Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chàng trai đánh giày khiến nhiều người xấu hổ

Thứ tư, 10:16 27/11/2013 | Xã hội

Câu chuyện về cậu bé đánh giày giàu lòng tự trọng khiến nhiều người cảm phục và khen ngợi phẩm cách của một thanh niên hiếm có thời hiện đại.

Chàng trai đánh giày khiến nhiều người xấu hổ 1
Cậu sinh viên đánh giày giàu tự trọng
 
Lòng tự trọng của một sinh viên đánh giày vỉa hè

Cầm ly cà phê uống dở, cậu sinh viên uống cạn rồi đi về hướng chủ quán. Cậu lấy ra 10.000 trả tiền ly cà phê vừa được mời. Cậu bảo "con uống thì con trả. Chú cho con đánh giày để có thu nhập là con cám ơn nhiều lắm rồi . . ."

Mặc cho dòng người qua lại, cậu thanh niên vẫn căm cụi đánh giày. Cậu ngồi trên thùng nhựa nhỏ, một tay cho vào bên trong chiếc giày, một tay cầm bàn chài phớt sơ lớp bụi.

Một ít xi được bôi lên. Xong chiếc này đến chiếc khác. Khi cả hai chiếc thấm lớp xi, cậu kẹp chiếc giày vào đùi dùng một miếng nỉ chà lên. Miếng nỉ đi đến đâu, giày bóng loáng đến đó. . .

Cậu còn rất trẻ mặt mũi khôi ngô sáng sủa. Chiếc quần xanh và áo sơ mi trắng gọn gàng phẳng phiu.

Đặc biệt, đôi mắt sáng long lanh, cậu làm việc chăm chú, cẩn thận và tỉ mỉ. Buổi sáng chủ nhật bên cạnh siêu thị Coop Mart Thủ Đức người đông nhưng anh cũng mặc. Vẫn căm cụi trong công việc . . .

Đôi giày đã đánh xong bóng loáng như mới. Cầm đến trao cho khách, nhận tiền công, cậu cúi người cám ơn rồi thu lại đôi dép cho vào thùng.

Hàng ghế nhựa sắp dọc theo bức tường của quán cà phê vỉa hè cạnh siêu thị vẫn còn trống. Cái thú uống cà phê vào buổi sáng sớm với tờ báo trên tay dường như là thói quen của những người Saigon. Hớp một ngụm cà phê nóng, đặt tờ báo lên đùi, nhìn lãng đãng ra đường . . .

Tôi và anh Hòa, người bạn thâm giao ngồi vào chiếc bàn kê sát tường. Không cần gọi, dường như chủ quán đã quá quen thuộc với chúng tôi. Hai ly cà phê sữa nghi ngút khói . . .

Khách đông dần. Mỗi người vào quán mang một tâm trạng khác nhau. Người uống vội rồi ra đi. Người nhâm nhi chậm rãi. Chúng tôi ngồi bên nhau yên lặng một hồi. Bỗng anh Hòa nói với tôi về một câu chuyện cũ. Giong anh chùng xuống khi nhắc đến những đau buồn.

Thôi anh ạ, tôi nói với anh ấy, mình hãy nhìn về phía trước. Chuyện gì đã qua, cho qua luôn đi.

Anh trầm ngâm. Một thanh niên tiến lại gần bên anh: “Chú cho con đánh giày nha chú”. Thì ra cậu thanh niên lúc nãy. Anh Hòa tháo đôi giày nhận đôi dép từ anh thanh niên. Tôi ngăn lại: “Ngồi xuống uống ly cà phê xong rồi đánh cũng được”.

Ly cà phê đá được mang ra. Khuấy nhẹ. Cháu đi đánh giày lâu chưa? Lễ phép, anh thanh niên thỏ thẻ, dạ chỉ mới vài tháng nay thôi chú ạ.

Câu chuyện của chúng tôi với thanh niên đánh giày cởi mở dần. Thì ra, cậu ấy là sinh viên của trường đại học Bưu chính viễn thông. 22 tuổi, quê Quảng Ngãi. Nhà nghèo rời quê hương vào thành phố trọ học cậu không tìm ra được một công việc nào có thể có thêm thu nhập để trang trải những chi phí ăn học.

