Cặp đôi bị ngộ độc vì mắc sai lầm khi nấu loại thực phẩm nhiều gia đình đều ăn
Sau khi ăn món đậu hầm, một cặp đôi đã phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi.
Anna Sullivan là một người ăn uống thuần chay và không ăn thịt, sữa. Gần đây cô đã làm món đậu hầm theo công thức học trên mạng. Sau khi ngâm đậu, cô đã cho đậu vào nồi nấu chậm suốt 7 tiếng. Khi mở ra, cô thấy đậu vẫn có kích thước như cũ, không thay đổi gì nhưng vẫn quyết định lấy ra ăn trưa.
Khi ăn, Anna cũng cảm thấy đậu có chút dai dai nhưng cô vẫn bỏ qua. Buổi chiều, cô bắt đầu thấy chóng mặt, mệt người nên sếp đã yêu cầu cô về nhà nghỉ ngơi.

Ngày hôm sau, Anna tiếp tục làm một món đậu hầm khác để ăn trưa với bạn trai. Khi Anna kể với bạn trai về vấn đề cô gặp hôm trước, anh đã nghi ngờ món đậu mà Anna ăn có vấn đề. Sau đó, người bạn trai đã tra cứu trên mạng và nhận ra món đậu mà Anna ăn thực sự là nguyên nhân. Ngay lập tức, cả hai quyết định dừng ăn món hầm nhưng đã quá muộn, cặp đôi đã xuất hiện dấu hiệu ngộ độc thực phẩm.
Vấn đề là một độc tố ít được biết đến gọi là glycoprotein lectin, xuất hiện tự nhiên trong đậu. Nấu chín đậu sẽ giúp tiêu diệt độc tố, nhưng đậu chưa nấu chín có thể gây ra các triệu chứng viêm dạ dày ruột như đau bụng, tiêu chảy và chóng mặt.
Sai lầm của Anne là không luộc đậu trong mười phút trước khi cho vào nồi nấu chậm. Những gì cô ấy nên làm là ngâm đậu trong năm giờ, để ráo nước, rửa sạch sau đó luộc chúng trong mười phút và mới cho vào nồi nấu chậm.
Tại sao đậu không nấu chín lại gây ngộ độc
Đậu sống hoặc nấu chưa chín có thể chứa một hàm lượng glycoprotein lectin cao. Đây là hóa chất độc hại gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy sau 3 giờ tiêu thụ. Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ, một phần đậu nấu chưa chín có thể chứa tới 70.000 đơn vị độc tố, nhưng nấu chín hoàn toàn chỉ có 4.000 đơn vị.
Bạn có thể nấu chín đậu bằng cách ngâm chúng trong nước ít nhất 5h, bỏ nước, sau đó đun sôi cho tới khi đậu mềm.

Triệu chứng khi bị ngộ độc thực phẩm
Những dấu hiệu và triệu chứng ngộ độc thực phẩm thường gặp bao gồm:
- Nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy;
- Đau bụng;
- Sốt;
- Mệt mỏi và thiếu năng lượng;
- Chán ăn;
- Đau cơ;
- Ớn lạnh;
Khi bị ngộ độc thức ăn, điều quan trọng là bạn cần phải nôn hết thức ăn đã ăn vào. Tuy nhiên, bạn không nên gây nôn ở trẻ em vì trẻ dễ bị sặc. Sau khi nôn hết, bạn hãy uống oresol để bù điện giải.
Nếu người bệnh bị co giật, ngừng thở và ngừng tim, bạn hãy hô hấp nhân tạo. Nếu người bệnh hôn mê, bạn hãy đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên, phòng chất nôn tràn vào phổi. Sau khi sơ cứu, bạn hãy nhanh chóng đưa người bệnh vào bệnh viện để được điều trị.
Theo Khám phá

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua
Sống khỏe - 8 giờ trướcKhông ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN
Y tế - 10 giờ trướcNgày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcMột loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 20 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 21 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 1 ngày trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 1 ngày trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 1 ngày trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.