Trời lạnh có thể gây tăng huyết áp và đột quỵ, bác sĩ lưu ý cách bảo vệ sức khỏe
GĐXH - Khi nhiệt độ ngoài trời giảm, huyết áp của những người có tiền sử tăng huyết áp càng có nguy cơ tăng vọt và có thể dẫn đến đột quỵ.
Tăng huyết áp có gây nguy hiểm?
Bệnh tăng huyết áp diễn ra rất bất thường, với trạng thái khỏe mạnh bình thường thì cũng khó xác định được có bị tăng huyết áp hay không. Vậy nên, việc nhờ sự hỗ trợ từ máy đo huyết áp và tư vấn của bác sĩ thường xuyên là điều cần thiết.
Các triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, khó thở, mệt mỏi, suy tim, đột quỵ là điển hình của các cơn tăng huyết áp. Ngoài nguyên nhân do tính chất gia đình, do chế độ ăn uống, sinh hoạt thì tăng huyết áp cũng có thể xuất hiện khi chịu sự ảnh hưởng từ các bệnh lý khác.
Người ta ghi nhận ở những người mắc bệnh tiểu đường và béo phì đều mắc tăng huyết áp và hầu hết liên quan đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cùng lối sống. Bên cạnh đó, tình trạng bệnh lý như: Viêm cầu thận, sỏi thận, hẹp động mạch thận... cũng là nguyên nhân ảnh hưởng làm tăng huyết áp.
Huyết áp tăng gây ra các tình trạng nguy hiểm như: Phình và bóc tách động mạch chủ; Tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp lên mạch máu và tim, làm hỏng thành mạch máu, gây tổn thương tim; Tăng huyết áp làm giảm chức năng thận, gây tổn thương thận; Tăng huyết áp gây đột quỵ, tử vong.
Trong đó, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng đưa đến đột quỵ. Người có huyết áp cao > 160/100 mmHg tăng 4,3 lần nguy cơ bị xuất huyết não. Khoảng 50% người bệnh nhồi máu não có kèm tăng huyết áp. Đột quỵ là tình trạng một phần của não bị ngừng cấp máu đột ngột do vỡ mạch máu hoặc do cục máu đông hay mảng xơ vữa gây tắc nghẽn hoàn toàn một mạch máu nuôi vùng não đó, làm người bệnh bất tỉnh hoặc yếu liệt. Thời gian vàng để điều trị nhồi máu não là trong vòng 3 giờ đầu khi bắt đầu có triệu chứng.

Thời tiết lạnh gây ảnh hưởng tới tăng huyết áp ở những người có tiền sử tăng huyết áp. Ảnh minh họa
Thời tiết lạnh khiến huyết áp có thể tăng vọt
Nhiệt độ giảm sâu vào của mùa đông có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của nhiều bệnh lý mạn tính, đặc biệt là tăng huyết áp. Khi nhiệt độ ngoài trời bắt đầu giảm, huyết áp của những người có tiền sử tăng huyết áp càng có nguy cơ tăng vọt.
Bởi vì thời tiết lạnh làm thu hẹp các mạch máu và động mạch. Các bộ phận chức năng cần nhiều lực hơn để vận chuyển máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Kết quả là huyết áp tăng lên. Đó cũng là lý do khiến bệnh đột quỵ hay xảy ra trong mùa lạnh do cơ thể bị nhiễm lạnh gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Tình trạng này thường xảy ra ở người trên 65 tuổi và có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim mạch.
ThS.BS Nguyễn Thị Ngân - Phó Trưởng Khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh) cho biết, bên cạnh đột quỵ thì việc thường xuyên uống rượu đặc biệt là khi nhiệt độ giảm sẽ càng làm tăng huyết áp, ngay cả ở người không bị tăng huyết áp. Bởi rượu sẽ làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại làm huyết áp tăng lên. Khi huyết áp tăng cao sẽ dẫn đến những biến chứng tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Chưa kể việc lạm dụng rượu bia cũng là một trong những yếu tố dẫn đến các rối loạn chuyển hóa mỡ, đường, acid uric, tăng cân, béo bụng… Những nguyên nhân này cũng làm huyết áp tăng lên. Vào mùa đông, nếu uống quá nhiều rượu có thể khiến cơ thể mất nhiệt nhanh chóng, khiến bạn cảm thấy lạnh hơn. Do đó, mạch máu sẽ bị thu hẹp và huyết áp có nguy cơ tăng cao lên rất nguy hiểm.
Cách bảo vệ huyết áp trong mùa lạnh
Để bảo vệ sức khỏe và duy trì huyết áp ổn định trong mùa lạnh, ThS.BS Nguyễn Thị Ngân khuyến cáo người bệnh tăng huyết áp cần theo dõi huyết áp thường xuyên, tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định, đặc biệt là những người có các bệnh lý kèm theo như đái tháo đường, tim mạch…
Cần phải giữ ấm cơ thể bằng cách mặc ấm ngay cả khi ở trong nhà. Tránh ra ngoài trời lạnh nhất là vào lúc sáng sớm hoặc quá khuya; không tắm quá muộn sau 21h. Phòng ngủ cần kín gió, nhiệt độ đủ ấm.
Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Lưu ý, không ăn mặn, tăng cường ăn rau xanh, quả tươi; Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol, chất béo bão hoà, chất béo chuyển hoá. Đặc biệt là không uống rượu bia và không hút thuốc lá. Thay vào đó nên sử dụng các loại nước khoáng, nước trái cây…
Chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe, bất cứ khi nào xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: Mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tức ngực, yếu chân tay… cần kiểm tra huyết áp ngay và thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí can thiệp kịp thời và đúng cách.


