Cảnh báo trẻ bị bỏng nghiêm trọng do sự bất cẩn của người lớn
GiadinhNet - Trẻ em vốn hiếu động, tò mò, lại chưa ý thức được sự nguy hiểm của tai nạn thương tích. Nhất là những ngày hè, trẻ không phải đến trường, có nhiều thời gian vui chơi, trong khi bố mẹ vẫn bận rộn với công việc nên nguy cơ trẻ bị bỏng rất cao.
Trẻ bị bỏng do sự bất cẩn, thiếu quan tâm của người lớn
Bỏng là một trong những nguyên nhân tai nạn thương tích hàng đầu ở trẻ. Hầu hết trẻ bị bỏng nặng đều xảy ra tại gia đình và do sự bất cẩn của người lớn. Chỉ vì một phút chủ quan không để ý đến trẻ em, người lớn có thể vô tình để xảy ra những bi kịch thương tâm cho trẻ.
Mới đây, một vụ tai nạn đau lòng đã xảy ra tại ở khu 3, Đồng Luận, Thanh Thủy, Phú Thọ. Nạn nhân là các cháu Lê Mạnh Hùng (8 tuổi), cháu Lê Khánh Linh (6 tuổi) bị bỏng độ 3, bỏng rải rác 50% cơ thể và bé Lê Ngọc An (2,5 tuổi) bị bỏng độ 2, chiếm 30% cơ thể. Theo thông tin, ngày 9/8, cả 3 bé sang nhà cô ruột của mình chơi. Thấy cô nướng mực bằng cồn nên cả ba cháu đứng xem. Khi nướng mực, người cô lại không tắt quạt nên gió đã tạt lửa từ cồn bén vào các cháu đứng đó khiến cả ba cháu như ngọn đuốc sống.
Mặc dù cả ba cháu đã được sơ cứu và đưa thẳng đến bệnh viện điều trị nhưng vẫn bị bỏng rất nặng, đặc biệt là bé trai lớn Lê Mạnh Hùng.
Hình ảnh bé Linh đang nằm điều trị ở viện Bỏng quốc gia.
Hiện nay, bé Hùng đã trải qua đợt phẫu thuật lần 1 và chuẩn bị ca mổ lần 2. Theo các bác sĩ của Viện Bỏng quốc gia, cháu bị bỏng cồn nên vết bỏng loang nhanh, bỏng sâu và dễ biến chứng. Chi phí điều trị cho các bé vô cùng lớn, riêng bé Hùng đã lên đến hơn trăm triệu đồng, đáng tiếc cả Linh và Hùng đều không có Bảo hiểm y tế.
Hình ảnh chị Kính vừa bế con út vừa ngồi chăm cháu Linh.
Nhìn bé Hùng bỏng nặng phải thở ôxy, bông băng quấn khắp người em, không ai cầm được nước mắt. Chị Kính - mẹ của 3 cháu bé và chồng đau đớn, héo hắt từng ngày.
Những vụ trẻ bị bỏng nghiêm trọng do sự bất cẩn của cha mẹ, người lớn không phải là hy hữu bởi vì trẻ hay tò mò, hiếu động, hay chạy nhảy nên vô tình gặp nạn. Trước đó, vào khoảng 11h trưa ngày 21/7, tại thôn Thác Bưởi 1 - xã Tiên Lãng - Tiên Yên - Quảng Ninh, một bé gái sinh năm 2014 đã bị bỏng diện rộng và phải tiến hành phẫu thuật ghép da chỉ vì với vào nồi canh đang sôi.
Chị Nguyễn Thị Dương, mẹ bé Nguyễn Gia Hân cho biết: Vào thời điểm xảy ra sự việc, ở nhà chỉ có hai mẹ con nấu cơm trong bếp, trong lúc chị đi vệ sinh thì bé Hân lấy ghế kê rồi trèo lên cao với nồi canh đang sôi nên bị đổ vào người. Ngay khi sự việc xảy ra, bé Gia Hân lập tức được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện huyện Tiên Yên, rồi Bệnh viện Tỉnh Quảng Ninh. Nhưng do vết bỏng quá nặng, bé Gia Hân được chuyển lên Viện Bỏng Quốc gia.
Tại đây, các bác sĩ cho biết, bé Gia Hân bị bỏng diện rộng, các vết bỏng sâu, chảy dịch vàng, 2 bên bẹn bị bỏng nặng nhất. Các bác sĩ dự kiến, bé Gia Hân sẽ phải phẫu thuật ghép da.
