Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh báo nấm ma gây ngộ độc có hình dáng giống nấm ăn

Thứ tư, 09:42 03/12/2014 | Sống khỏe

GiadinhNet - Các vụ ngộ độc nấm liên tiếp diễn ra trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong tháng 11 vừa qua đã khiến hàng chục người phải nhập viện. Các cơ quan chức năng xác định loại nấm gây ra nhiều vụ ngộ độc này là nấm ma. Nấm ma có màu trắng khó phân biệt với các loại nấm khác nên nhiều người vẫn thường nhầm lẫn khi sử dụng làm thực phẩm.

 

Nấm ma có hình dáng khá giống một số loại nấm ăn được. 	Ảnh: TL
Nấm ma có hình dáng khá giống một số loại nấm ăn được. Ảnh: TL

 

Liên tiếp các vụ ngộ độc nấm ma

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lai Châu đã có báo cáo về vụ ngộ độc nấm vừa xảy ra. Theo đó, vào ngày 29/11/2014 xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm do ăn nấm rừng tại hai hộ gia đình ở  bản Phan - Xi - Hoa, xã Nùng Nàng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu.  Ngay sau khi nhận được thông tin, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã cử đoàn công tác phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Tam Đường, Trạm Y tế xã và Bệnh viện Đa khoa tỉnh nhanh chóng tiến hành cấp cứu, cứu chữa cho bệnh nhân, tổ chức điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm.

Đơn vị này cho biết, các bệnh nhân đã được chuyển đến Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu. Tổng số 10 bệnh nhân người Mông, tuổi từ 2 - 48 tuổi phải nhập viện trong tình trạng buồn nôn, nôn ra thức ăn kèm theo đau tức bụng, không đi ngoài, không hoa mắt, không chóng mặt. Tiền sử bệnh đều liên quan đến bữa ăn chung của gia đình tối ngày 29/11/2014 với món canh nấm rừng. Các bệnh nhân được xét nghiệm chẩn đoán ngộ độc do nấm độc, điều trị tích cực bằng các biện pháp như cho uống than hoạt tính, truyền dịch hồi sức, dùng thuốc để bảo vệ chức năng gan, giải độc cơ thể. Đến 8h ngày 1/12/2014, sức khỏe của 10 bệnh nhân ổn định, các kết quả xét nghiệm trở về bình thường và đang chờ xuất viện.

Các bác sỹ xác định, thức ăn chứa tác nhân gây ngộ độc thực phẩm là nấm rừng do hai bố con ông Giàng A Cha và Giàng A Lứ hái được (khoảng 2kg nấm rừng) và đem về nhà chia cho hai gia đình để chế biến thành canh nấm ăn vào bữa cơm tối (khoảng 18h) cho 14 người cùng ăn. Sau khi ăn khoảng 1 – 1 giờ 30 phút, tất cả 14 người đều có biểu hiện buồn nôn, nôn ra thức ăn kèm theo đau tức bụng. 10 người có biểu hiện nặng đã được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu để điều trị; 4 người sau khi nôn ra thức ăn trở lại bình thường nên điều trị ở nhà.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lai Châu và Trung tâm Y tế huyện Tam Đường đã lấy được mẫu nấm gửi về Trung tâm Chống độc Học viện Quân y xác định loài nấm gây ngộ độc và độc tính. Kết quả nhận dạng bước đầu tại thực địa cho thấy, thủ phạm gây ra vụ ngộ độc này nghi ngờ là loài nấm ma (Omphalotus nidiformis) với độc tố là illudin, gây co thắt, kích thích đường tiêu hóa (không gây tiêu chảy).

Tháng 11/2014 vừa qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu cũng đã xảy ra một vụ ngộ độc mà nguyên nhân được xác định là từ nấm ma. Vụ ngộ độc này xảy ra tại bản Si Cha Chải, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ khiến 19 người nhập viện. Tính từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn Lai Châu xảy ra 5 vụ ngộ độc nấm ma.

