Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉ nhỏ bằng nắm tay nhưng nếu cơ quan này bị bệnh thì có thể hệ miễn dịch của bạn đang gặp vấn đề!

Thứ tư, 11:34 23/06/2021 | Sống khỏe

Lá lách được ví như "ngân hàng máu" trong cơ thể. Ngoài việc lưu trữ máu thì chức năng của lá lách còn là nơi lọc máu, hỗ trợ miễn dịch bằng cách phát hiện các mầm bệnh (vi khuẩn) và tạo ra các tế bào bạch cầu đáp ứng.

Lá lách sản sinh ra các hợp chất được gọi là opsonins, như properdin và tuftsin hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch. Do đó nếu mắc các bệnh về lá lách thì có nghĩa là hệ miễn dịch của bạn có thể đang gặp phải vấn đề.

Hệ miễn dịch là gì?

Hệ miễn dịch được biết là một mạng lưới bao gồm các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để giúp bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh trong môi trường xung quanh.

Chỉ nhỏ bằng nắm tay nhưng nếu cơ quan này bị bệnh thì có thể hệ miễn dịch của bạn đang gặp vấn đề! - Ảnh 1.

Hệ miễn dịch được biết là một mạng lưới bao gồm các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan (Ảnh: Go Health Urgent Care)

Không giống như hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch nằm rải rác ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, bao gồm:

- Amidan

- Cơ quan tiêu hóa

- Tủy xương

- Da

- Hệ thống hạch bạch huyết

- Lá lách

- Niêm mạc mỏng bên trong mũi, niêm mạc họng và bộ phận sinh dục.

Khi hệ miễn dịch bị suy giảm, bạn sẽ thường xuyên gặp phải các dạng nhiễm trùng và khó điều trị. Tùy thuộc vào mức độ và phân loại suy giảm miễn dịch mà có thể có các triệu chứng khác nhau.

Một số dấu hiệu bất thường ở lá lách:

Lá lách là một thành phần quan trọng trong cấu tạo của hệ miễn dịch. Ngoài việc được ví như "ngân hàng máu" trong cơ thể thì chức năng của lá lách còn là nơi lọc máu, hỗ trợ miễn dịch bằng cách phát hiện các mầm bệnh (vi khuẩn) và tạo ra các tế bào bạch cầu đáp ứng. Khi lá lách gặp vấn đề, hệ miễn dịch của cơ thể cũng có thể chịu các tác động gây suy yếu.

1. Lá lách không hoạt động bình thường

Nếu lá lách của bạn không hoạt động bình thường, nó có thể bắt đầu loại bỏ các tế bào máu khỏe mạnh. Điều này có thể dẫn đến:

- Thiếu máu do số lượng tế bào hồng cầu giảm

- Tăng nguy cơ nhiễm trùng do số lượng bạch cầu giảm (chẳng hạn như tái đi tái lại các bệnh viêm phổi, nhiễm trùng xoang, nhiễm trùng da,...)

- Chảy máu, bầm tím do số lượng tiểu cầu giảm (hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch).

Chỉ nhỏ bằng nắm tay nhưng nếu cơ quan này bị bệnh thì có thể hệ miễn dịch của bạn đang gặp vấn đề! - Ảnh 2.

Lá lách không hoạt động bình thường có thể gây xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (Ảnh: Jamaica Hospital Medical Center)

2. Lá lách bị đau

Cơn đau lá lách được mô tả là cơn đau xảy ra ở phía sau xương sườn mạn bên trái của bạn. Khi chạm vào khu vực này bạn có thể cảm thấy tương đối mềm.

Đây có thể là dấu hiệu lá lách bị tổn thương, vỡ hoặc sưng to.

3. Lách to

Lá lách có thể bị sưng lên sau khi cơ thể gặp phải nhiễm trùng hoặc các chấn thương. Hoặc nó cũng có thể to ra nếu như gặp phải các tình trạng sức khỏe như xơ gan, bệnh bạch cầu hay viêm khớp dạng thấp.

