánh…, gây mất an toàn giao thông. Theo đó, Công an thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, công an các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân sử dụng xe chở hàng cồng kềnh. Kiểm tra, xử lý các trường hợp giả danh xe thương binh, xe đứng tên thương binh nhưng cho thuê, mượn để chở hàng. Đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát, xử lý các cơ sở đóng mới xe thô sơ, xe tự chế không đúng quy định.
PV
Hà Phương

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng
Đời sống - 10 giờ trướcHình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách
Đời sống - 11 giờ trướcNghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Loạt trường THPT ở Hà Nội có điểm chuẩn giảm ‘sốc’ năm nay
Giáo dục - 12 giờ trướcNhững năm trước, thí sinh phải đạt trên 7,5 điểm/môn mới có thể trúng tuyển vào trường này. Tuy nhiên, năm nay thí sinh chỉ cần đạt dưới 5 điểm/môn đã có thể đỗ.

Hiện trạng bán đảo hồ Đống Đa hơn 5.600 m2 chuẩn bị được thu hồi để cải tạo cảnh quan
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Bán đảo hồ Đống Đa (hồ Hoàng Cầu) rộng hơn 5.600m2 sẽ được TP. Hà Nội thu hồi để chỉnh trang, cải tạo tổng thể cảnh quan, biến nơi đây thành không gian công cộng hiện đại của Thủ đô.

Nữ sinh Hà Nội với ‘cú ăn ba’ thủ khoa chuyên Anh thi lớp 10
Giáo dục - 14 giờ trướcỞ mùa tuyển sinh lớp 10 năm 2025, Hứa Quỳnh Bảo (lớp 9A8 Trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội) có 5 lượt đỗ các khối chuyên của 4 trường chuyên, đặc biệt còn đạt “cú ăn ba” thủ khoa khối chuyên Tiếng Anh.

Hướng dẫn mới về chế độ ốm đau, hưu trí trong BHXH bắt buộc
Thời sự - 14 giờ trướcThông tư 12/2025 của Bộ Nội vụ chính thức có hiệu lực từ 1/7, hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội 2024 liên quan đến BHXH bắt buộc.

7 đối tượng lạng lách, đánh võng rồi quay clip 'khoe', Giám đốc Công an chỉ đạo nóng
Pháp luật - 14 giờ trướcNhóm thanh, thiếu niên ở Ninh Bình chạy xe máy tốc độ cao, lạng lách, đánh võng rồi quay clip đăng “chiến tích” lên mạng xã hội. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo điều tra, xử lý nghiêm vụ việc.

Các khu vực có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh ngày 5/7
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết 5/7/2025, mưa rào và giông rải rác còn tiếp diễn ở nhiều khu vực trên cả nước.

Thông tin mới nhất về cơn bão số 2 trong 24 giờ tới
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 có khả năng mạnh thêm hai cấp lên cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 13.

5 con giáp bứt tốc mạnh mẽ từ tháng 7, cuối năm trả hết nợ nần, đón Tết dư dả
Đời sốngGĐXH - Trong 12 con giáp, có 3 con giáp được dự đoán sẽ tỏa sáng rực rỡ từ tháng 7, hứa hẹn những đột phá sự nghiệp và bứt phá tài chính.