Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư buồng trứng

Chủ nhật, 09:31 23/06/2024 | Sống khỏe

Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng tình trạng viêm và cản trở quá trình chữa lành bệnh ung thư buồng trứng.

Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh luôn quan trọng và đặc biệt quan trọng với người bị ung thư, trong đó có ung thư buồng trứng.

Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ bao gồm việc ăn nhiều trái cây, rau quả mà còn thực hiện tránh những loại thực phẩm bất lợi để có kết quả tốt nhất.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho người bệnh ung thư buồng trứng

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư buồng trứng- Ảnh 1.

Chế độ ăn rất quan trọng với người bệnh ung thư buồng trứng.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiều trường hợp người bệnh có thể sống hơn mốc thời gian tiên lượng tỷ lệ sống còn kể từ thời điểm phát hiện bệnh do có chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp.

Trong quá trình điều trị ung thư buồng trứng , cơ thể gặp phải nhiều thách thức khác nhau, bao gồm cả tác dụng phụ của các phương pháp điều trị như hóa trị và xạ trị. Dinh dưỡng hợp lý giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn, điều này rất quan trọng để chống nhiễm trùng, hỗ trợ phục hồi và kiểm soát các tác dụng phụ. Tiêu thụ đủ lượng calo, protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu để cung cấp cho cơ thể năng lượng cần thiết và các khối xây dựng để sửa chữa và phục hồi mô có tác dụng sau:

  • Giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng , hỗ trợ cơ thể chống lại tác hại của hóa trị, xạ trị, phẫu thuật.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ suy giảm dinh dưỡng, mất cơ bắp.
  • Tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn sau điều trị.
  • Giảm bớt các tác dụng phụ của quá trình điều trị như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón,...
  • Cải thiện tâm trạng, tinh thần, giúp người bệnh lạc quan đối mặt với bệnh tật.

2. Một số dưỡng chất cần thiết cho người bệnh ung thư buồng trứng

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa Bệnh viện K Trung ương, người bệnh ung thư buồng trứng nên bổ sung một số thực phẩm trong thực đơn hàng ngày đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng , đầy đủ các nhóm thực phẩm:

Protein: Thực phẩm giàu protein. Đặc biệt là sữa và các chế phẩm nguồn gốc từ sữa.

Chọn các loại thực phẩm giàu protein nạc như thịt gà cũng như thịt nạc đỏ (với lượng vừa phải) cá, trứng, bơ hạt; các loại đậu (như đậu lăng, đậu, đậu nành, đậu phụ, đậu Hà Lan) và các loại hạt (nếu dung nạp được)... vì chúng giúp cung cấp năng lượng, xây dựng, sửa chữa mô, hỗ trợ quá trình hồi phục sau điều trị.

Canxi : Sữa và các sản phẩm thay thế sữa như sữa chua Hy Lạp, phô mai tươi, sữa hoặc các sản phẩm thay thế sữa và phô mai ít béo ở mức độ vừa phải (nhiều thực phẩm từ sữa cũng là nguồn cung cấp protein tốt).

Trái cây, rau xanh: Ưu tiên các loại trái cây giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, beta-carotene,… hỗ trợ ngăn cản sự phát triển của các tế bào tự do gây ung thư, cải thiện miễn dịch, nâng cao đề kháng tự nhiên. Nên ưu tiên ăn trái cây, rau củ ở dạng tươi sống hoặc hấp chín nhẹ để giữ nguyên dưỡng chất. Bổ sung các loại rau tươi, rau màu xanh đậm chứa nhiều vitamin và khoáng chất.

Tinh bột: Tinh bột giúp đẩy mạnh quá trình chuyển hóa cho người ung thư buồng trứng. Ngũ cốc nguyên hạt (nếu dung nạp được) như bột yến mạch, quinoa, lúa mạch, gạo tự nhiên, gạo lứt, mì ống làm từ lúa mì nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt và các loại rau có tinh bột, bao gồm khoai lang, khoai tây, đậu Hà Lan, bí ngô... những thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ táo bón, tạo cảm giác no lâu.

Chất béo lành mạnh : Omega-3, dầu ô liu, bơ hạt, quả bơ, các loại hạt (nếu dung nạp được) giúp giảm viêm, cải thiện tâm trạng…

Nước: Uống nhiều nước, uống từ 1,5 - 2 lít mỗi ngày. Đủ nước đặc biệt quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Người bệnh cần uống đủ lượng nước và các chất lỏng khác như nước ép trái cây, nước rau củ,… để bảo vệ thận và bàng quang trong thời gian điều trị hóa trị, xạ trị.