Chỉ nhỏ bằng nắm tay nhưng nếu cơ quan này bị bệnh thì có thể hệ miễn dịch của bạn đang gặp vấn đề! - Ảnh 3.

Không phải lúc nào bệnh lách to cũng có các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài (Ảnh: Calm Clinic)

Và, không phải lúc nào lá lách to cũng có các triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài. Bạn có thể chú ý một số dấu hiệu sau:

- Cảm thấy no rất nhanh ngay sau khi ăn do lá lách to chèn ép lên dạ dày

- Cảm thấy khó chịu hoặc bị đau ở mạn sau xương sườn bên trái

- Thiếu máu và mệt mỏi

- Các nhiễm trùng thường xuyên xảy ra

- Dễ bị chảy máu hơn.

Làm sao để có một lá lách khỏe mạnh?

Để có một lá lách khỏe mạnh bạn cần lưu ý một số vấn đề trong chăm sóc sức khỏe lá lách như sau:

- Không nên dùng chung các vật dụng cá nhân chẳng hạn như bàn chải đánh răng, khăn mặt, dụng cụ ăn uống, cốc uống nước với người khác. Nhất là khi trong phạm vi tiếp xúc của bạn có người bị bệnh nhiễm trùng.

- Trang bị đồ bảo hộ cho cơ thể đúng cách khi tham gia các hoạt động với cường độ mạnh, nguy cơ va chạm cao và dễ gặp chấn thương.

- Quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh, không quan hệ nhiều bạn tình.

- Hạn chế uống rượu bia và các chất kích thích để bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.

- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn thức ăn lạnh, thực phẩm nhiều đường và chất béo.

PV

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Giám đốc 37 tuổi ngừng tim đột ngột sau khi tập gym, đây là 3 nhóm người cần cảnh giác khi tập thể dục

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 37 tuổi bị ngừng tim 7 phút sau khi tập gym. May mắn, sau 3 lần được các bác sĩ thực hiện sốc điện, tim của anh đã đập trở lại.

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Bệnh viện E chính thức được công nhận hệ thống xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Y tế - 3 giờ trước

GĐXH - Sáng 10/10/2024, Bệnh viện E chính thức được công nhận là một trong số ít bệnh viện công lập đạt được Chứng chỉ công nhận hệ thống quản lý ISO 15189:2022.

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Phục hồi chức năng bàn chân bẹt cho người trên 7 tuổi khó nhưng có thể thành công mà không cần phẫu thuật

Sống khỏe - 5 giờ trước

"3 - 7 tuổi là giai đoạn vàng để phục hồi chức năng bàn chân bẹt với mức độ thành công cao nhưng điều này không có nghĩa rằng, người trên 7 tuổi đã hết cơ hội" – Đó là chia sẻ của Ths. BS Vũ Thị Hằng, chuyên khoa Phục hồi chức năng tại Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng Myrehab Matsuoka.

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Người đàn ông đột tử lúc nửa đêm vì nhồi máu cơ tim đã bỏ qua dấu hiệu cảnh báo này

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ nghi ngờ cơn đau lưng của anh đó là triệu chứng ban đầu của bệnh nhồi máu cơ tim nhưng anh vẫn từ chối điều trị và không muốn kiểm tra thêm.

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

6 nguyên nhân gây sỏi thận nhiều người mắc phải

Sống khỏe - 7 giờ trước

Sỏi thận là bệnh đường tiết niệu thường gặp, có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng đau quặn bụng phải đi cấp cứu.

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Chế độ ăn cho người chấn thương dây chằng chéo trước

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

Bên cạnh chế độ nghỉ ngơi và tập luyện riêng biệt cho người bị chấn thương dây chằng chéo trước, chế độ dinh dưỡng sẽ giúp nhanh phục hồi.

Đau họng do đâu?

Đau họng do đâu?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Đau họng là triệu chứng thường gặp, rất nhiều người chủ quan dẫn đến bệnh tái phát liên tục. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng khác.

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Top