Chi gần 25 triệu đồng để điều trị nám, sau 8 tháng da tăng thêm sắc tố
GĐXH - Chị Đ.T.H (31 tuổi, ở phường Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã gửi đơn phản ánh tới Báo Sức khỏe và Đời sống về những trải nghiệm tồi tệ tại một cở sở thẩm mỹ với liệu trình trị nám 15 buổi, trị giá gần 25 triệu đồng.
Điều trị nám không được cấp phép, 'tiền mất tật mang'
Cụ thể, chị Đ.T.H cho biết, từ thông tin quảng cáo trên mạng xã hội, chị H đã được kết nối với 1 học viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế ở Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Đến ngày 22/2/2023, chị H được hẹn đến học viện để thăm khám da cơ bản, thống nhất phương pháp, lộ trình điều trị nám. Có mặt tại học viện này, chị H được đưa đến địa điểm thứ 2 của hgọc viện", tại tầng 1 của một TTTM để "soi" da.
Chị H cho biết: "Tôi được một kỹ thuật viên tên Linh của học viện tư vấn rằng, tình trạng da của tôi là nám nhẹ nên áp dụng phương pháp ủ mầm phôi và gạt chân nám. Họ khẳng định không bào mòn, không bong tóc hay xâm lấn, cam kết giảm nám 70-80% sau khi điều trị. Gói điều trị nám là 18 triệu đồng, bao gồm các loại mỹ phẩm là mầm phôi công nghệ Hàn Quốc cần dùng trong liệu trình. Gói trị nám gồm 15 buổi trị liệu kéo dài khoảng 2 tháng".
Theo chị H, mặc dù học viện này tư vấn, cam kết là vậy nhưng trong quá trình điều trị, học viện này chỉ cung cấp các mỹ phẩm cần dùng cho 15 ngày theo dạng chiết. Tất cả mỹ phẩm này nhãn mác không tuân thủ đúng quy định, không có thương hiệu. Sau 15 ngày, học viện tư vấn tôi mua một bộ sản phẩm khác trị giá 5,5 triệu đồng được cho là cần thiết để điều trị nám.

Theo chị H, sau gần 1 năm thực hiện điều trị nám, hiện trạng da mặt của chị trở nên tồi tệ hơn. Ảnh: NVCC
"Hai tháng sau khi đang điều trị cho tôi, kỹ thuật viên tên Linh nghỉ việc, bàn giao liệu trình của tôi cho hai nhân viên khác là tên Hoa và Phương. Hoa là người trực tiếp trị liệu cho tôi tại cơ sở, Phương là người hướng dẫn tôi tiếp tục điều trị bằng mỹ phẩm.
Quá trình điều trị nám tại đây, tôi nhận thấy giữa người trực tiếp trị liệu và người hướng dẫn có nhiều mâu thuẫn, không thống nhất về quá trình trị liệu, tư vấn mỹ phẩm bất nhất... Đặc biệt, sau gần 3 tháng, qua rất nhiều buổi điều trị, nền da của tôi không được như quảng cáo và các vết nám biến chứng trở thành rất nhiều vết sẹo đậm màu", chị H cho hay.
Chị H bức xúc: "Tôi đã phản ánh lại với Phương - người hướng dẫn tôi trị liệu thì nhận được lời phủi trách nhiệm, rằng không trực tiếp gây ra những vết sẹo trên mặt tôi nên yêu cầu tôi tự liên hệ với Linh - nhân viên đã nghỉ việc. Hoặc nếu có thắc mắc thì tự phản ánh với quản lý cơ sở".

