ChatGPT 'gây cười' khi làm thơ tán gái, chơi nối từ
Là ứng dụng 'nổi như cồn' gần đây, ChatGPT trả lời được câu hỏi ở nhiều lĩnh vực nhưng còn ngô nghê khi làm thơ, chơi trò chơi với người dùng.
Khoảng một tuần nay, không khó để thấy một loạt các đoạn đối thoại của người dùng với ChatGPT - AI (trí tuệ nhân tạo) trên mạng xã hội Việt Nam. ChatGPT "gây sốt" vì được nhiều công ty công nghệ, chuyên gia đánh giá là trí tuệ nhân tạo thông minh nhất hiện nay, có khả năng trả lời như một con người.

Ảnh: Trung Vu Huu
Không đứng ngoài cuộc chơi, sau khi chi khoảng 100.000 đồng, Hữu Trung (nhân viên SEO, Hà Nội) đã có được một tài khoản để sử dụng ChatGPT sớm tại Việt Nam. Hữu Trung đặt ra đề bài "Viết giúp tôi một bài thơ tán gái" thử thách trí tuệ của ChatGPT. Sau đó, chỉ trong vòng vài giây, "nhà thơ ChatGPT" đã sáng tác xong. Tuy nhiên, Hữu Trung chấm bài thơ của ChatGPT một điểm vì "rất chán, không thể dùng trong thực tế" dù gây cười. Anh dự đoán ChatGPT học hỏi, làm thơ bằng tiếng Anh và sau đó dịch sang tiếng Việt cho người dùng.
Hữu Trung nói: "Tôi biết đến ChatGPT thông qua một số video, bài viết review từ trước. Tôi thấy nó rất thú vị nhưng chưa đạt kỳ vọng của tôi về những gì tôi nghĩ. Sở dĩ thú vị vì chưa bao giờ người dùng internet có một công cụ chat có thể trả lời theo cách rất con người và hiểu chuyện như thế. Còn chưa đạt kỳ vọng vì ChatGPT đã trả lời sai nhiều vấn đề mà tôi nghĩ khá dễ để nó biết". Ngoài thơ tỏ tình, anh thử thách ChatGPT cho biết triệu chứng bệnh sốt rét, giá xe của một thương hiệu cụ thể tại Việt Nam... Theo đó, ChatGPT đã đưa ra câu trả lời về triệu chứng bệnh sốt rét như nhiệt độ tăng cao, đau đầu, cảm giác mệt mỏi, ho, khát, sổ mũi, hắt hơi, nôn mửa... Đây là đáp án không chính xác và thiếu so với triệu chứng của bệnh này.
"Nhìn chung, phiên bản hiện tại của ChatGPT chỉ giúp được ở mức độ tham khảo. Nội dung nó viết ra không thể sử dụng ngay được mà phải biên tập, kiểm chứng lại kỹ lưỡng. Ngoài ra, sau cuộc khảo nghiệm làm thơ tán gái, tôi nghĩ ChatGPT chưa thể tác động vào các ngành sáng tạo nghệ thuật. Có lẽ, trong thời gian một, hai tuần đầu khi ứng dụng đang viral, nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống công sở, vì một số người có thể coi đó là thú tiêu khiển. Còn sau đó, tôi nghĩ việc sử dụng ChatGPT sẽ bớt nhiệt vì ứng dụng còn nhiều chỗ cần cải thiện", anh bổ sung.

Donnie Chu dạy ChatGPT chơi nối từ nhưng AI này chưa hoàn toàn học được cách chơi. Ảnh: Donnie Chu
Donnie Chu, founder tập đoàn truyền thông đa phương tiện DC Group (quản trị một cộng đồng về OpenAI & ChatGPT trên Facebook) thử thách ứng dụng ChatGPT chơi nối từ - một trò chơi phổ biến của người Việt. Đoạn đối thoại giữa anh với ChatGPT khiến nhiều bạn bè "phì cười". Anh nói: "Tôi không coi đó là sự giải trí mà đang cố huấn luyện cho ứng dụng AI này biết cách chơi một trò chơi khá phổ biến với các bạn trẻ Việt Nam. Điều tôi thấy thú vị là nó có khả năng tự học để hiểu được luật chơi. Dù đôi lúc cảm thấy hơi mất kiên nhẫn, tôi không có gì thất vọng với quá trình AI tự học để chơi được trò chơi này. Đây là giai đoạn mà DB (cơ sở dữ liệu) của Chat GPT vẫn đang được người dùng bổ sung liên tục, nên tốc độ phản hồi chưa nhanh. Nhưng tôi dự đoán ở phiên bản tiếp theo, chúng ta sẽ thấy một AI thông minh hơn rất nhiều".