Một người quen gợi ý cho cậu em công việc này và đã cho thuê chiếc thùng nhựa đầy đủ đồ nghề với giá 10.000đ/ngày để kiếm sống.

Những ngày đầu còn bỡ ngỡ, cậu ta vào các nhà hàng, quán lớn để tìm khách nhưng không một nơi nào cho vào. . .

“Chỉ có những quán vỉa hè như thế này con mới kiếm sống được chú ạ. Không biết có phải người nghèo mới thương người nghèo không nhưng con thấy dường như là thế. . .

Giọng cậu sinh viên chùng xuống khi liếc nhìn thấy những hình ảnh bão lũ trên tờ báo chúng tôi cầm trên tay. "Mùa này quê con thiệt hại nhiều quá. Nhà con nằm trong rốn lũ nên cả nhà tan hoang. Trước đây con đánh giày kiếm thêm tiền học giờ đây phải làm nhiều hơn để có dư đồng nào gởi về phụ giúp gia đình".

Có một chút gì cay cay trên khóe mắt. Đời một sinh viên vất vả đến thế sao ?

Trong lúc hàng ngày nhiều sinh viên hồn nhiên, vô tư lự, vui chơi, rong ruổi khắp các nẻo đường thì ở một góc xa thành phố vẫn còn có một sinh viên xa quê lăn lộn mưu sinh bằng cái nghề đơn giản không cần chút chất xám nào.

Ly cà phê vơi hơn một nửa. "Chú cho phép con làm việc nhé" rồi cậu cầm đôi giày ra một góc xa ngồi say sưa với công việc, 15 phút sau lại mang vào. Bao nhiêu vậy cháu ? Dạ cho con 7.000.

Anh Hòa cầm tờ 10.000 đưa và nói cháu khỏi thối. Thế nhưng thật bất ngờ, 3.000 lẻ được cậu ấy móc ra trả lại. Con chỉ lấy đúng giá.

Cầm ly cà phê uống dở, cậu sinh viên đánh giày uống cạn rồi đi về hướng chủ quán. Cậu lấy ra 10.000 trả tiền ly cà phê vừa uống. Tôi và anh Hòa bất ngờ quá ngăn lại. Chú đãi cháu mà. "Dạ không thưa chú, con uống thì con trả. Chú cho con đánh giày để có thu nhập là con cám ơn nhiều lắm rồi . . ."

Chúng tôi ngớ ra. Dường như cả tôi và anh bạn lần đầu tiên mới gặp trường hợp này. Một người trẻ rất khó khăn trong cuộc sống nhưng vẫn giữ được lòng tự trọng. Giá như, sinh viên nói riêng và thanh niên nói chung ai cũng như anh sinh viên này chắc chắn xã hội sẽ còn đẹp hơn rất nhiều . . .
 
Lòng tự trọng của chàng trai khiến nhiều người xấu hổ
 
Ai ai cũng khen ngợi ý chí, nghị lực của cậu sinh viên nghèo nhưng vẫn giữ được lòng tự trọng. Chị Thu Hoài nói: “Bạn trẻ này là con nhà có giáo dục, cư xử rất có văn hóa. Nghèo nhưng không hèn. Ra đường giờ nhìn thấy nhiều người ăn mặc sành điệu, tiền tiêu như nước nhưng nhân cách thì thấp hèn và ứng xử không có văn hóa”.

Anh Thành Nam nhắn nhủ tới chàng trai trẻ: “Hãy giữ nhân cách tốt đẹp ấy mãi mãi trong em. Sẽ có rất nhiều người thương yêu tin tưởng và tôn trọng em”.

Nhiều độc giả ước mơ “giá mà có nhiều thanh niên như chàng trai này thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn biết bao”.

