Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chỉ số huyết áp của U50 bao nhiêu là tốt nhất? khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay

Chủ nhật, 07:01 16/03/2025 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Việc tìm hiểu về chỉ số huyết áp bình thường sẽ giúp bạn phát hiện sớm tình trạng huyết áp thấp, huyết áp cao và có biện pháp khắc phục sớm.

Đo huyết áp tại nhà cần làm đúng điều này để có kết quả chính xác nhấtĐo huyết áp tại nhà cần làm đúng điều này để có kết quả chính xác nhất

GĐXH - Đo huyết áp để có kết quả chính xác nhất, bạn nên đo vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Việc đo huyết áp đúng giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay đột quỵ...

Chỉ số đo huyết áp của U50 bao nhiêu là bình thường?

Chỉ số đo huyết áp trung bình là khoảng chỉ số huyết áp mà một người khỏe mạnh có được. Hai thông số của huyết áp là huyết áp tâm trương (chỉ số dưới) và huyết áp tâm thu (chỉ số trên).

Thông thường, huyết áp của một người sẽ dao động trong cả ngày, thường thấp nhất lúc 1-3 giờ sáng và tăng cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Khi bạn gắng sức, tinh thần căng thẳng hoặc đang trải qua xúc động mạnh đều có thể khiến huyết áp tăng lên. Huyết áp sẽ hạ xuống khi cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.

Chỉ số huyết áp của U50 bao nhiêu là tốt nhất? khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, mức huyết áp thay đổi theo từng thời điểm, độ tuổi khác nhau. Càng lớn tuổi, thành động mạch bị tích tụ nhiều mảng bám xơ vữa và trở nên kém đàn hồi, điều này làm cho tim phải co bóp mạnh hơn để đẩy máu đi. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến huyết áp tăng. Vì vậy, bên cạnh mức huyết áp tối ưu nhất là 120/80 mmHg thì mỗi độ tuổi nhất định sẽ có mức huyết áp an toàn khác nhau. 

Theo khuyến cáo, ở độ tuổi trung niên hay người 50 tuổi huyết áp ở mức bình thường nằm trong khoảng từ 116/81 – 142/89 mmHg (Chỉ số huyết áp tâm thu từ 116 – 142 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương từ 81 – 89 mmHg), trong đó mức huyết áp tối ưu nhất là 129/85 mmHg.

Vì sao U50 cần đo huyết áp thường xuyên để phòng bệnh?

Người ở độ tuổi 50 nói riêng hay thời kỳ trung niên nói chung là giai đoạn con người có nhiều thay đổi trong chu kỳ sinh học, trong đó đáng kể nhất là sự thay đổi nội tiết tố nên dễ mắc phải các bệnh lý không lây nhiễm. Vì vậy, nếu không quản lý và kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ rất dễ dẫn đến bệnh lý tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp.

Tăng huyết áp: Được xác định khi chỉ số huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg. Bởi vì ranh giới giữa mức huyết áp bình thường và tăng huyết áp rất nhỏ và triệu chứng tăng huyết áp lại rất ít, nên có hơn 50% người bệnh không phát hiện được bệnh lý này. Trong khi đó tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về tim mạch như đột quỵ, tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận, mất thị lực, suy giảm trí nhớ... 

Huyết áp thấp: Được xác định khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg. Tuy nhiên, huyết áp thấp bao gồm hai dạng là huyết áp thấp sinh lý không có triệu chứng và huyết áp thấp bệnh lý có triệu chứng điển hình là mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, choáng váng... cần được điều trị.  