Người bệnh ung thư buồng trứng và người chăm sóc lưu ý, trường hợp người bệnh gặp một số tác dụng phụ nhất định như bị tiêu chảy hoặc có nguy cơ cao bị tắc ruột thì thực phẩm giàu chất xơ thường không được khuyến khích. Trường hợp bổ sung vitamin, khoáng chất phải theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân.

3. Thực phẩm người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn và nên tránh

Thực phẩm nên ăn

Bông cải xanh: Bông cải xanh chứa chất isothiocyanate, indol-33 carbinol, chất này có khả năng ngăn ngừa tế bào ung thư buồng trứng phát triển.

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư buồng trứng- Ảnh 3.

Bông cải xanh chứa chất có khả năng ngăn ngừa tế bào ung thư buồng trứng phát triển.

Rau cải: Các loại rau họ cải có chứa một lượng lớn chất phytochemical nhất định, được gọi là glucosinolates. Trong quá trình chế biến và tiêu thụ các loại rau họ cải, glucosinolate sẽ phân hủy thành isothiocyanates. Các hợp chất này có đặc tính chống ung thư và ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất gây ung thư, cản trở quá trình hình thành khối u, ức chế các chất trung gian gây viêm, kích hoạt hệ thống phòng vệ miễn dịch.

Rau bina: Rau bina cũng là một trong những loại rau họ cải tốt cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Các khoáng chất kẽm, magie, kali trong rau bina giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể, ngăn chặn sự phát triển của khối u.

Khoai lang: Khoai lang chứa carotenoid - một sắc tố hữu cơ tự nhiên có trong thực vật, đây là một chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của ung thư buồng trứng.

Khoai tây: Khoai tây chứa polyphenol chống oxy hóa, là chất có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.

Thịt gà: Là một trong những thực phẩm giàu đạm, ít chất béo, tốt cho bệnh nhân ung thư, nhất là bệnh nhân suy nhược sau điều trị ung thư buồng trứng. Ngoài ra, thịt gà còn giàu selenium và niacin (vitamin B3), giúp cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể, hỗ trợ chống lại các tế bào ung thư.

Cá: Cá là thực phẩm giàu năng lượng, cung cấp chất dinh dưỡng cũng như tăng cường miễn dịch cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Bệnh nhân nên ăn 2-3 bữa cá mỗi tuần bên cạnh các loại thực phẩm khác.

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư buồng trứng- Ảnh 4.

Cá là thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư buồng trứng.

Các loại ngũ cốc: Chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa. Bệnh nhân ung thư buồng trứng có thể sử dụng các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, đậu nành... để bổ sung năng lượng và giúp nâng cao thể trạng. Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng ngũ cốc chứa các chất có khả năng giảm nguy cơ ung thư buồng trứng như phytochemicals.

Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt chia... chứa nhiều chất béo có lợi như omega-3 giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K), tốt cho bệnh nhân ung thư.

Trái cây, rau củ quả tươi : Cam, quýt, kiwi, cà chua, cà rốt... chứa beta-carotene, vitamin C, tốt cho bệnh nhân ung thư buồng trứng.

Gừng: Loại gia vị có tính ấm, vị cay này là phương thuốc tự nhiên hiệu nghiệm trong việc phòng chống ung thư, góp phần ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư trong buồng trứng.

Trà: Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trà là thức uống có tác dụng tốt cho người bệnh ung thư buồng trứng.

Thực phẩm nên tránh

Chế độ ăn cho người bệnh ung thư buồng trứng- Ảnh 5.

Thực phẩm qua chế biến là một trong những thực phẩm người bệnh ung thư nên tránh.

Khi nói đến ung thư, chế độ ăn uống rất quan trọng. Nghiên cứu chỉ ra rằng dinh dưỡng không đầy đủ có liên quan đến ung thư buồng trứng và thói quen ăn kiêng góp phần gây ra khoảng 30% các bệnh ung thư.

Tránh các loại thực phẩm sau đây có thể giúp hỗ trợ phòng ngừa ung thư và kết quả điều trị tốt hơn:

Thịt đã qua chế biến và ướp muối: Nếu bị ung thư buồng trứng nên tránh các loại thịt đã qua xử lý và chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội. Thịt chế biến sẵn thường chứa các chất phụ gia, chất bảo quản và nitrat, có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư.