Lòng lợn có thể gây nguy hiểm nếu chế biến và ăn theo cách này
Sống khỏe - 3 giờ trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, nếu vô tình ăn phải nội tạng của lợn bệnh, nhất là lòng chưa được nấu chín, nguy cơ nhiễm liên cầu lợn, ký sinh trùng hoàn toàn có thể xảy ra, gây hại cho người dùng.

Dấu hiệu đường huyết tăng cao vào ban đêm, người bệnh tiểu đường có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường nên nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp kịp thời phòng tránh biến chứng.

Trầm cảm ở tuổi vị thành niên: 'Ngòi nổ' âm thầm hủy hoại tâm hồn trẻ
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Trầm cảm ở tuổi vị thành niên luôn để lại những hệ lụy đau lòng. Câu chuyện từ 2 ca lâm sàng tại bệnh viện được các chuyên gia phân tích, cảnh báo thực sự đáng suy ngẫm.

Đi khám zona thần kinh, người phụ nữ ở Phú Thọ bất ngờ phát hiện khối u tim khổng lồ
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bị zona thần kinh vùng thành ngực và đau nhiều ở khu vực bị zona, người bệnh đi khám thì phát hiện khối u nhầy khổng lồ, nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Men gan thấp nguy hiểm không? Người có dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết men gan cao hay men gan thấp đều có thể cảnh báo bệnh gan tiến triển nặng và chức năng gan suy giảm.

Cách tăng tác dụng của hoa đu đủ đực trị bệnh
Sống khỏe - 8 giờ trướcHoa đu đủ đực có nhiều hoạt tính thực vật phong phú, được sử dụng chữa bệnh từ rất lâu. Bên cạnh đó, khi kết hợp loại hoa này với các dược liệu có cùng công dụng sẽ làm tăng tác dụng trị bệnh như ung thư, bệnh hô hấp hay bệnh tiết niệu...

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Bé 14 tuổi ở Phú Thọ đang khỏe mạnh, bất ngờ bị liệt 2 chân từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Trước khi vào viện 3 ngày vì mắc bệnh viêm tủy ngang hiếm gặp, bé 14 tuổi bất ngờ xuất hiện cảm giác tê bì ở chân, tình trạng này nhanh chóng lan rộng khiến em không thể cử động...

Tại sao uống vitamin, chất bổ sung cần ghi nhớ quy tắc 30 phút?
Sống khỏe - 13 giờ trướcNhững người uống vitamin, thực phẩm bổ sung hàng ngày vào mỗi buổi sáng đang bỏ qua một quy tắc quan trọng, có thể âm thầm làm giảm lợi ích của các chất dinh dưỡng quan trọng này mà không hề hay biết...

Hiểu về viêm amidan mạn tính và giải pháp cải thiện từ thảo dược
Sống khỏe - 13 giờ trướcViêm amidan mạn tính là giai đoạn chuyển tiếp của viêm amidan cấp tính. Các triệu chứng viêm amidan mạn tính thường kéo dài dai dẳng và gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và công việc của người mắc. Vậy đâu là giải pháp đối phó với tình trạng này hiệu quả?

Người bệnh tiểu đường cần biết điều này để ổn định đường huyết và 'sống chung' với bệnh
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiêu đường cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và theo dõi tình trạng bệnh thường xuyên... Đây là những điều cần thiết, bất kể bạn mắc bệnh tiểu đường loại nào.