Sản phẩm của chị Đ.T.H thực hiện điều trị nám do học viện thẩm mỹ cung cấp đều không có số công bố mỹ phẩm trên nhãn. Ảnh: NVCC

Theo chị H, tất cả những mỹ phẩm dạng lỏng này đều không biết bắt nguồn từ đâu, do đơn vị nào sản xuất. Ảnh: NVCC
Theo chị H, đến đầu tháng 11/2013, đại diện học viện này chưa gọi điện thoại hay gặp tôi để trao đổi hay giải thích gì.
Tổng số tiền chị H đã thanh toán là gần 25 triệu đồng, thông qua một tài khoản cá nhân.
Trước sự việc này, chị H nghi ngờ học viện sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc, các liệu pháp điều trị không đảm bảo an toàn để điều trị cho khách hàng, nhân viên không có chuyên môn điều trị nám cũng như không đủ chức năng đào tạo học viên, dẫn đến những nguy cơ và biến chứng đối với khách hàng.
Bởi sau 8 tháng thực hiện điều trị nám tại học viện thẩm mỹ nói trên, da mặt chị H vẫn bị cứng bì, phần nám trên bề mặt da không những không giảm, mà da mặt chị H còn bị tăng thêm sắc tố so với thời điểm chưa được điều trị.

Tin nhắn trao đổi giữa chị Đ.T.H và một nhân viên tại học viện. Ảnh: NVCC
Ngay sau khi tiếp nhận thông tin từ bạn đọc, ngày 7/11, Phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống đã đặt lịch và nhiều lần liên hệ với học viện thẩm mỹ bị chị H. tố cáo để xác minh, ghi nhận thông tin đa chiều, khách quan. Tuy nhiên, sau nhiều ngày chờ đợi, phía học viện vẫn chưa có bất kỳ thông tin phản hồi chính thức nào cho phóng viên.
Ngày 15/11, theo nguồn tin riêng của phóng viên, Sở Y tế Hà Nội đã nhận được thông tin phản ánh của công dân Đ.T.H phản ánh về 1 cơ sở học viện đào tạo thẩm mỹ thực hiện điều trị nám không đúng quy định.
Sau khi xem xét nội dung đơn, Sở Y tế đã chuyển đơn cùng thông tin đến UBND quận Nam Từ Liêm để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Sẽ xử phạt cơ sở vi phạm
Liên quan đến những nội dung trên, trao đổi nhanh với phóng viên, ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Y tế quận Nam Từ Liêm cho biết, Đoàn kiểm tra của quận Nam Từ Liêm vừa hoàn tất kiểm tra tại 2 cơ sở làm đẹp của đơn vị bị khách hàng phản ánh vào ngày 24/11/2023 vừa qua.
Ông Tuấn cho biết, thứ nhất, hai cơ sở làm đẹp này không có chức năng về đào tại nên đoàn kiểm tra đã tiến hành đình chỉ các hoạt động đào tạo tại cơ sở; đồng thời yêu cầu tháo gỡ toàn bộ biển hiệu, cùng các nội dung quảng cáo liên quan đến đào tạo, điều trị nám, xóa nhăn…
"Chúng tôi yêu cầu, nếu muốn thực hiện các hoạt động đào tạo phải được Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cấp phép về đào tạo. Mặc dù cơ sở trình được các giấy tờ, bằng cấp của những người đào tạo là có trình độ về dịch vụ thẩm mỹ nhưng cơ sở không có giấy phép đào tạo do Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cấp nên hoạt động đào tạo trước đó tại cơ sở làm đẹp của công ty này là đào tạo chui", ông Tuấn cho hay.
Theo ông Tuấn, thứ hai là công ty bị xử phạt hành chính về quảng cáo, thực hiện các dịch vụ vượt quá quy định trong đăng ký kinh doanh.
"Trong đăng ký kinh doanh của họ chỉ có những dịch vụ đơn thuần gồm: Spa, gội đầu, chăm sóc da nhưng họ lại quảng cáo làm cả tiêm filler, tiêm botox, chữa/điều trị nám, xóa nếp nhăn, các dịch vụ này là quảng cáo không đúng theo giấy phép được cấp", ông Tuấn cho hay.
Ông Tuấn nhấn mạnh: "Công ty này tự phong, tự gắn mác học viện đào tạo. Chúng tôi đã yêu cầu bóc gỡ hết các nội dung quảng cáo vượt quá phạm vi cấp phép hoạt động. Giám đốc công ty này cũng hứa sẽ bóc gỡ hết các nội dung quảng cáo và tự phong học viện đào tạo đã đưa trước đó, chỉ để các nội dung theo đúng cấp phép trong đăng ký kinh doanh".
Theo ông Tuấn, mức xử phạt hành chính đối với công ty vi phạm dự kiến là 45 triệu đồng.
Lực lượng chức năng TP Hà Nội phát hiện hoạt động sản xuất, chế xuất các loại viên uống giả mạo bằng phương pháp thủ công ngay trong một căn hộ chung cư cao cấp trên địa bàn quận Hoàng Mai.

