Chảy máu kéo dài 18 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, cô bé 12 tuổi ngất xỉu khiến người nhà sợ tái mặt
Ngay khi thấy bác sĩ, người nhà của bệnh nhi vội vàng hỏi: "Con bé bị thiếu máu đúng không bác sĩ? Nhìn mặt nó trắng bệch".
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Điền Tri Học, khoa cấp cứu, bệnh viện Cheng Hsin General Hospital, mới đây chia sẻ về trường hợp một bệnh nhi nữ (12 tuổi) sống tại Đài Loan.
Cô bé nhập viện trong tình trạng ngất xỉu, người nhà sợ tái mặt nên đã nhanh chóng đưa bệnh nhi đến khoa cấp cứu. Ngay khi thấy bác sĩ, người nhà của bệnh nhi vội vàng hỏi: "Con bé bị thiếu máu đúng không bác sĩ? Nhìn mặt nó trắng bệch".
Bác sĩ Điền đã tiến hành xét nghiệm máu cho bệnh nhi và xác định chỉ số lượng huyết sắc tố chỉ còn 5, chứng thực phán đoán của người nhà là bệnh nhi bị thiếu máu và bắt đầu lo lắng tìm điểm xuất huyết.
Khi bác sĩ Điền hỏi thăm bệnh nhi đã có kinh nguyệt hay chưa? Mẹ của bệnh nhi đáp: "Vẫn chưa". Nào ngờ, cô bé 12 tuổi yếu ớt trả lời rằng: "Đến rồi, hiện tại con đang có kinh nguyệt và kéo dài đến hôm nay đã 18 ngày".

Ảnh minh họa
Câu trả lời của cô bé khiến mọi người có mặt cảm thấy sốc, bởi chu kỳ kinh nguyệt lần đầu của bé gái 12 tuổi nhưng kéo dài 18 ngày là điều bất thường.
Vốn dĩ cô bé cảm thấy vui mừng và muốn thông báo cho mẹ biết em đã trở thành thiếu nữ nhưng lượng máu kinh nguyệt xuất ra quá nhiều. Sau khi tìm kiếm thông tin trên mạng, cô bé nhận thấy trường hợp của em khác biệt nên đã nghi ngờ mình mắc căn bệnh lạ.
Ban đầu, cô bé sử dụng băng vệ sinh có kích thước 23cm, sau đó em phải đổi thành loại 42cm do máu kinh chảy nhiều. Do cô bé quá căng thẳng, cộng thêm thiếu máu nên sau cùng dẫn đến tình trạng ngất xỉu.
Bác sĩ Điền lập tức kê đơn thuốc cho bệnh nhi và yêu cầu người nhà đi lấy thuốc. Rất may là không có bất thường nào xảy ra, sau khi bệnh nhi được truyền máu và uống thuốc, chỉ số hồng cầu đã dần ổn định.
Bác sĩ Điền cảnh báo, mọi người không nên nghĩ rằng hầu hết trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt lần đầu máu sẽ chảy nhỏ giọt, có trường hợp máu sẽ chảy rất nhiều như bệnh nhi đề cập phía trên. Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng bất thường thì nên đến khoa phụ sản kiểm tra, uống thuốc theo đơn và không tùy tiện sử dụng thuốc để tránh tác dụng phụ nghiêm trọng.
Bệnh nhân thiếu máu thường có những biểu hiện sau:
Da và niêm mạc xanh xao, nhợt nhạt.
Ù tai, hoa mắt, chóng mặt.
Chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
Mệt mỏi, hồi hộp, nhịp tim nhanh.
Nếu là phụ nữ sẽ có thể gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh.
Các yếu tố nguy cơ của hiện tượng thiếu máu là:
Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, thiếu sắt, vitamin B12, folate.
Rối loạn đường ruột: tình trạng này dẫn đến sự hấp thu kém các chất dinh dưỡng trong ruột non gây nên thiếu máu.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt có thể gây ra thiếu hồng cầu, dẫn đến tình trạng thiếu máu.
Phụ nữ trong quá trình mang thai có nguy cơ thiếu máu thiếu sắt do lượng sắt phải được dự trữ cho khối lượng máu tăng lên để cung cấp hemoglobin cho bào thai.
Bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính như ung thư, suy thận, suy gan cũng là nguy cơ của thiếu máu.
Tiền sử gia đình mắc các bệnh máu di truyền cũng là nguy cơ gây nên tình trạng thiếu máu.
Những yếu tố khác như tiền sử nhiễm trùng, bệnh về máu, rối loạn tự miễn, nghiện rượu, hóa chất độc hại và sử dụng thuốc cũng ảnh hưởng đến sự sản xuất hồng cầu, gây hiện tượng thiếu máu trên bệnh nhân.
Tú Uyên
Theo Ettoday

