CDC Hà Nội lên tiếng chuyện "mới mẻ gì mà thí điểm" cách ly F1 tại nhà
Hà Nội đã thực hiện thí điểm điều trị F0 tại y tế cơ sở, cách ly F1 tại nhà và nhận nhiều ý kiến trái chiều. Báo Sức khỏe & Đời sống đã có cuộc trao đổi với ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội.
PV: Thưa ông, trong khi nhiều địa phương đã triển khai tốt mô hình điều trị F0 không triệu chứng tại cơ sở và thực hiện cách ly F1 tại nhà, tại sao bây giờ Hà Nội lại mới thí điểm mô hình này?
Ông Khổng Minh Tuấn: Đây là cách nhìn phiến diện chưa đặt đúng bối cảnh tình huống cũng như năng lực phòng chống dịch của từng địa phương.
Thực tế cũng có sự lúng túng trong phòng chống dịch ở nhiều địa phương trong thời gian trước đã dẫn đến sự phát sinh hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày. Khi hệ thống y tế và nhân lực quá tải, buộc phải cách ly F1, điều trị F0 tại nhà.
Rút kinh nghiệm từ đó, Hà Nội thực hiện cách ly F1, điều trị F0 tại cơ sở từ thời điểm chỉ có vài chục đến hàng trăm ca nhiễm mới mỗi ngày được xem là bước đi chủ động, song vẫn đảm bảo chặt chẽ tránh tình trạng dịch bùng phát thiếu kiểm soát.
Trước nguy cơ số lượng F0 sẽ gia tăng trên địa bàn, Hà Nội đã cho phép thí điểm cách ly F1 tại nhà. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp F1 sẽ phải được thực hiện thí điểm từng bước một và sau thời gian triển khai, đánh giá đạt hiệu quả đảm bảo thực sự an toàn đối với người được cách ly, gia đình được cách ly và đảm bảo an toàn với khu dân cư có F1 cách ly tại nhà lúc đó sẽ triển khai trên diện rộng.
Trước mắt các quận, huyện sẽ chọn địa điểm để thực hiện cách ly, quận nào cũng sẽ thí điểm để tự đánh giá theo đặc thù dân cư, cấu trúc nhà cửa của địa phương mình để làm sao đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19.
Cách ly F1 tại nhà trong 14 ngày, việc đảm bảo an toàn đặt phải đặt lên hàng đầu. Tôi cũng thông báo luôn, hiện các cơ sở cách ly của Hà Nội vẫn đảm đương được 60.000-70.000 trường hợp F1.
Về điều trị F0 tại cơ sở dựa trên nền tảng trạm y tế lưu động, các trạm y tế xã, phường hoặc khi số lượng F0 tăng thì dựa trên nền tảng các trạm y tế đa khoa khu vực.
Từ việc này, việc điều trị F0 tại cơ sở sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí cũng như giúp người dân được đưa đến khu cách ly điều trị sớm nhất.
Hà Nội thực hiện cách ly với người trở về từ vùng dịch (kể cả người đã tiêm đủ mũi vaccine COVID-19), phương án này có đúng với chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19 mà Chính phủ đang hướng tới?
Thời gian qua ý thức thực hiện cách ly và theo dõi tại nhà của một số trường hợp về từ vùng dịch không nghiêm túc dẫn tới tình trạng lây nhiễm cộng đồng.
Với đặc thù là trung tâm chính trị của cả nước, cần phải thực hiện đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Thủ đô, chính vì vậy biện pháp phòng dịch của Hà Nội phải cao hơn một bước so với các tỉnh nghĩa là thực hiện cách ly với người về từ vùng dịch kể cả đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Trên tinh thần thích ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo Nghị quyết 128/NQ -CP của Chính phủ, Hà Nội sẽ không phong tỏa diện rộng mà thực hiện theo nguyên tắc nguy cơ đến đâu khoanh vùng gọn đến đấy, tương ứng với từng khu vực thành phố sẽ có sự điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với tình hình dịch. TP Hà Nội đã thiết lập các trạm y tế lưu động để sẵn sàng đáp ứng nhiệm vụ, nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp trên quy mô lớn.
Hiện nay, một số người dân có tâm lý chủ quan, "cậy" đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nên lơ là các biện pháp phòng dịch. Qua đây, ông có khuyến cáo gì với người dân?
Không có vaccine nào hiệu quả 100%, thực tế người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ lây nhiễm, chính vì vậy khi đã tiêm đủ vaccine vẫn phải tuân thủ thông điệp 5K để không bị lây nhiễm, kể cả người đã tiêm vaccine khi bị lây nhiễm vẫn có nguy cơ lây truyền cho người khác qua tiếp xúc, chính vì vậy phải luôn thực hiện song song vaccine với 5K.
Trân trọng cảm ơn ông!
Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm
Y tế - 1 giờ trướcGĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.
Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người
Y tế - 6 giờ trướcNhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 5 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 6 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 tuần trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 tuần trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tếGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.