3 cách duy trì mức huyết áp bình thường ở tuổi U50

Chỉ số huyết áp của U50 bao nhiêu là tốt nhất? khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay- Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý

Chế độ ăn uống tác động rất lớn đến sự ổn định của huyết áp. Thực đơn ăn uống khoa học và hợp lý sẽ giúp cơ thể duy trì được mức cân nặng, hạn chế được nguy cơ bị béo phì, tăng lipid máu... Cụ thể: Đảm bảo cân đối các nhóm chất protein, tinh bột, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất; hạn chế ăn nhiều muối hay ăn các đồ ăn mặn, các đồ uống như rượu, bia, cà phê, nước ngọt và nói không với thuốc lá.

Tập luyện thể dục thường xuyên

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý thì việc thiết lập thói quen sinh hoạt, hoạt động lành mạnh là vô cùng cần thiết để duy trì mức huyết áp bình thường. Vì vậy, bạn nên luyện tập thể dục hàng ngày với thời gian tối thiểu 30 phút mỗi ngày, và luôn giữ cho tinh thần vui vẻ, thoải mái.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng một lần là vô cùng cần thiết. Việc khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh của cơ thể mà còn giúp bạn phòng tránh chúng, điều trị sớm nhất khi phát hiện sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị. Đặc biệt, kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ giúp bạn quản lý được mức huyết áp, từ đó xây dựng được phương pháp rèn luyện, hoạt động phù hợp để có được chỉ số huyết áp tối ưu nhất.

Cách đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất

- Ngồi nghỉ 15 phút trước khi đo.

- Không hút thuốc lá, uống cafe 2 giờ trước khi đo.

- Tư thế đo: nằm trên giường hoặc ngồi dựa lưng vào ghế, hai chân chạm sàn nhà, không bắt chéo chân, tay duỗi thẳng, đặt ngang tim, giữ im lặng trong lúc đo.

- Lần đầu tiên đo huyết áp cả hai tay, tay có mức huyết áp cao hơn được chọn để đo và theo dõi huyết áp những lần sau.

- Mỗi lần đo 2 lượt, cùng một tay, mỗi lượt đo cách nhau 2 phút. Nếu huyết áp tâm thu ở 2 lần đo khác biệt > 10 mmHg, đo thêm lần thứ 3 sau 2 phút nữa. Lấy huyết áp trung bình của 2 lần đo gần nhất.

- Người bệnh có thể đo huyết áp buổi sáng hoặc buổi chiều, hoặc khi có triệu chứng tăng huyết áp.

Ngủ dậy thấy dấu hiệu này cần kiểm tra huyết áp ngay, đây là cách đo huyết áp cho kết quả chính xác nhấtNgủ dậy thấy dấu hiệu này cần kiểm tra huyết áp ngay, đây là cách đo huyết áp cho kết quả chính xác nhất

GĐXH - Chỉ số huyết áp cao liên tục khi thức dậy được gọi là tăng huyết áp buổi sáng. Cần đo huyết áp chính xác để kiểm soát và điều chỉnh lối sống.

Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi của bạn là bao nhiêu? Không phải ai cũng biết!Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi của bạn là bao nhiêu? Không phải ai cũng biết!

GĐXH - Chỉ số huyết áp ở mỗi người không giống nhau, mức huyết áp có thể thấp với một người nhưng lại ổn định đối với người khác.

Người phụ nữ 66 tuổi phải mổ não khẩn cấp do thói quen điều trị huyết áp nhiều người Việt hay gặpNgười phụ nữ 66 tuổi phải mổ não khẩn cấp do thói quen điều trị huyết áp nhiều người Việt hay gặp

GĐXH – Bà H. thường xuyên quên uống thuốc huyết áp, chủ yếu dùng theo đơn thuốc cũ. Những lần huyết áp tăng cao, bà lại tự đi mua thuốc về uống.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

GĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

2 người bị 'bùng phát' viêm gan B mạn tính thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 5 ngày trước

GĐXH - Một người bệnh có tiền sử mắc viêm gan B, thế nhưng anh lại tự dừng thuốc, không đi khám bệnh trong 1 năm nay; một người có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ nhưng lại “quên” kiểm tra xét nghiệm về gan.

Top