Ngoài ra, những loại thịt này thường chứa nhiều chất béo bão hòa, làm tăng tình trạng viêm nhiễm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể. Một số nghiên cứu cho thấy tình trạng viêm mạn tính, là phản ứng miễn dịch kéo dài, có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ung thư buồng trứng.

Thực phẩm và đồ uống có đường: Bằng cách hạn chế ăn đường, có thể tạo ra một môi trường ít thuận lợi hơn cho sự phát triển của tế bào ung thư.

Tế bào ung thư có nhu cầu cao về glucose làm nguồn năng lượng. Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao, thuận lợi cho các tế bào ung thư phát triển.

Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa calo nhưng cung cấp ít chất dinh dưỡng cũng có thể dẫn đến tăng cân. Nghiên cứu cho thấy trọng lượng cơ thể dư thừa có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau, bao gồm cả ung thư buồng trứng. Béo phì cũng thúc đẩy tình trạng viêm mạn tính và kháng insulin, thúc đẩy sự phát triển của các tế bào ung thư.

Ngũ cốc tinh chế: Thực phẩm ngũ cốc chế biến cao như bánh mì trắng, gạo trắng và mì ống tinh chế có ít giá trị dinh dưỡng hơn ngũ cốc nguyên hạt. Ngũ cốc tinh chế cũng có chỉ số đường huyết cao dễ gây ra sự tăng vọt lượng đường trong máu.

Ngoài ra, ngũ cốc tinh chế thường bị loại bỏ chất xơ và chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. Lượng chất xơ đầy đủ rất quan trọng để duy trì hoạt động đều đặn của ruột, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và thúc đẩy cảm giác no.

Chất béo chuyển hóa và thực phẩm chiên: Thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa, chẳng hạn như thực phẩm chiên, đồ nướng, một số loại bơ thực vật, làm tăng tình trạng viêm dễ dẫn đến stress oxy hóa, xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các gốc tự do có hại và chất chống oxy hóa bảo vệ trong cơ thể.

Căng thẳng oxy hóa có thể gây tổn thương tế bào và có liên quan đến nhiều bệnh khác nhau, bao gồm cả ung thư.

Thực phẩm chiên thường chứa nhiều chất béo, calo và đường bổ sung không tốt cho sức khỏe. Việc tiêu thụ thường xuyên đồ chiên rán có thể góp phần làm tăng cân và béo phì, vốn là những yếu tố nguy cơ gây ra nhiều loại ung thư, bao gồm cả ung thư buồng trứng.

Cá và động vật có vỏ chưa được nấu chín: Trong quá trình điều trị ung thư, khả năng chống lại mầm bệnh của hệ thống miễn dịch có thể bị tổn hại, khiến cơ thể người bệnh không được trang bị đầy đủ để chống lại vi khuẩn, ký sinh trùng và virus có thể có trong thực phẩm sống hoặc nấu chưa chín như cá sống và động vật có vỏ.

Uống rượu

Theo một nghiên cứu của Tạp chí Nghiên cứu Bệnh Tim mạch cho thấy, uống nhiều rượu hàng ngày sẽ không tốt cho việc phòng ngừa ung thư nói chung. Bất kỳ loại rượu nào cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.

4. Lưu ý về vấn đề tiêu hóa với người bệnh ung thư buồng trứng

Nếu ung thư buồng trứng và quá trình điều trị ung thư gây ra các vấn đề về tiêu hóa ảnh hưởng đến tiêu hóa, cảm giác thèm ăn kém hãy cân nhắc những lời khuyên sau:

Đầy hơi và chướng bụng: Hãy thử uống sinh tố, ăn đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo cao và ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn để tránh đầy hơi. Ngoài ra, uống trà bạc hà hoặc trà hoa cúc có thể giúp giảm đầy hơi, giảm đau dạ dày.

Khó tiêu: Không ăn trước khi đi ngủ và ngồi thẳng khi ăn

Táo bón: Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau quả, ăn đồ mềm dễ tiêu hóa và tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên.

Tiêu chảy: Thay thế chất lỏng bị mất, ăn nhiều bữa nhỏ, tránh đồ chiên, cay và dành thời gian nghỉ ngơi.

Giảm cảm giác thèm ăn: Ăn một phần nhỏ đồ ăn nhẹ có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như sinh tố, thường xuyên hơn có thể giúp ích cho người đang chán ăn.

