Cần biết về điều trị thoái hóa khớp
GiadinhNet - Thoái hóa khớp là một quá trình bệnh lý diễn tiến theo thời gian cùng với sự lão hóa – điều không ai có thể tránh khỏi. Khi được biết như vậy, một số bệnh nhân đã đặt câu hỏi:Nếu không ngăn được tuổi già, không tránh được việc khớp bị thoái hóa thì có cần thiết phải điều trị không?

Kinh tế, khoa học phát triển thì tuổi thọ ngày một nâng cao. Điều này đồng nghĩa với việc người trung niên và cao tuổi ngày một chiếm tỷ lệ lớn. Khi đó, các bệnh lý cơ xương khớp sẽ không chỉ là vấn đề nan giải đối với riêng ngành Y mà còn là mối lo của toàn xã hội. Vì bệnh không chỉ gây đau đớn, biến dạng chi khiến sinh hoạt, đi lại khó khăn mà còn có thể gây tàn phế, làm giảm chất lượng sống của bệnh nhân và gia đình.
Việc chẩn đoán thoái hóa khớp hoàn toàn không khó, cái khó chính là làm sao cho bệnh nhân hiểu, sống chung một cách “hòa bình”, yên ổn với thoái hóa khớp. Một số bệnh nhân thường có xu hướng chủ quan, lơ là; số khác lại lo lắng quá mức, luôn đi tìm các loại thuốc với mong muốn làm cho tình trạng thoái hóa này “biến mất” vĩnh viễn. Cả hai đều không phải là cách tốt nhất để ứng phó với thoái hóa khớp. Nếu bỏ mặc đến đâu hay đến đó, quá trình thoái hóa khớp ngày một tăng tốc khiến cho bệnh trở nặng. Và cũng rất tiếc là đến nay chưa có một biện pháp điều trị hữu hiệu nào nhằm ngăn chặn hoàn toàn tình trạng thoái hóa khớp mà chỉ có thể làm chậm lại quá trình này.
Hiện tại, mục tiêu của việc điều trị là làm sao cho bệnh nhân thoái hóa khớp không đau khi sinh hoạt hàng ngày. Lý tưởng nhất là làm thế nào để khớp được phục hồi, đặc biệt là lớp mô sụn – thành phần quan trọng của khớp. Nhưng đây vẫn chỉ là niềm mơ ước đối với ngành Y.
Biện pháp điều trị thoái hóa khớp phải bao gồm chế độ luyện tập, thuốc men. Trong biện pháp điều trị bằng thuốc có thuốc kháng viêm giảm đau non-steroid, steroid và bổ sung các dưỡng chất cho khớp. Dùng thuốc kháng viêm giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau nhất thời mà không thể làm hồi phục lớp sụn bị thoái hóa. Thuốc cũng sẽ khó cho tác dụng nếu sụn đã hư nhiều. Hơn nữa, nếu sử dụng lâu dài có khả năng gây loét dạ dày, ảnh hưởng đến chức năng thận…
Y học cũng đã tìm ra và áp dụng nhiều loại dưỡng chất đặc biệt để áp dụng vào quá trình ngăn ngừa, điều trị thoái hóa khớp. Ví dụ như: Glucosamine đã được đưa vào hỗ trợ điều trị nhưng tính hiệu quả còn nhiều tranh cãi và các nghiên cứu khoa học cho kết quả đôi khi trái ngược nhau.
Trong sụn, người ta nhận thấy có chứa rất nhiều thành phần chất Collagen Type 2 (chiếm 90% chất collagen trong sụn) nên đã nghiên cứu để cung cấp dưỡng chất này cho khớp. Hiệu quả của bổ sung Collagen Type II, đặc biệt là Collagen Type II không biến tính (UC-II) trong việc hỗ trợ điều trị viêm đa khớp dạng thấp cũng như thoái hóa khớp đã được chứng minh.
Một nghiên cứu của tác giả David C. Crowley và cộng sự tiến hành tại Mỹ, Canada đã cho thấy Collagen Type II không biến tính mang lại kết quả tốt hơn hẳn so với phương pháp dùng Glucosamine trên bệnh nhân thoái hóa khớp sau 30, 60 và 90 ngày sử dụng. Thực tế UC-II có tác dụng lên hệ miễn dịch vì được chiết xuất bằng công nghệ thủy phân nhiệt độ thấp, duy trì cấu trúc phân tử chính xác và đặc tính sinh học ban đầu của collagen tuýp 2 trong tự nhiên.Điều này hoàn toàn khác biệt với các nghiên cứu thất bại trước đây, vì khi chiết xuất bằng công nghệ nhiệt độ cao hay hóa chất, loại collagen này sẽ mất đi cấu trúc và loại bỏ luôn đặc tính sinh học của nó khiến không còn tác dụng có lợi lên hệ miễn dịch.
Như vậy, khi được đảm bảo cấu trúc và tính chất sinh học, UC-II có khả năng hấp thụ trọn vẹn vào cơ thể và thực hiện trúng đích chức năng quan trọng của nó là tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp, cụ thể hơn là tái tạo, sản sinh các sợi collagen tuýp 2 tự nhiên trong cơ thể. UC-II đã được nhìn nhận như một thách thức tiến trình lão hóa khi làm chậm lại một cách hiệu quả sự bào mòn của sụn khớp.Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, giải pháp UC-II cần được gắn liền với một lối sống lành mạnh, vận động hợp lý, tránh các thói quen gây hại cho khớp, đề phòng dinh dưỡng kém và nhiễm trùng cơ thể.
Bên cạnh đó, người bị thoái hóa khớp cần kiểm soát cân nặng, thay đổi thói quen sinh hoạt: Hạn chế leo cầu thang hay khiêng vác nặng, tránh ngồi xổm hay ngồi xếp bằng, tránh vận động quá mức mà không cho khớp nghỉ ngơi. Khi tuổi đã lớn, khớp đã đau, cần tránh các môn thể thao quá mạnh…
Chế độ ăn nhiều rau quả, đủ năng lượng (đạm, tinh bột…), vừa đủ chất béo (ưu tiên dầu thực vật nhiều omega3) cũng giúp cung cấp dinh dưỡng cho sức khỏe của khớp xương. Người bệnh cần tránh ăn quá mặn, quá ngọt, tránh rượu bia và chất kích thích thần kinh vì chất này gây co cứng cơ, giảm tác dụng của thuốc điều trị.
Th.S BS Tăng Hà Nam Anh (Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình- BV Nguyễn Tri Phương)

