Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cấp cứu vì thích ăn cà rốt

Thứ sáu, 13:27 16/08/2013 | Y tế

GiadinhNet - Cà rốt là một loại củ có nhiều chất đường, vitamin, muối khoáng, đặc biệt là vitamin C và caroten rất tốt cho cơ thể. Chính vì nghĩ công dụng của cà rốt tốt như vậy nên nhiều gia đình đã cho trẻ ăn quá nhiều, hậu quả là có trẻ phải nhập viện vì cà rốt.

Cấp cứu vì thích ăn cà rốt 1

Bệnh nhi 29 tháng tuổi phải nhập Bệnh viện Nhi Đồng 1 do ăn nhiều cà rốt. Ảnh: BC.

Nhập viện trong tình trạng tím tái

Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM vừa tiếp nhận một bệnh nhi 29 tháng tuổi, tạm trú tại Bình Dương, được bệnh viện tuyến dưới chuyển đến trong tình trạng tím môi, tím tay chân, toàn thân mệt mỏi. Trước đó, bệnh nhi bị sốt nhẹ, ho, sổ mũi. Gia đình cho bé đến khám tại phòng mạch tư nhân ở gần nhà và được bác sĩ cho uống thuốc amoxicillin, acemol, vitamin C nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm.

Đến ngày thứ 3, gia đình thấy bé có dấu hiệu chuyển bệnh nặng mới đưa con đến nhập viện địa phương, sơ cứu thở ôxy sau đó chuyển lên Bệnh viện Nhi Đồng 1. Lúc này, bé đã trở nên lừ đừ, thở mệt, môi tím, đầu chi tím, nhịp tim nhanh. Qua thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm, chụp X quang tim phổi, siêu âm... cho thấy bệnh nhi bị methemoglobin máu. Ngay lập tức cháu được cho thở ôxy và dùng thuốc giải độc xanh methylen tiêm mạch liều 1mg/kg. Sau 30 phút tiêm xanh methylen, bé đã bớt tím môi, tay chân và hồng hào trở lại sau 1 giờ.

“Khi chúng tôi khai thác kỹ bệnh sử mới biết người nhà thường nấu canh súp có cà rốt cho trẻ ăn và trẻ cũng thích ăn cà rốt sống. Sau nhiều ngày sử dụng, trẻ bị methemoglobin máu do nồng độ chất nitrate có nhiều trong cà rốt. Hiện trẻ đã được xuất viện và được dặn dò chu đáo về cách sử dụng một số loại thức ăn cũng như thuốc có thể gây methemoglobin cho trẻ”, BS Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết.

Cũng theo BS Minh Tiến, methemoglobine là sản phẩm của hemoglobine bị ôxy hóa, trong đó Fe hóa trị 2 trong hemoglobine được chuyển thành Fe hóa trị 3. Hemoglobine có khả năng chuyên chở ôxy đến mô cơ thể nên làm da niêm có màu hồng trong khi methemoglobine không có khả năng vận chuyển ôxy nên làm da niêm tím tái. Bình thường, trong hồng cầu vẫn hình thành methemoglobine (<1%) nhưng không tồn tại lâu, vì cơ thể có hệ thống men khử methemoglobine thành hemoglobine bình thường. Tuy nhiên, có một số tác nhân ôxy hóa mạnh như hóa chất (Chlorates, Aniline - phẩm nhuộm, Trinitrotoluene - thuốc nổ), thuốc (Nitroglycerine, Sulfonamide, Primaquine, Chloroquine, Lidocain, Prilocain - EMLA, Benzocain - gây tê tại chỗ, Nitrate bạc - bôi bỏng) hay một số loại thức ăn có hàm lượng nitrate cao gây biến đổi hemoglobine thành methemoglobine quá khả năng bù trừ của hệ thống men khử đưa đến tăng methemoglobine máu, dẫn đến bệnh nhân bị tím tái.

Ăn bao nhiêu thì vừa?

Khi dùng cà rốt, bạn nên chọn những củ còn non, màu đỏ da cam tươi, rửa sạch, cạo vỏ chứ không gọt vỏ sâu vì các vitamin và muối khoáng tập trung nhiều ở lớp vỏ ngoài của cà rốt.

Theo các nhà dinh dưỡng, cà rốt là một loại củ có nhiều chất đường, vitamin và muối khoáng, đặc biệt là vitamin C và caroten là chất tiền vitamin A, khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A rất tốt cho cơ thể. Trong 100g cà rốt có 88g nước, 8g đường, 1.5g protid, 1.2g xenluloza, 43mg canxi, 39mg photpho, 0.8mg sắt, 0.06mg vitamin B1, 0.06mg vitamin B2, 0.4mg vitamin PP, 0.8mg vitamin C và từ 1 đến 9mg–caroten…

Ngoài giá trị dinh dưỡng, cà rốt còn là một vị thuốc tốt chữa được nhiều bệnh. Chất sắt và vitamin A trong cà rốt có tác dụng phòng và chữa thiếu máu, tăng cường khả năng sinh trưởng đối với trẻ em. Đặc biệt tốt với những trường hợp tiêu chảy nhẹ làm mất các nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, khiến nhu động ruột trở lại bình thường.

Đối với phụ nữ, cà rốt còn có tác dụng làm da hồng hào và mịn. Những người đua ôtô và lái xe vận tải cũng được khuyên nên ăn cà rốt trước khi lái, nhất là những chuyến đi đêm. Hay các nhà nghiên cứu phải làm việc khuya dưới ánh nắng điện cũng rất cần ăn cà rốt, vì vitamin A có tác dụng trên võng mạc mắt và giúp tăng thị lực.

Tuy cà rốt là một loại thức ăn ngon, bổ nhưng bạn không nên ăn nhiều vì nếu bạn ăn cà rốt nhiều và thường xuyên, cơ thể sẽ không chuyển hóa hết được beta-caroten. Chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể gây vàng mắt, vàng da, chán ăn (nhiều người dễ nhầm tưởng là bị bệnh gan), chỉ cần ngừng ăn cà rốt thì các biểu hiện trên sẽ hết. Bạn chỉ nên ăn hoặc uống nước ép cà rốt 2-3 lần/tuần. Người lớn ăn khoảng 100g cà rốt/lần, trẻ em ăn khoảng từ 30–50g cà rốt/lần.

Cũng theo BS Minh Tiến, ngoài cà rốt, những tác nhân ôxy hóa mạnh thường gặp cũng gây methemoglobine máu như: Nước giếng, củ dền,  nước cải bẹ xanh, bắp cải, củ cải đường... Những thức ăn này có hàm lượng nitrate cao, khi ăn nhiều sẽ dẫn đến tăng methemoglobine máu (không có khả năng chuyên chở ôxy cho mô), làm cho bệnh nhân bị tím tái, có thể tử vong nếu không điều trị kịp thời.
 
Bảo Châu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 11 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 2 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 2 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 2 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top