Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chi tiết các kịch bản của nhóm lừa đảo có hơn 13.000 bị hại vừa bị bắt giữ

Thứ ba, 20:21 28/01/2025 | Pháp luật

GĐXH - Ngày 28/1, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Ninh cho biết đơn vị đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam 39 người trong đường dây lừa đảo giả công an về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan này tiếp tục phối hợp với Công an tỉnh Bắc Ninh đấu tranh mở rộng vụ án.

Theo đó, khoảng từ cuối năm 2023, đầu năm 2024, một tổ chức lừa đảo chiếm đoạt tài sản được một số người Trung Quốc (chưa rõ thông tin, lai lịch) thành lập và điều hành hoạt động tại khu vực "Tam Thái Tử" thuộc thành phố Bavet, tỉnh Svay Riêng, Campuchia.

Tổ chức này hoạt động với thủ đoạn giả danh công an phường, công an huyện gọi điện thoại yêu cầu bị hại cập nhật thông tin căn cước công dân trực tuyến bằng cách cài đặt ứng dụng chứa mã độc trên điện thoại Android. Từ đó, chúng chiếm quyền sử dụng điện thoại và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của bị hại.

Tổ chức lừa đảo được chia làm 3 nhóm gồm: Cào 1, Cào 2, Cào 3 và được phân công nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, Cào 1 được cung cấp máy tính bàn, thiết bị kết nối với máy tính có chức năng gọi điện.

Hàng ngày, Cào 1 nhận được một file dữ liệu chứa thông tin của 80 - 100 người. Nhóm này giả danh cán bộ công an phường, xã gọi điện cho bị hại thông báo các thông tin liên quan đến mã định danh cá nhân, thủ tục khai báo làm căn cước công dân, đồng bộ dữ liệu căn cước công dân trên hệ thống dữ liệu quốc gia… rồi yêu cầu liên hệ với cán bộ công an cấp quận, huyện (do Cào 2 giả danh) để được hướng dẫn làm thủ tục tiếp theo.

Cào 2 đóng giả cán bộ Đội Quản lý hành chính Công an cấp quận, huyện, Phòng Quản lý hành chính Công an cấp tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục liên quan đến căn cước công dân qua ứng dụng hành chính công online.

Khi lấy được niềm tin, Cào 2 yêu cầu bị hại dùng điện thoại có hệ điều hành Android truy cập các đường link mạo danh website của Nhà nước, ví dụ chinhphu.khaibaoshktd.com (tên miền có thể thay đổi) và tải ứng dụng mang tên "DICH VU CONG" về máy.

Nếu điền các thông tin và bấm xác nhận, ngay lập tức điện thoại sẽ bị chiếm quyền sử dụng. Lúc này, Cào 2 và Cào 3 sẽ rút tiền trong tài khoản ngân hàng của "con mồi".

Chi tiết các kịch bản của nhóm lừa đảo có tới 13000 bị hại vừa bị bắt giữ - Ảnh 1.

Nhóm đối tượng trong đường dây (ảnh tư liệu)

Cào 3 sử dụng máy tính truy cập vào điện thoại bị chiếm quyền điều khiển của bị hại, đăng nhập các ứng dụng ngân hàng trên điện thoại nhằm chiếm đoạt tiền.

Khi ứng dụng ngân hàng yêu cầu xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt, vân tay, Cào 3 phối hợp với Cào 2 lấy lý do phù hợp để yêu cầu bị hại thực hiện việc xác thực sinh trắc học trên chính điện thoại của mình mà hoàn toàn không biết.

Khi đã chiếm đoạt được tiền, Cào 3 sẽ chuyển đến các tài khoản đầu mối rửa tiền (thường gọi là Nhà xe) là các đối tác của công ty tại Campuchia. Sau khi rửa tiền, các đầu mối này chuyển thành tiền ảo USDT cho ông chủ với chi phí rửa tiền là 7%.

Với số tiền chiếm đoạt được, hàng tháng công ty chi trả lương cứng tùy theo vai trò, vị trí, nhiệm vụ. Thông thường, mỗi tên được nhận 600 USD/tháng; tiền hoa hồng Cào 1 và Cào 2 được hưởng là 2,5%/tổng số tiền chiếm đoạt được, Cào 3 được hưởng 1%. Ngoài ra còn có tiền thưởng gồm tiền chuyên cần, tiền thưởng đơn trong ngày 30 USD, thưởng tuần, thưởng sinh nhật 100 USD...

Những kẻ làm việc trong đường dây lừa đảo này được quản lý cấp cho một mã số, một sim điện thoại để tạo tài khoản trên ứng dụng Telegram làm việc trên máy tính. Trong quá trình làm việc, chúng không được sử dụng tên thật mà đều phải sử dụng biệt danh và mã số nhân viên do công ty đặt cho từ khi mới vào làm. Việc trao đổi thông tin, công việc, báo cáo kết quả đều được thực hiện trên Telegram.

Tổ chức lừa đảo còn lập nhiều nhóm nói chuyện trên Telegram để phân chia công việc, thông tin cũng như nhận chỉ đạo, hướng dẫn từ quản lý.

Ngày 23/1 và 24/1, ngay sau khi xuống sân bay Nội Bài, 39 tên trong nhóm lừa đảo này bị lực lượng chức năng bắt giữ.