Loại hạt được đại danh y ví "tốt hơn thịt", giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ: Việt Nam có nhiều
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcĐây là loại hạt quen thuộc với người Việt, được đại danh y Hoa Đà thêm vào bí quyết dưỡng sinh. Loại hạt này chứa nhiều dưỡng chất, có thể giúp giảm mỡ máu, ngừa đột quỵ.

Bị thanh gỗ mục đâm vào chân, 1 tuần sau bé gái 7 tuổi cứng hàm, co giật toàn thân, tiên lượng nguy kịch
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng nặng với suy hô hấp cấp, co giật toàn thân, môi tím tái, phải đặt nội khí quản để hỗ trợ thở máy.

Loại cây là 'kẻ thù nhà nông' lại được ví như cỏ thần, thế giới đánh giá cao
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcCó một loại cỏ dại người dân thường tìm cách loại bỏ mà không biết rằng loại cây này có thể làm rau ăn rất tốt cho sức khỏe.

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?
Sống khỏe - 19 giờ trướcDịp nghỉ lễ là cơ hội để mọi người ăn uống, gặp gỡ bạn bè, đi du lịch... nhưng đi kèm với đó là nguy cơ rối loạn tiêu hóa tăng cao. Vậy nên chuẩn bị sẵn những loại thuốc nào để dự phòng và xử trí rối loạn tiêu hóa?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để kiểm soát đường huyết sau ăn?
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao sau ăn, người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát kịp thời, đường trong máu cao sau bữa ăn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

18 lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày
Sống khỏe - 23 giờ trướcĐi bộ là bài tập dễ thực hiện, có thể mang lại điều kỳ diệu cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc. Dưới đây là những lợi ích của việc đi bộ 30 phút mỗi ngày.

Người phụ nữ 63 tuổi ở Hà Nội bị hạ natri máu, tăng huyết áp vì một sai lầm nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Trong quá trình điều trị tăng huyết áp, người phụ nữ này mắc sai lầm là điều trị kéo dài bằng thuốc có thành phần lợi tiểu, nhưng không tái khám định kỳ.

Bài thuốc quý từ củ gừng
Sống khỏe - 1 ngày trướcGừng là loại gia vị phổ biến trong gian bếp của người Việt, nhưng ít ai biết, đây cũng là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có thể hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh.

Ngủ thêm 15 phút, khác biệt sốc ở tuổi thiếu niên
Sống khỏe - 1 ngày trướcPhát hiện mới của các nhà khoa học Anh và Trung Quốc cho thấy việc các thiếu niên cố gắng thức quá khuya để học bài có thể phản tác dụng.

Chị em cần biết điều này trước khi làm tầm soát ung thư cổ tử cung
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng vì sẽ giúp phát hiện được sớm những tổn thương tiền và ung thư giai đoạn sớm và có thể điều trị khỏi được.

Người phụ nữ ở Quảng Ninh bị đột quỵ tái phát, thừa nhận tự ý làm 1 việc sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Tỉnh dậy sau khi bị đột quỵ tái phát lần 2, người bệnh cho biết đã tự ý dừng sử dụng thuốc dự phòng tái phát đột quỵ khoảng một tháng trước đó.