Hồi năm 2015, một vụ tai nạn bỏng thương tâm khiến cho cậu bé 5 tuổi Ngô Công Tuấn Anh bị biến dạng chỉ vì anh trai nướng hạt điều cạnh đống rơm.
Vụ tai nạn không may đã khiến em bị bỏng nặng toàn thân với diện tích lên tới 85%, sâu 21%, phải nằm trong khoa hồi sức cấp cứu của viện Bỏng hơn 1 tháng trời.
Những vết sẹo nâu đen, chạy dài trên cơ thể, bao trùm gần kín khuôn mặt... đã khiến em từ một bé trai kháu khỉnh phải mang một vẻ ngoài kì dị. Điều đáng nói là em bị bỏng thể co rút, ngày trời trở gió, các vết sẹo rất đau và ngứa, chân tay và các cơ đều bị những vết thương làm cho co rúm, khó vận động.
Hình ảnh bé Tuấn Anh bị bỏng nghiêm trọng đang phải điều trị trong bệnh viện.
Mùa hè thường xảy ra nhiều tai nạn bỏng thương tâm ở trẻ
Mùa hè, trẻ được ở nhà cùng gia đình nhưng do người lớn mải làm việc hoặc không đề phòng được những nguy cơ bất ngờ gây bỏng cho trẻ như để bát canh nóng gần chỗ trẻ chơi, đặt nồi cơm điện đang sôi dưới nền nhà… chỉ cần một phút người lớn bất cẩn, trẻ đã có thể bị bỏng.
Mặt khác, nghỉ hè, số trẻ bị bỏng đến bệnh viện điều trị tăng lên đáng kể. Điều đáng lo là có đến gần một nửa số trẻ bị bỏng nằm viện để lại di chứng trên cơ thể. Nhiều trường hợp trẻ bị bỏng sâu phải cấy ghép da. Phần lớn trẻ bị bỏng nặng là do gia đình không biết cách sơ cứu cho trẻ. Đặc biệt là trẻ từ 1 đến 3 tuổi. Độ tuổi này trẻ chưa nhận thức được những tai nạn rình rập xung quanh
Tại Khoa Bỏng trẻ em của Viện Bỏng quốc gia hiện khoảng gần 50 bệnh nhi, 80% trong số đó là bệnh nhân ở các vùng nông thôn chuyển về. Vào mùa cao điểm (giữa hè), con số bệnh nhi điều trị tại khoa có thể lên đến 60 người.
Trẻ bị bỏng nặng đang điều trị tại Khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn. (Ảnh. Thu Trịnh)
Cách phòng tránh và sơ cứu khi trẻ bị bỏng
Theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa, bỏng rất nguy hiểm, bởi không chỉ gây đau đớn, trẻ bị bỏng có tỷ lệ tử vong rất cao. Chỉ cần bỏng 3% nhưng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách có thể khiến trẻ bị nhiễm trùng và dẫn đến tử vong. Bởi vậy, cha mẹ cần chủ động trang bị cho con trẻ những kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích, trong đó có bỏng.
Khi trẻ hiểu và tiếp thu được lời người lớn, cha mẹ hãy cung cấp kiến thức cụ thể giúp bé hiểu về các vật phát nhiệt, gây nóng, sự nguy hiểm của bỏng để bé tránh những trò nghịch có nguy cơ gây bỏng. Nên thiết kế, sắp xếp đồ đạc trong nhà, đảm bảo các nguồn nhiệt, các vật dụng nóng sôi, các chất dễ cháy, chất sinh lửa, đồ điện như: nến, bếp lò bếp ga, máy sấy tóc, phích nước nóng, bàn là tránh… ở nơi an toàn, tránh xa tầm với của trẻ. Bố trí nơi nấu ăn hợp lý, tốt nhất nên là phòng riêng, có khóa cửa để trẻ không thể tới gần khi người lớn không có mặt ở khu vực đó. Tuyệt đối không để trẻ (từ 10 tuổi trở xuống) ở nhà một mình.
Ảnh: Minh họa
Việc sơ cứu ban đầu đúng cách khi trẻ bị bỏng là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho vết thương không bị ăn sâu vào bên trong, tránh tình trạng bội nhiễm và biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ không may bị bỏng, cha mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng và thực hiện các bước sau:
- Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nước sạch có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước đá, nước mắm, kem đánh răng, giấm… bôi lên vết bỏng.
- Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng, quần áo… trước khi vết bỏng sưng nề. Lưu ý không lộn áo qua đầu vì có thể làm bỏng thêm ở mặt và trợt da trẻ. Có thể dùng kéo cắt hoặc dùng tay xé áo ra.
- Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn, không có gạc thì dùng vải sạch.