Bước đầu, cơ quan chức năng xác định, trong số đó có Phạm Thị Huyền Trang, Đinh Như Quỳnh, Đỗ Văn Nghĩa là quản lý cấp cao, làm phiên dịch, trợ lý cho ông chủ người Trung Quốc (biệt danh ACE), cấp phát data (thông tin của những người bị hại) để nhóm Cào 1 (do Nguyễn Văn Mạnh và Nguyễn Đức Toàn quản lý) câu dẫn người bị hại.

Theo Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, nhóm bị bắt có 26 người trong nhóm Cào 1; 5 người thuộc nhóm Cào 2 và 3 người thuộc nhóm Cào 3.

Xác định sơ bộ, tổng số tiền đường dây lừa đảo này chiếm đoạt của các bị hại là hơn 50,8 tỷ đồng.

T.Sơn
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Công an TPHCM sẽ xử lý người hít xà đơn trên tàu Metro số 1

Công an TPHCM sẽ xử lý người hít xà đơn trên tàu Metro số 1

Pháp luật - 3 giờ trước

Cơ quan công an đánh giá hành động hít xà đơn trên tàu Metro số 1 là gây mất ổn định, tổ chức, kỷ luật nơi công cộng.

Camera ghi cảnh trinh sát quật ngã tên cướp ở cửa hàng điện thoại

Camera ghi cảnh trinh sát quật ngã tên cướp ở cửa hàng điện thoại

Pháp luật - 6 giờ trước

Đối tượng Nguyễn Văn Tý đang mang tài sản trộm được đi tiêu thụ tại một cửa hàng điện thoại ở Đồng Nai thì bất ngờ bị trinh sát quật ngã và khống chế tại chỗ.

Hà Nội: Tạm giữ 3 đối tượng trong nhóm 'bảo kê' xây dựng tại quận Tây Hồ

Hà Nội: Tạm giữ 3 đối tượng trong nhóm 'bảo kê' xây dựng tại quận Tây Hồ

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Tối 13/4, Phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP Hà Nội cho biết đã bắt giữ 3 nghi phạm trong nhóm "lợn rừng" có dấu hiệu "bảo kê" xây dựng trên địa bàn quận Tây Hồ (TP Hà Nội).

Đang dọn mộ chồng, người phụ nữ bị 2 tên cướp khống chế cướp dây chuyền, bông tai vàng

Đang dọn mộ chồng, người phụ nữ bị 2 tên cướp khống chế cướp dây chuyền, bông tai vàng

Pháp luật - 22 giờ trước

Đang dọn mộ chồng ở nghĩa trang, bà N. bất ngờ bị 2 đối tượng khống chế, cướp dây chuyền cùng đôi bông tai vàng

Tạm giữ hình sự bảo mẫu ở Quảng Nam về hành vi hành hạ trẻ

Tạm giữ hình sự bảo mẫu ở Quảng Nam về hành vi hành hạ trẻ

Pháp luật - 1 ngày trước

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với bảo mẫu đánh đập dã man trẻ 20 tháng tuổi

Lái xe như diễn xiếc trên đường phố, cô gái nói mình mắc bệnh tâm thần

Lái xe như diễn xiếc trên đường phố, cô gái nói mình mắc bệnh tâm thần

Pháp luật - 1 ngày trước

Làm việc với công an, cô gái thừa nhận hành vi lái xe buông hai tay, không đội mũ bảo hiểm, đồng thời xuất trình giấy xác nhận mắc bệnh tâm thần.

Bắt 8 đối tượng chạy xe rượt đuổi, dùng vỏ chai bia đánh người

Bắt 8 đối tượng chạy xe rượt đuổi, dùng vỏ chai bia đánh người

Pháp luật - 1 ngày trước

GĐXH - 8 đối tượng ở Huế đi xe máy rượt đuổi 2 nam thanh niên, sau đó dùng vỏ chai bia đánh vào đầu khiến một người bị thương hiện đang điều trị tại bệnh viện.

6 lỗi vi phạm thường gặp và mức phạt mới nhất hiện nay, cao nhất lên tới 40 triệu đồng

6 lỗi vi phạm thường gặp và mức phạt mới nhất hiện nay, cao nhất lên tới 40 triệu đồng

Đời sống - 2 ngày trước

GĐXH - Từ ngày 01/01/2025, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP, nhiều mức phạt vi phạm giao thông trên cao tốc được điều chỉnh tăng mạnh. Bài viết tổng hợp 6 lỗi ô tô thường gặp cùng mức xử phạt cụ thể, giúp người lái nắm rõ và tránh vi phạm.

Xót xa cảnh em bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hạ dã man tại cơ sở mầm non tư thục

Xót xa cảnh em bé 20 tháng tuổi bị bảo mẫu hành hạ dã man tại cơ sở mầm non tư thục

Pháp luật - 2 ngày trước

GĐXH - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam đang khẩn trương vào cuộc điều tra, làm rõ vụ bảo mẫu có hành vi xách ngược chân, đánh đập dã man trẻ 20 tháng tuổi tại một cơ sở mầm non tư thục trên địa bàn.

Ngăn chặn người dân chuyển khoản tiền cho đối tượng giả danh công an để lừa đảo

Ngăn chặn người dân chuyển khoản tiền cho đối tượng giả danh công an để lừa đảo

Pháp luật - 2 ngày trước

GĐXH - Khi có người tự xưng cán bộ của các cơ quan chức năng (Công an, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân…) thông báo vụ việc liên quan đến bản thân và đề nghị cung cấp thông tin hoặc chuyển tiền thanh toán chi phí…, người dân cần trình báo ngay với cơ quan công an để được hướng dẫn phòng ngừa.

Top