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 56 phút trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Cách phân biệt carbohydrate 'tốt' và carbohydrate 'xấu'
Sống khỏe - 19 giờ trướcKhông phải tất cả carbohydrate đều như nhau, việc phân biệt carbohydrate 'tốt' với carbohydrate 'xấu' là cần thiết cho sức khỏe và kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách ăn trứng buổi sáng không làm tăng cholesterol, an toàn và tốt nhất cho sức khỏe
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Nếu sáng nào cũng chỉ ăn trứng mà không kết hợp thêm các loại thực phẩm khác, cơ thể sẽ dần thiếu hụt những dưỡng chất thiết yếu...

Cách đơn giản để ăn được nhiều chất xơ hơn
Sống khỏe - 22 giờ trướcChất xơ là một thành phần thiết yếu của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng trên thực tế có rất nhiều người lại không cung cấp đủ lượng khuyến nghị mỗi ngày. Vậy phải làm sao để khắc phục tình trạng này?

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Nam sinh 21 tuổi suy tim, suy thận vì loại đồ uống khoái khẩu giới trẻ Việt yêu thích
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Điều tra bệnh sử, các bác sĩ cho biết nam sinh bị suy thận này không có tiền sử bệnh lý nào khác ngoài việc uống quá nhiều đồ uống tăng lực.

Bất ngờ nguyên nhân khiến nam thanh niên 18 tuổi đang khỏe mạnh bỗng sốc mất máu nguy kịch
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch, da niêm mạc nhợt, huyết áp tụt, bụng chướng, đau dữ dội, nhiều dịch máu trong ổ bụng.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.