Cảnh báo chiêu trò tung tin 'sáp nhập tỉnh' để đẩy giá đất
Trong khi dòng người tấp nập tìm mua đất ở TP Việt Trì (Phú Thọ) khiến giá tăng "dựng đứng" thì theo báo cáo của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn gửi về Sở Xây dựng tỉnh, hiện tại các sàn vẫn gần như "đóng băng", chưa phát sinh giao dịch.
Anh G.Hoàng, một môi giới địa phương cho biết, sau nhiều năm trầm lắng, từ đầu tháng 3, giá đất tại những xã, phường thuộc khu vực trung tâm hành chính của tỉnh Phú Thọ và cửa ngõ của TP Việt Trì (Phú Thọ) tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc tăng mạnh.
Không chỉ tại khu đô thị Bến Gót (phường Thọ Sơn), các khu vực đất nền được người dân coi là vùng ven của TP Việt Trì như khu 14 (Đồi Măng) phường Thanh Miếu, khu đô thị Hạ Bạn (phường Minh Nông)… cũng tăng giá và nhộn nhịp “cò đất” so với thời điểm cuối năm 2024.
Đáng chú ý, khảo sát cho thấy, việc "sốt đất" xảy ra tại khu vực đất nền bỏ trống nhiều năm, mật độ xây dựng còn thưa thớt. Còn tại các dự án nhà ở liền kề, giá bất động sản tại đây vẫn khá ổn định, gần như chưa có sự biến động.

Dòng người đổ về TP Việt Trì (Phú Thọ) hỏi mua đất khiến thị trường bất động sản nóng trở lại sau nhiều năm "đóng băng". Ảnh: Đức Hoàng
Trong khi dòng người tấp nập tìm mua đất khiến giá tăng "dựng đứng" thì theo báo cáo của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn gửi về Sở Xây dựng tỉnh, hiện tại các sàn vẫn gần như "đóng băng", chưa phát sinh giao dịch.
Theo ông Trần Quang Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ, hiện tượng "sốt đất" có thể là giao dịch giữa các cá nhân với nhau.
Trên các hội nhóm về bất động sản, các "cò đất" thường xuyên tung những dòng tin đồn về sáp nhập tỉnh để đẩy giá đất các khu vực.
Ông Nguyễn Anh Thái, Phó Bí thư Đảng uỷ phường Thọ Sơn cho biết, từ ngày 1/3 đến nay chưa có thủ tục nào về chuyển nhượng bất động sản trên địa bàn phường nói chung và khu đô thị Bến Gót nói riêng.
Trao đổi với PV VietNamNet , ông Nguyễn Thế Điệp, Phó Chủ tịch Câu lạc bộ bất động sản Hà Nội cho rằng, thị trường bất động sản liên quan đến vị trí địa lý và tính pháp lý vì vậy kế hoạch sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện với sự thay đổi về địa giới hành chính sẽ tác động đến thị trường.
Sáp nhập tỉnh thường kéo theo làn sóng đầu tư hạ tầng, tạo cơ hội lớn cho bất động sản. Tuy nhiên theo ông Điệp, việc sáp nhập không chỉ làm cho giá bất động sản tăng mà có thể khiến một vài khu vực giảm hoặc giữ giá. Sự di chuyển dân số sẽ khiến khu vực trung tâm đắt hơn nhưng mức độ tăng giá sẽ phụ thuộc vào quy hoạch và đầu tư hạ tầng.
Thực tế, khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội năm 2008, trước đó, giá đất tại thị xã Hà Đông chỉ khoảng 12-15 triệu đồng/m2, nhưng sau đó, với sự phát triển của các tuyến đường như Lê Văn Lương kéo dài và metro Cát Linh - Hà Đông…, giá đã tăng mạnh.
Tuy nhiên, không phải khu vực nào cũng bứt phá như Hà Đông. Tại một số khu vực như huyện Chương Mỹ giá đất chỉ tăng nhẹ rồi chững lại.
Chuyên gia cũng cảnh báo, thông tin sáp nhập có thể dễ kích thích tâm lý đầu cơ, có thể dẫn đến tình trạng giá đất bị sốt ảo.
Ghi nhận từ thực tế cho thấy, việc sử dụng tin đồn đẩy giá sốt đất đã từng gây ra "bong bóng" bất động sản, khiến nhiều nhà đầu tư phải chịu thiệt hại.
Theo ông Điệp, nhà đầu tư khi tham gia thị trường phải nắm bắt thông tin về mặt vĩ mô, chính trị, kinh tế. Đặc biệt, theo dõi sát thông tin quy hoạch từ cơ quan Nhà nước để đưa ra những quyết định không rủi ro, không nên đầu tư dựa trên tin đồn.
Đánh giá về xu hướng đầu tư, ông Lê Đình Chung, Tổng giám đốc CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản SGO Homes, cho biết, quan điểm của các nhà đầu tư hiện nay tập trung ở những thị trường có hạ tầng giao thông phát triển, gắn liền với sản xuất đặc biệt là khu công nghiệp, trong đó đảm bảo về pháp lý là yếu tố quan trọng nhất.
“Nhà đầu tư phải có sự nghiên cứu kỹ về hạ tầng giao thông, dự kiến phát triển cũng như giá của bất động sản địa phương để đưa ra quyết định phù hợp để không bị tình trạng tâm lý đám đông.
Việc nghiên cứu kỹ vùng giá tại thị trường địa phương rất quan trọng để đưa ra mức giá phù hợp tạo hiệu quả đầu tư cao. Cùng với đó, nhà đầu tư cần lưu ý cân đối về tài chính đối với việc sử dụng đòn bẩy đảm bảo về sự thanh khoản sau này”, ông Chung nói.