Nhận diện nấm ma

Các vụ ngộ độc nấm ma không chỉ xảy ra trên địa bàn tỉnh Lai Châu mà còn được ghi nhận ở một số các tỉnh miền núi phía Bắc. Do nấm có hình dáng, màu sắc khá giống với nấm ăn nên nhiều người đã bị nhầm lẫn. Thông thường, dân gian chỉ truyền tai nhau các loại nấm có màu sắc sặc sỡ thường gây độc nên ít người nghĩ loại nấm này có chứa độc tố.

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng như các địa phương đã nhiều lần cảnh báo về ngộ độc nấm ma nhưng các vụ ngộ độc vẫn xảy ra. Nạn nhân thường là đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặc điểm nhận dạng nấm ma cho thấy, mũ nấm có hình phễu hoặc hình quạt, màu kem hoặc xám hoặc hơi vàng, giữa mũ nấm có màu từ vàng nhạt đến xám hoặc nâu, đường kính 5 - 15cm (màu nấm phụ thuộc nấm mọc trên cây gỗ mục nào). Mép mũ nấm thường cuốn xuống. Phiến nấm có màu trắng đến hơi vàng. Cuống nấm thường đính lệch vào mũ nấm và thịt nấm có màu trắng. Nấm thường mọc thành cụm trên gỗ mục hoặc trên mặt đất có gỗ, lá mục. Loài nấm này phát sáng vào ban đêm sau cơn mưa hoặc khi trời ẩm.

Theo Cục An toàn thực phẩm, độc tố của nấm ma là illudin - chất phát quang hay còn gọi là chất lân tinh (phát sáng trong bóng tối). Đây là loài nấm gây rối loạn tiêu hóa và không gây chết người. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện sau ăn nấm khoảng 30 phút – 3 giờ (tùy theo số lượng nấm đã ăn và lượng thức ăn kèm theo) với biểu hiện: Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng (gây co thắt, kích thích đường tiêu hóa). Điểm đặc biệt của loài nấm này là thường không gây tiêu chảy cho người bị ngộ độc.

Khi phát hiện người nhiễm độc do sử dụng nấm ma cần gây nôn, rửa dạ dày (tại tuyến y tế cơ sở hoặc ở tuyến bệnh viện nếu bệnh nhân đến sớm). Cho uống than hoạt (1g/kg thể trọng) kèm 4 gói sorbitol (5g/gói); truyền dịch hoặc uống oresol; điều trị triệu chứng. Thông thường bệnh nhân sẽ khỏi trong vòng 3 – 5 ngày.

 

Đặc điểm nhận dạng nấm ma

Mũ nấm có hình phễu hoặc hình quạt, màu kem hoặc xám hoặc hơi vàng, giữa mũ nấm có màu từ vàng nhạt đến xám hoặc nâu, đường kính 5 - 15cm (màu nấm phụ thuộc nấm mọc trên cây gỗ mục nào). Mép mũ nấm thường cuốn xuống.

Phiến nấm có màu trắng đến hơi vàng.

Cuống nấm thường đính lệch vào mũ nấm, thịt nấm có màu trắng.

Nấm ma thường mọc thành cụm trên gỗ mục hoặc trên mặt đất có gỗ, lá mục.

Loài nấm này phát sáng vào ban đêm sau cơn mưa hoặc khi trời ẩm.

 

Hoàng Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ

Sống khỏe - 21 phút trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

Y tế - 26 phút trước

GĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 42 phút trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 triệu chứng mỡ nội tạng dư thừa và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

4 triệu chứng mỡ nội tạng dư thừa và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?

Sống khỏe - 6 giờ trước

GĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết

Sống khỏe - 6 giờ trước

Ăn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sống khỏe - 11 giờ trước

Một nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt

Bài thuốc trị bệnh từ lá lốt

Sống khỏe - 12 giờ trước

Lá lốt không chỉ là gia vị thơm ngon trong ẩm thực Việt Nam, mà còn là vị thuốc nam có nhiều công dụng trong điều trị bệnh lý khác nhau.

Top