Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chính phủ đặt mục tiêu TP.HCM kiểm soát dịch trước 15/9

GiadinhNet - Chính phủ nêu rõ mục tiêu TP.HCM phấn đấu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15/9; Bình Dương, Long An, Đồng Nai trước 1/9; còn các địa phương khác kiểm soát dịch trước 25/8.

Chính phủ đặt mục tiêu TP.HCM kiểm soát dịch trước 15/9 - Ảnh 1.

Để tiếp tục tập trung ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, không để xảy ra khủng hoảng y tế, kinh tế-xã hội, Chính phủ thống nhất ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV.

TP HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9

Chính phủ yêu cầu các địa phương thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15, Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ phải quán triệt nghiêm "chủ trương 1, tổ chức thực hiện 10", bảo đảm chặt chẽ, thực chất. Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giãn cách xã hội hình thức hoặc "chặt ngoài, lỏng trong". 

Kể từ ngày bắt đầu giãn cách: trong thời hạn 14 ngày phải xác định được cụ thể và bảo vệ được thật chắc các "vùng xanh"; có biện pháp, lộ trình cụ thể để chuyển "vùng vàng" thành "vùng xanh", "vùng cam" thành "vùng vàng" và khoanh chặt, thu hẹp "vùng đỏ"; trong thời hạn 28 ngày phải kiểm soát được tình hình trên địa bàn, phải cô lập được các "vùng đỏ" ở phạm vi hẹp nhất.

Chính phủ đặt mục tiêu TP.HCM kiểm soát dịch trước 15/9 - Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ trao đổi phương hướng phòng, chống dịch COVID-19 với lãnh đạo TP HCM

TP HCM phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 15/9. Các tỉnh: Bình Dương, Long An, Đồng Nai phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9. Các tỉnh, thành phố khác phấn đấu kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 25/8. Chính phủ giao Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Không để người dân tự phát rời khỏi nơi đang có dịch

Về áp dụng các biện pháp cấp bách, Chính phủ giao lãnh đạo địa phương chủ động quyết định và chỉ đạo cấp dưới áp dụng nghiêm các giải pháp theo quy định tương ứng với mức độ nguy cơ theo tinh thần Chỉ thị 15, Chỉ thị 16, Chỉ thị 19 của Thủ tướng; căn cứ vào tình hình thực tế có thể áp dụng sớm hơn, cao hơn nhưng không được chậm hơn, thấp hơn quy định tại các văn bản nêu trên.

Một trong những giải pháp cấp bách khác Chính phủ đưa ra là cho phép địa phương chủ động áp dụng linh hoạt các biện pháp cần thiết như hạn chế một số phương tiện, yêu cầu người dân không ra khỏi nơi cư trú trong khoảng thời gian nhất định, tại một số khu vực, địa bàn cần thiết trên nguyên tắc "ai ở đâu ở đó".

Chính phủ đặt mục tiêu TP.HCM kiểm soát dịch trước 15/9 - Ảnh 3.

Chính phủ yêu cầu dứt khoát không để người dân tự phát rời khỏi địa bàn đang có dịch, làm lây lan sang các địa bàn, địa phương khác; xử lý nghiêm các vi phạm, kể cả xử lý hình sự với mọi hành vi không tuân thủ, cản trở, chống đối mọi quy định và biện pháp phòng, chống dịch của cơ quan có thẩm quyền.

Xét nghiệm thần tốc đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao

Liên quan đến công tác y tế, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế bám sát thực tiễn dịch bệnh trên thế giới, cập nhật giải pháp tiến bộ trong phòng, chống dịch để kịp thời ban hành hoặc đề xuất ban hành quy định điều chỉnh, hướng dẫn trên nguyên tắc phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra và giám sát.

Về xét nghiệm, Bộ Y tế cập nhật, bổ sung, hướng dẫn và kịp thời tập huấn công tác xét nghiệm đảm bảo khoa học, thiết thực, hiệu quả, tránh lạm dụng, lãng phí; tổ chức mua sắm vật dụng cần thiết trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả. Đặc biệt, phải tăng cường giám sát, chấn chỉnh ngay những nơi tổ chức không khoa học, thiếu trọng tâm, trọng điểm, vừa không ngăn được dịch lây lan, vừa lãng phí.