- Nếu trẻ bị bỏng ngừng thở phải hô hấp nhân tạo, ngừng tim phải bóp tim ngoài lồng ngực. Nếu trẻ tỉnh, kêu la thì người lớn cần an ủi, động viên để trẻ bớt hoảng sợ, có thể cho trẻ uống nước, uống thuốc giảm đau rồi đặt trẻ ở tư thế nằm.
- Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau quá trình sơ cứu cần khẩn trương chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và điều trị kịp thời.
BS. Nguyễn Thống tại Bệnh viện Xanh Pôn khuyến cáo cho các bậc phụ huynh: Cách tốt nhất để giảm nhiệt cho vùng bị bỏng là ngâm hoặc dội nước sạch, nước đun sôi để nguội nhằm hạn chế vết thương không ăn sâu vào bên trong; không dùng đá lạnh để chườm vì trẻ có thể bị bỏng lạnh.
Phạm Hậu (th)
Đây là lý do vì sao người mệnh này không nên trồng hoa nhài trong nhà
Phong thủy - 53 phút trướcGĐXH - Hoa nhài vừa đẹp lại có mùi thơm, giúp thư giãn tinh thần và mang ý nghĩa phong thủy nhất định. Tuy nhiên, bài viết dưới đây sẽ tiết lộ kiểu người không nên trồng hoa nhài và những tác động bất ngờ mà loài hoa này có thể gây ra.
Quế Vân chăm lau rửa biệt thự chục tỷ, tiết lộ dự định bất ngờ
Không gian sống - 14 giờ trướcGĐXH - Qua khoảnh khắc dọn nhà của Quế Vân cũng có thể thấy ban công xanh mát nhà nữ ca sĩ. Cô đã tạo nên không gian sống rất lý tưởng, đầy hơi thở thiên nhiên.
Chọn giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành đem đến tài lộc, may mắn tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024
Ở - 14 giờ trướcGĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết, chọn các khung giờ đẹp động thổ, khai trương, xuất hành trong tuần mới từ 25/11 - 1/12/2024, bạn có thể tham khảo dưới đây để đón điều lành, tránh điều không may.
Sắp hết năm, hãy vứt ngay 4 thứ này trong nhà!
Mẹo vặt - 17 giờ trướcCuối năm, mỗi gia đình sẽ tổng vệ sinh và vứt bỏ những đồ đạc không dùng đến trong nhà, để nhà cửa luôn sạch sẽ, ngăn nắp.
Mẹo xử lý cửa kính bị hấp hơi nước
Mẹo vặt - 17 giờ trướcCửa kính trong nhà dễ bị hấp hơi nước vào những ngày mưa ẩm, hay khi nhiệt độ bên trong và bên ngoài chênh lệch nhiều, phải làm sao để xử lý?
Đừng dại lắp 5 kiểu rèm này trong nhà, có loại hại sức khỏe trầm trọng
Không gian sống - 17 giờ trướcDù đắt hay rẻ tiền thì vẫn phải cảnh giác với 5 loại rèm cửa này.
Cách trồng cây chanh trong chậu sai quả quanh năm
Mẹo vặt - 21 giờ trướcGĐXH - Cách trồng chanh trong chậu không chỉ mang lại không gian xanh mát cho ngôi nhà mà còn cung cấp những trái chanh tươi ngon, giàu nguồn vitamin C.
Mẹo cất giữ gia vị cực hay để căn bếp luôn gọn gàng
Mẹo vặt - 23 giờ trướcVới vô số loại chai lọ gia vị khác nhau, việc sắp xếp chúng sao cho khoa học và thẩm mỹ lại là bài toán không hề đơn giản.
Cách đuổi chuột bằng long não an toàn, hiệu quả tại nhà
Mẹo vặt - 1 ngày trướcGĐXH - Đối mặt với nạn diệt chuột, người ta đã tìm ra nhiều phương pháp để đuổi chúng. Một trong số đó là dùng long não đuổi chuột bởi nó có khả năng tạo ra mùi hôi gây khó chịu cho chuột, khiến chúng phải bỏ đi.
Ý nghĩa của việc trồng cây vạn tuế trước nhà
Phong thủy - 1 ngày trướcVới nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.
Ngâm rau nước muối xưa rồi, muốn rau sạch thì hãy làm theo cách này
Mẹo vặtGĐXH - Rửa rau bằng nước muối được các chị em nội trợ áp dụng để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu, diệt trứng sán… Tuy nhiên, rửa rau bằng nước muối là thói quen cũ, không nên duy trì. Dưới đây là một số cách giúp làm sạch rau củ.