Cô giáo Trần Thị Thúy đã bật khóc khi đọc bài báo và tự hứa sẽ kể lại câu chuyện này cho học trò nghe. Trong khi ông bố Nguyễn Quang Trung tâm sự rằng cũng có cậu con trai đang là sinh viên và chỉ ước con mình bằng một phần của chàng trai này. “Ba mẹ cháu thật hãnh diện vì có cháu”.

Đặc biệt, một nam thanh niên cũng kể câu chuyện của mình và cảm thấy xấu hổ khi đã không làm được như cậu sinh viên này. “Hiện tại chủ quán mình đang làm thuê đối xử tốt với mình như người nhà vậy, nhưng mỗi ngày mình vẫn ăn lời từ 5 đến 10 nghìn. Số tiền không phải là to nhưng mình biết mình đã bán đi danh dự, lòng tự trọng. Mình là người xấu phải không? Điều kiện sống của mình không khổ như bạn kia, nhưng nhân cách mình mất rồi. Không ai biết mình làm vậy nhưng đôi khi mình vẫn thấy tự xấu hổ với chính mình, dù mình ý thức được đó là sai. Mình cảm phục bạn nhiều lắm!”

Câu chuyện của chàng trai nghị lực khiến anh Vũ Hoàng nhớ đến câu chuyện của em bé Nhật Bản nhận phần của người khác nhường cho rồi lại trao lại cho bàn phân phát, tiếp tục xếp hàng. “Tôi thấy nước Nhật mạnh là đương nhiên. Khi sóng thần tàn phá mà không hỗn loạn, trộm cướp thì quả là một dân tộc vĩ đại. Nếu ở ta nhiều người có lòng tự trọng như em bé đánh giầy kia thì ta chẳng kém Nhật đâu. Nhưng chắc chắn em đánh giầy này sẽ khá hơn khi trưởng thành (ngoại trừ số phận)”.

Ngược lại, cũng có những lời khuyên cho rằng cậu sinh viên nên nhận lòng tốt của vị khách, chứ không nhất thiết phải nguyên tắc như vậy. “Người ta cho thì con cứ lấy rồi cảm ơn là làm vừa lòng người tốt , nếu tốt nữa thì con suy nghĩ trong đầu " sau này gặp vận may con làm nên sự nghiệp thì con sẽ tìm chú trả ơn” – anh Duy Kha góp ý.

Độc giả Trần Kiên cũng thật lòng khuyên: “Lòng tự trọng rất đáng quý nhưng với trường hợp khách hàng mời cháu ly cà phê thì cháu lên cảm ơn là được rồi! Cháu trả tiền như vậy nếu là chú thì lần sau chú sẽ không mời nữa vì như vậy vừa làm mất thời gian của cháu lại vừa khiến cháu mất tiền cho ly cafe trong khi đang phải dành tiền trang trải cuộc sống và phụ giúp gia đình. Như vậy cũng là phụ lòng tốt của mọi người đó cháu à!”

Trong khi anh Hoàng Anh Phúc bảo vệ quan điểm mỗi người đều có một nguyên tắc sống riêng. “Làm đúng những nguyên tắc đó tôi tin chắc rằng bạn trẻ sẽ thành công trong cuộc sống!”

Anh Tuấn Hưng thì quan niệm cuộc đời có vay có trả, “hôm nay ta nợ người này, mai có ta cho người khác không cứ nhất thiết là người đã cho ta. Cuộc sống là một kiếp luân hồi, quan trọng nhất vẫn là cốt cách của con người”.

Tuy nhiên, cũng có những nỗi lo đằng sau sự cảm phục nhân cách của chàng trai, cũng như e ngại rằng liệu sau này bước vào đời những thanh niên trẻ đáng quý như cậu có giữ được nhân cách ấy không giữa một xã hội đầy lo toan, tính toán: “Ai mang lòng tự trọng bước vào đời này, người đó chuẩn bị đi hoang”.
 
Theo Vietnamnet/Một thế giới
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội

Thời sự - 1 giờ trước

Nhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 2 giờ trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù

Pháp luật - 4 giờ trước

Thông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc

Pháp luật - 4 giờ trước

Vào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11

Pháp luật - 4 giờ trước

Ngày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 5 giờ trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Top