Donnie Chu dùng chính ChatGPT để trả lời câu hỏi của phóng viên và các câu hỏi về rủi ro tiềm tàng của AI với trí tuệ loài người. Video: Donnie Chu
Cao Văn Hạnh, founder công ty EcomKey, chuyên về phần mềm ứng dụng chat AI tại Việt Nam cho rằng ứng dụng này phát triển nhanh, lan truyền rộng rãi vì "nhắm đúng nỗi đau của người dân toàn cầu". Anh nói: "Mỗi con người đều có thắc mắc, băn khoăn và họ không có câu giải đáp. Nhưng ChatGPT có thể trả lời được 90-95 % các câu hỏi đó, đặc biệt là các dữ liệu liên quan đến khoa học, học thuật, lập trình. Các đáp án được ChatGPT tổng hợp từ dữ liệu toàn cầu. Nó có thể đem đến cho chúng ta bộ sườn để giải đáp chứ không đưa ra kết quả ăn sẵn 100% để người dùng chỉ việc sử dụng. Đôi lúc, ChatGPT mắc sai sót vì còn đang hoàn thiện và việc của chúng ta là cần kiểm chứng, phân biệt đâu đúng, sai".
Điểm tích cực mà chuyên gia nhận thấy của ChatGPT là tiềm năng giúp cải thiện đời sống. Sau thời gian trải nghiệm, anh nhận thấy với các vấn đề liên quan đến cấu trúc ngữ pháp, ChatGPT hoạt động tốt, chẳng hạn như chuyển đổi giữa ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt, có thể sử dụng để viết lách, viết bài báo. ChatGPT đôi lúc làm tốt hơn Google, Bing ở cấu trúc ngữ pháp hoặc phiên dịch ngôn ngữ.
"Nếu trước đây có các công việc cần đến 100 nhân sự, bây giờ với ChatGPT chỉ cần dùng khoảng 20-50 nhân sự. Nhờ đó, tiết kiệm rất nhiều thời gian công sức, con người nhưng cũng là các thách thức", anh nói. Anh dự đoán ChatGPT có thể thay thế một số công việc của những người làm writer, content viết về game, xu hướng tài chính.... Còn các công việc đòi hỏi sự sáng tạo sẽ khó thay thế được. Dẫu vậy, đây vẫn là một AI hữu dụng vì sở hữu nhiều kiến thức trên internet, ví dụ người nông dân toàn cầu có thể hỏi các kiến thức về trồng trọt chăn nuôi, tiếp cận tri thức dễ dàng hơn.
"Nhưng, chúng ta không nên quá phụ thuộc vào ChatGPT. Ví dụ bạn là một người đang học ngành lập trình viên. Nếu bạn luôn dùng AI để trả lời câu hỏi của thầy giáo, để AI làm bài tập hộ, bạn sẽ đánh mất khả năng tư duy sáng tạo của mình. Đó là một rủi ro bởi học lập trình đòi hỏi chúng ta nghiên cứu sáng tạo, hiểu sâu về các kiến thức chúng ta đang học. Rủi ro tiếp theo là AI không thể trả lời chính xác 100%, chúng ta vẫn cần có nền tảng kiến thức để thận trọng chọn đáp án đúng, sai. Do vậy, yếu tố con người là quan trọng, kể cả khi AI thay ta làm nhiều việc", vị founder nói.
ChatGPT là ứng dụng AI (trí tuệ nhân tạo) ra mắt cuối tháng 11/2022, được đào tạo để đưa ra câu trả lời giống một cuộc trò chuyện với người thật. Người dùng có thể đặt các câu hỏi để ChatGPT trả lời hoặc đưa ra những yêu cầu để công cụ này đáp ứng, chẳng hạn yêu cầu soạn thảo một email xin việc hoặc kể một câu chuyện, viết một đoạn văn nào đó...
Đến 31/1, ChatGPT đạt 100 triệu người dùng trên toàn cầu, trở thành ứng dụng phát triển nhanh nhất trong lịch sử internet, "vượt mặt" TikTok lẫn Instagram về chỉ số phát triển người dùng. Theo thống kê của Similarweb, website của OpenAI, công ty là "cha đẻ" của ChatGPT, có hơn 304 triệu lượt truy cập trong tháng 12, tăng hơn 1.500% so với tháng trước đó. Tại Việt Nam, theo Google Trends, những ngày qua, "ChatGPT", "OpenAI" liên tục nằm trong top từ khóa được tìm kiếm nhiều; những người nhận mở tài khoản nhận được hàng trăm yêu cầu mỗi ngày, cho thấy sự quan tâm của người Việt với công cụ này.
ChatGPT hiện vẫn trong quá trình thử nghiệm và cơ sở dữ liệu của phần mềm mới chỉ được cập nhật đến năm 2021. Do vậy, đôi khi ChatGPT không thể trả lời được những câu hỏi đơn giản, nhất là với những sự kiện xảy ra sau năm 2021. Ngoài ra, khi người dùng đặt những câu hỏi hoặc yêu cầu với những từ khóa không rõ ràng, ChatGPT sẽ đưa ra đáp án không chính xác.
Hằng Trần