Buồn nôn: Cá nhân có thể ăn nhiều bữa nhỏ thường xuyên hơn, chọn thực phẩm và món ăn dễ tiêu hóa chẳng hạn như súp.



Quang Nhân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não

5 bài tập giúp tăng sức mạnh trí não

Sống khỏe - 1 giờ trước

Thực hiện các hoạt động thể chất không chỉ là rèn luyện cơ thể mà giúp còn tăng cường sức mạnh trí não, nhận thức và tư duy…

Ăn loại côn trùng được đồn thổi giúp tăng cường sinh lý, người đàn ông đái ra máu, suy thận cấp

Ăn loại côn trùng được đồn thổi giúp tăng cường sinh lý, người đàn ông đái ra máu, suy thận cấp

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH – Sau khi ăn sâu ban miêu, ông T buồn nôn, đau bụng, tê bì đầu lưỡi và mặt, yếu cơ tứ chi, đái ra máu.

Cách xử lý viêm họng ở trẻ em thường xuyên tái phát vào mùa hè

Cách xử lý viêm họng ở trẻ em thường xuyên tái phát vào mùa hè

Sống khỏe - 3 giờ trước

Viêm họng ở trẻ em là căn bệnh phổ biến, thường gặp nhiều ở những ngày hè nóng bức. Vậy những thói quen nào có thể khiến bệnh viêm họng ở trẻ dễ tái phát và làm sao để khắc phục tình trạng này an toàn, hiệu quả?

Bác sĩ Việt cấp cứu hành khách đột ngột khó thở trên chuyến bay sang Pháp

Bác sĩ Việt cấp cứu hành khách đột ngột khó thở trên chuyến bay sang Pháp

Y tế - 4 giờ trước

Máy bay vừa cất cánh, một nam hành khách xuất hiện khó thở và gục xuống ghế ngồi. May mắn, chuyến bay có đoàn chuyên gia của Trường Đại học Y Dược nhanh chóng hỗ trợ cấp cứu bệnh nhân.

Người bệnh tiểu đường nên ăn gừng vào thời điểm này để ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng

Người bệnh tiểu đường nên ăn gừng vào thời điểm này để ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Uống nước gừng vào buổi sáng, khi bụng rỗng có thể giúp cải thiện chỉ số đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

7 thói quen hàng ngày làm ảnh hưởng tới mắt

7 thói quen hàng ngày làm ảnh hưởng tới mắt

Sống khỏe - 5 giờ trước

Một số thói quen ảnh hưởng xấu đến mắt, nếu không thay đổi có thể dẫn đến tổn thương và biến chứng nguy hiểm tới thị lực..

Chàng trai 19 tuổi quê Thanh Hóa, mắc bệnh hiếm chưa từng ghi nhận ở Việt Nam

Chàng trai 19 tuổi quê Thanh Hóa, mắc bệnh hiếm chưa từng ghi nhận ở Việt Nam

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Các bác sĩ chẩn đoán chàng trai 19 tuổi quê Thanh Hóa mắc bệnh pemphigus á u (u tạo máu ngoài tủy) - bệnh lý hiếm gặp, chưa từng ghi nhận trong y văn Việt Nam. Bệnh nhân trải qua nhiều tháng điều trị, nhiều lần thập tử nhất sinh.

Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?

Đi bộ có thể giúp giảm đau lưng?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Đau lưng là tình trạng ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Người mắc thường có cảm giác khó chịu và chất lượng cuộc sống thấp hơn. Nghiên cứu mới đây cho thấy, đi bộ có thể mang lại lợi ích đáng kể trong việc giảm đau lưng và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Bộ Y tế: Đình chỉ ngay bếp ăn Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm khiến 127 người ngộ độc phải nhập viện

Bộ Y tế: Đình chỉ ngay bếp ăn Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm khiến 127 người ngộ độc phải nhập viện

Y tế - 15 giờ trước

Liên quan đến vụ ngộ độc khiến 120 công nhân mắc và nhập viện điều trị, Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể Nhà máy Đóng tàu Sông Cấm, điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ ngộ độc, truy xuất nguồn gốc thực phẩm...

Đau bụng, người đàn ông 36 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp vì phát hiện mỡ máu tăng hơn 40 lần

Đau bụng, người đàn ông 36 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp vì phát hiện mỡ máu tăng hơn 40 lần

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 36 tuổi ở Phú Thọ nhập viện với biểu hiện đau bụng vùng mạn sườn trái, mệt. Kết quả xét nghiệm cho thấy mỡ máu tăng cao đến hơn 40 lần.

Top