Nhiều lô Dầu mù u Thái Dương buộc thu hồi để tiêu hủy do không đạt chất lượng
Bảo vệ người tiêu dùng - 12 giờ trướcGĐXH - Ngày 18/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thông báo 4 lô Dầu mù u Thái Dương nằm trong diện đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc do mẫu thử không đạt tiêu chuẩn chất lượng về chỉ tiêu thể tích và không rõ nguồn gốc.

Từ 1/9, ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank... sẽ đóng vĩnh viễn hàng triệu tài khoản không đáp ứng được điều kiện này
Bảo vệ người tiêu dùng - 20 giờ trướcGĐXH - Những tài khoản không đáp ứng các tiêu chí của các ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank... sẽ bị xóa bỏ.

Kích tiêu dùng nội địa, 'giải quyết' việc làm cho hàng trăm lao động
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Mở rộng địa giới hành chính thông qua chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện sẽ làm tăng đáng kể quy mô dân số, lao động tại mỗi địa phương. Điều này cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với vấn đề phát triển hạ tầng thương mại, đáp ứng tiêu dùng bền vững.

Công khai sản xuất nước giặt giả gắn thương hiệu D-nee, Hygiene, Tauau, một doanh nghiệp ở Hưng Yên bị phạt 180 triệu đồng
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 17/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, vì công khai sản xuất nước giặt giả mang thương hiệu D-nee, Hygiene, Tauau và nhiều sản phẩm tẩy rửa khác, công ty TNHH Đầu tư Thương mại và Dịch vụ H.V đã bị xử phạt hành chính, mức 180 triệu đồng.

Đề xuất giao dịch vàng từ 20 triệu đồng/ngày trở lên qua tài khoản chưa hết 'nóng', lại thêm đề xuất giao dịch vàng bằng phương tiện điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Một số ngân hàng thương mại đề xuất cần có quy định cụ thể về việc giao dịch mua, bán vàng bằng phương tiện điện tử.

Xử phạt tiểu thương công khai bày bán hàng thời trang 'thượng lưu' giả mạo nhãn hiệu
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - UBND TP Đà Nẵng vừa có Quyết định xử phạt 102,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Gucci, Chanel, Christian Dior, Dior, Bottega Veneta, Celine giả.

Giao dịch vàng từ 20 triệu đồng/ngày trở lên qua tài khoản: Nhà đầu tư vẫn nhiều trăn trở
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Hồ sơ thẩm định dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng vừa được công bố. Theo đó, NHNN chính thức bổ sung quy định giao dịch vàng từ 20 triệu đồng trong ngày trở lên buộc thanh toán qua tài khoản ngân hàng (không dùng tiền mặt).

Gần 200 con lợn bị nhiễm Dịch tả châu Phi nhưng tài xế ô tô vẫn ngang nhiên vận chuyển tiêu thụ trong đêm
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 14/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho biết, lực lượng chức năng vừa chặn đứng gần 200 con lợn dương tính với Dịch tả châu Phi tại Phú Thọ, khi tài xế ô tô đang vận chuyển, lưu thông trên đường.

Gửi tiết kiệm 6 tháng hay 1 năm: Ngân viên ngân hàng giàu kinh nghiệm đưa ra lời khuyên chính xác
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Nhân viên ngân hàng lâu năm phân tích tỉ mỉ, đưa lời khuyên chính xác để tiền sinh lời cao nhất chứ không hẳn là 6 tháng hay 1 năm.

17 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc diện thu hồi giấy công bố
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Ngày 11/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị vừa ban hành nhiều Quyết định về việc thu hồi hiệu lực số Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố đối với một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Phát hiện kho chứa hơn 47.000 loại mỹ phẩm nhập lậu, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ngày 9/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc, cho thấy dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới tinh vi qua thương mại điện tử.