Treo dòng chữ bên hông xe, chủ nhân bất ngờ được nhà sản xuất đề nghị: Chi 3,5 tỷ để mua lại
Tiêu điểm - 1 giờ trướcDòng chữ của chủ xe này ghi nội dung gì?

Thảm họa động đất ở Myanmar: 'Phép màu' xuất hiện, người phụ nữ 63 tuổi được cứu sống sau 91 giờ
Tiêu điểm - 3 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ 63 tuổi được giải cứu thành công khỏi tòa nhà bị động đất phá hủy ở Myanmar, sau 91 giờ bị mắc kẹt trong đống đổ nát.

Nền kinh tế số 2 châu Á chật vật vì 230.000 tấn ‘hạt vàng’ biến mất, người dân 'than trời' vì có tiền cũng không mua được
Tiêu điểm - 6 giờ trướcGiá gạo ở Nhật Bản tiếp tục tăng vọt kể từ “cuộc khủng hoảng gạo thời kỳ Lệnh Hoà” vào mùa hè năm ngoái. Dù chính phủ đã có kế hoạch giải phóng 210.000 tấn gạo dự trữ, người tiêu dùng vẫn không chắc động thái này có thể xoa dịu tình hình hay không.

Phóng to 10 lần bức tranh cổ từ thế kỷ trước, hậu thế phát hiện chi tiết sốc: Chuyên gia càng giải mã càng rùng mình
Chuyện đó đây - 17 giờ trướcBức tranh được vẽ năm 1937 đã khiến cư dân mạng hoang mang, không thể lý giải.

Loài cây quái dị bậc nhất thế giới: Có thể "sinh con" như động vật, tại Việt Nam cũng xuất hiện
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcĐây được coi là loài cây điển hình cho sự kỳ lạ.

Thảm họa động đất ở Myanmar: Hy vọng tìm thấy người sống sót tắt dần, thương vong tiếp tục tăng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcGĐXH - Số người chết trong trận động đất tại Myanmar tiếp tục tăng thêm, ghi nhận 2.056 trường hợp tính đến ngày 31/3. Hy vọng tìm thấy thêm người sống sót dưới đống đổ nát sau động đất Myanmar tại Mandalay đang dần tắt.

Hơn 1.700 người thiệt mạng vì động đất, Myanmar tuyên bố quốc tang 1 tuần
Tiêu điểm - 1 ngày trướcChính quyền quân sự Myanmar hôm 31/3 thông báo tổ chức quốc tang một tuần, sau khi trận động đất mạnh 7,7 độ Richter cướp đi sinh mạng của hơn 1.700 người.

Loài cá mập lớn nhất thế giới 'gầy' hơn tưởng tượng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học cho thấy loài cá mập vốn có kích thước lớn nhất thế giới sở hữu thân hình vừa dài lại khá thon gọn.

Tiết lộ mới gây sốc về hình dáng và kích thước thực sự của cá mập Megalodon
Chuyện đó đây - 1 ngày trướcCác nhà khoa học vừa công bố một nghiên cứu đột phá, hé lộ kích thước đáng kinh ngạc và hình dạng thực sự của loài cá mập tiền sử khổng lồ Megalodon.

Bé gái mắc kẹt trong khách sạn đổ sập ở Myanmar sống sót thần kỳ sau 50 tiếng nhờ 1 thứ trong phòng
Tiêu điểm - 1 ngày trướcBé gái đã kiên trì chờ đợi 50 tiếng trong hoảng sợ và cuối cùng đã được giải cứu.

Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng ra đi ở tuổi 46: Hệ quả từ sai lầm của cha mẹ?
Tiêu điểmGĐXH - Thần đồng đỗ Harvard năm 11 tuổi, nói được 8 thứ tiếng lại nhận cái kết cay đắng, khiến nhiều người xót thương.