Hà Nội: Phát hiện 3 kho đông lạnh chứa gần 11 tấn thịt bò, nội tạng bò bốc mùi
Bảo vệ người tiêu dùng - 14 phút trướcGĐXH - Ngày 29/4, Đội QLTT số 17 (Chi cục QLTT TP Hà Nội) đã phát hiện gần 11 tấn hàng hóa là thịt bò và nội tạng bò chứa trong 03 kho đông lạnh, chưa qua sử dụng nhưng không nhãn mã, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Phân khúc nhà dưới 2 tỷ đồng gần như biến mất
Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trướcTrong bối cảnh nguồn cung dự án mới vẫn nghiêng hẳn về phân khúc cao cấp, khiến giá nhà tăng cao đã làm giấc mơ an cư của người thu nhập trung bình và thấp ngày càng xa vời. Phân khúc dưới 2 tỷ đồng hoàn toàn biến mất khỏi thị trường sơ cấp.

Tiểu thương công khai bày bán hàng tấn thực phẩm bẩn 'made in China' nhiều 'không'
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 28/4, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, lực lượng chức năng đã phát hiện 17.500 sản phẩm là thực phẩm gồm: xúc xích, chân gà, cánh gà, ớt bột nhập lậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Toàn bộ hàng hóa đề ghi nhãn 'made in China' và không có nhãn phụ.

Phát hiện hơn 25 tấn vitamin, collagen không rõ nguồn gốc, do người nước ngoài làm chủ
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 27/4, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp vừa được phát hiện tại Bắc Ninh.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Nhu cầu về xăng dầu tăng cao, phải cung ứng đủ và đầy trong mọi tình huống
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước yêu cầu, trong mọi tình huống phải cung cấp đủ xăng dầu cho cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp.

Hơn 3 tấn khí nghi là khí cười bị tạm giữ để điều tra nguồn gốc
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Ngày 26/4, lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh đã phát hiện và tạm giữ hơn 3 tấn nghi chứa khí cười (N2O), tương đương 190 chai kim loại.

Sự việc hàng ngàn TPBVSK An Vị Mộc Linh đổ đống ở vỉa hè: Rác thải y tế sẽ được xử lý như thế nào?
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, quy định xử lý rác thải của cơ sở y tế với các sản phẩm hết hạn rất chặt chẽ, xử lý theo đúng quy định với rác thải thông thường trong cơ sở y tế, không được xả thải ra môi trường.

Điểm danh 12 loại thực phẩm dinh dưỡng là hàng giả Bộ Y tế yêu cầu kiểm tra, thu hồi
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố rà soát, kiểm tra, tiến hành thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng là hàng giả.

Đại diện Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước chỉ cách nhận diện trái cây Việt chuẩn
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Ngày 23/4, tại Hà Nội, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã mở không gian trưng bày trái cây nội địa và hướng dẫn người dân cách nhận diện trái cây Việt Nam ‘xịn’ cũng như tiếp cận các thông tin từng loại trái cây thông qua quét mã.

'Điểm' hàng loạt hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược yêu cầu tăng cường kiểm soát
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Trong công tác kiểm tra hậu mại một số tổ chức sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, Cục Quản lý Dược, Sở Y tế đã phát hiện một số tổ chức có các vi phạm trong quá trình sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Vị Mộc Linh đổ đống trên đường Nguyễn Lân (Thanh Xuân, Hà Nội), lãnh đạo địa phương nói gì?
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Theo lãnh đạo UBND phường Khương Mai (Thanh Xuân, Hà Nội), Phường đang yêu cầu công an phối hợp mời công ty có địa chỉ trong sản phẩm lên làm việc liên quan đến hàng ngàn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe An Vị Mộc Linh vứt tràn lan ở vỉa hè.