Chính phủ yêu cầu các địa phương chỉ đạo xét nghiệm thần tốc đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhằm phát hiện F0 nhanh nhất, phục vụ công tác truy vết và phân loại điều trị ngay, tuyệt đối không bỏ sót, không để F0 tiếp tục tiếp xúc, di chuyển làm lây lan dịch bệnh.

Với địa bàn lây lan dịch sâu, rộng như ở TP.HCM và các tỉnh lân cận cần thực hiện đồng bộ xét nghiệm, chăm sóc, điều trị, đảm bảo giảm tối đa tỷ lệ bệnh nặng, tỷ lệ tử vong và tuyệt đối không để lây lan sang địa bàn khác; đồng thời, tổ chức sàng lọc, phân loại người nhiễm theo tình trạng, diễn biến bệnh lý để có biện pháp chăm sóc, theo dõi, điều trị phù hợp, hiệu quả, giảm tỷ lệ chuyển bệnh nặng hơn.

Bên cạnh đó là việc chú trọng chăm sóc người nhiễm chưa có triệu chứng, chủ động chuẩn bị oxy y tế tại các tầng điều trị; tập trung mọi trang thiết bị để cữu chữa, giảm bệnh nhân nặng, nguy kịch, hạn chế tử vong.

Về vaccine và thuốc điều trị Covid-19, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, các bộ Y tế, Quốc phòng, Công an, Ngoại giao đẩy mạnh hoạt động ngoại giao vaccine. Bộ Y tế kịp thời phân bổ vaccine cho các tỉnh, thành phố, trong đó ưu tiên cấp cho địa phương có nhiều người nhiễm, nhiều ca tử vong, tình hình dịch phức tạp, lây lan nhanh, các đô thị lớn, đông dân cư, tập trung nhiều khu công nghiệp; đồng thời, phải công khai việc phân bổ.

Cùng với đó là việc phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo tổ chức tiêm vaccine nhanh nhất, an toàn, hiệu quả; huy động mọi lực lượng y tế Nhà nước và tư nhân triển khai chiến dịch tiêm vaccine trên toàn quốc.

Chính phủ yêu cầu tăng cường tìm kiếm, khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chủ động tìm kiếm nguồn và mua vaccine, thuốc điều trị Covid-19. Bộ Y tế có trách nhiệm kiểm định, cấp phép, bảo quản và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức chiến dịch tiêm vaccine miễn phí cho người dân.

Nghị quyết của Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, tổ chức thử lâm sàng, sản xuất vaccine, cấp phép có điều kiện với vaccine và thuốc điều trị COVID-19 trong nước để đảm bảo yêu cầu phòng, chống dịch nhanh nhất, với chi phí thấp nhất có thể.

Quỳnh An


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 3 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 17 giờ trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 22 giờ trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tăng cường khám, chữa bệnh miễn phí, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Hiện nay, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số và chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em còn gặp nhiều khó khăn, thử thách.

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Bất cẩn khi ăn nhãn, bé gái 5 tuổi ở Phú Thọ suýt chết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trong lúc ăn nhãn, bé gái 5 tuổi (Phú Thọ) bất ngờ bị ho sặc, hóc, khó thở, tím tái. Người nhà sơ cứu tại chỗ nhưng không hiệu quả.

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Hơn 50% ca nhiễm cúm A/H5N1 tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo người dân 5 biện pháp

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Chiều tối 24/3, Bộ Y tế đưa ra thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 đầu tiên trong năm 2024 đã tử vong và đưa ra 5 biện pháp để phòng chống.

Xúc động đám cưới ngay trên giường cấp cứu, chú rể nằm 'đón' dâu

Xúc động đám cưới ngay trên giường cấp cứu, chú rể nằm 'đón' dâu

Y tế - 5 ngày trước

Trước ngày diễn ra đám cưới 1 tuần, chú rể bất ngờ bị bệnh nặng phải điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, BVĐK tỉnh Lạng Sơn.

Top