GĐXH - Đằng sau trào lưu 'bắt pen' với vài triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận; ít ai biết được hậu quả nghiêm trọng của trò chơi 'nghịch dại' này có thể dẫn tới chết người chỉ trong phút chốc.
Trò chơi "bắt pen" nguy hiểm như thế nào đến tính mạng con người?
Những ngày gần đây, trào lưu 'bắt pen' trở nên phổ biến trên mạng xã hội TikTok, thu hút sự tham gia đông đảo của giới trẻ. Trào lưu này xuất hiện khi tài khoản TikTok K.T đăng tải video mô tả cách thức thực hiện trò chơi này và nhanh chóng lan truyền với hơn 3,5 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận, chia sẻ.
Theo nhiều clip 'bắt pen' trên mạng xã hội, trò chơi này sẽ được thực hiện bởi 2 người. Một người sẽ ấn mạnh vào hai bên mạch máu cổ của người còn lại để tìm kiếm cảm giác lâng lâng hoặc 'phê pha giả tạo'. Người bị 'bắt pen' sẽ có tình trạng không tỉnh táo, thậm chí ngất xỉu, khiến người xung quanh phải lay, tát vào mặt để trở lại trạng thái bình thường.
Ngày 14/10 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã đưa ra cảnh báo về trò chơi nguy hiểm này. Theo đó, nếu thực hiện ấn vào 2 động mạch cảnh vài giây sẽ không gây nguy hiểm nhưng nếu ấn lâu thì có thể gây thiếu máu não trầm trọng. Khi máu không được cung cấp đủ cho não, có thể dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu, thậm chí tổn thương não. Các tế bào não bị thiếu máu 5 phút sẽ không thể phục hồi.
Các video "bắt pen" nở rộ trên TikTok có thể gây nguy hiểm cho người chơi.
Nguyên nhân của trào lưu "bắt pen" là nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, thường muốn thử nghiệm những cảm giác mạnh mẽ và khác biệt. Tuy nhiên, cảm giác thích thú chỉ diễn ra trong mấy giây nhưng hậu quả của nó vô cùng nguy hiểm không thể lường trước được.
Hành động "bắt pen" có thể kích thích một số phản xạ trong cơ thể, dẫn đến ngưng tim đột ngột. Ngoài ra, áp lực mạnh lên cổ có thể gây chấn thương cho các cấu trúc xung quanh, bao gồm dây thần kinh, mạch máu và các tổ chức mô mềm xung quanh. Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh lý về tim mạch hoặc huyết áp có thể gặp hậu quả nghiêm trọng hơn, có thể tử vong ngay lập tức. Việc chèn ép động mạch cảnh có thể làm xuất hiện các cục máu đông (huyết khối), khi huyết khối di chuyển lên não sẽ gây ra đột quỵ.
Giới trẻ có được an toàn khi những trò chơi nguy hiểm tràn lan trên mạng xã hội?
Trong thời buổi công nghệ số, việc giới trẻ tiếp xúc với nền tảng mạng xã hội không còn là điều hiếm gặp. Tuy nhiên, những trò chơi đầy rủi ro, nguy hiểm như thế phổ biến trên mạng xã hội TikTok có thể cướp đi tính mạng của giới trẻ, đặc biệt là các em nhỏ dễ bắt học và làm theo bất cứ lúc nào.
Trước đó, vào tháng 11/2020, một bé trai 8 tuổi ở Đồng Nai đã từng bị tử vong trong tư thế treo lơ lửng trong nhà vệ sinh được cho là chơi trò chơi 'thử thách Momo' trên Internet. Hay một bé gái 5 tuổi tại TP.HCM tử vong sau khi xem và làm theo video hướng dẫn trò "thắt cổ nhưng vẫn thở được" trên mạng xã hội.
Với cách thức hoạt động của TikTok, bất kì clip nào có nội dung sáng tạo, thu hút nhiều người xem thì sẽ trở thành trào lưu. Giới trẻ tiếp xúc hàng ngày trên nền tảng này và 'bắt trend' một cách mù quáng rất dễ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Các chuyên gia khuyến cáo, gia đình và nhà trường cần tăng cường giám sát, nhắc nhở và giáo dục thanh thiếu niên nâng cao nhận thức trước những trào lưu nguy hiểm trên mạng xã hội. Việc trang bị kiến thức đúng đắn, kịp thời ngăn chặn các hành vi bất thường là cách duy nhất để tránh những hậu quả đau lòng có thể xảy ra.
GĐXH - Trên mạng xã hội, trend phất cờ Tổ quốc đang trở thành xu hướng hot rần rần trong không khí ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Trào lưu này đã làm lan tỏa tinh thần yêu nước và bày tỏ lòng biết ơn về sự hy sinh của thế hệ đi trước.
GĐXH - Trong những ngày gần đây cụm từ 'thợ săn Hồng Hài Nhi' đang trở thành xu hướng lan truyền trên mạng xã hội. Theo đó, cụm từ này dùng để ám chỉ các mối quan hệ tình cảm giữa các chàng trai trẻ tuổi và những người phụ nữ lớn tuổi hơn (tình yêu chị - em).
GĐXH - Ngày đầu tiên mở bán tại Việt Nam (27/9), có tới hơn 1.100 tỷ đồng được chi để mua 37.000 chiếc điện thoại Iphone 16. Điều này đã chứng tỏ rằng người Việt Nam 'chịu chơi' tới mức nào để 'lên đời' điện thoại.
GĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.
GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.
GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?
GĐHX - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 1/7, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to kèm theo đó là nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất.
GĐXH - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 30/6 và ngày 1/7, Bắc Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to kèm theo đó là nguy cơ về lũ quét, sạt lở đất.
Dù tiềm ẩn nguy cơ tai nạn chết người, nhiều xe ba gác tự chế chở hàng cồng kềnh, đặc biệt là kéo theo các tấm tôn dài đến gần chục mét, vẫn vô tư lưu thông trên các tuyến phố trung tâm Đà Nẵng, bất chấp sự lo lắng của người dân và quy định cấm của cơ quan chức năng.
GĐXH - Từ ngày 1/7/2025, việc sang tên sổ đỏ được thực hiện khi có các thay đổi liên quan đến quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Sang tên sổ đỏ theo quy định mới có gì thay đổi?