Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chính sách để thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam

Thứ bảy, 12:26 28/11/2020 | Dân số và phát triển

GaidinhNet - Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chủ trương, chính sách đã đi vào cuộc sống nhằm giúp cho người cao tuổi "sống vui, sống khỏe, sống có ích".

Chính sách để thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam - Ảnh 1.

Quyền được chăm sóc sức khoẻ ban đầu của người cao tuổi được quy định cụ thể trong Điều 13 của Luật Người cao tuổi. Ảnh: TL

Thành tựu và thách thức

Năm 2011, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số; năm 2019, tỷ lệ người cao tuổi chiếm 11,86% dân số. Theo dự báo tỷ lệ người cao tuổi sẽ tăng lên 16,66% vào năm 2029 và lên 26,10% vào năm 2049.

Việt Nam là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Trong khi các nước phát triển mất nhiều thập kỷ, có nước hàng thế kỷ mới chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già như: Pháp: 115 năm; Australia: 73 năm; Trung Quốc: 26 năm… nhưng ở Việt Nam chỉ khoảng 26 năm.

Tuổi thọ tăng là một trong những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chăm sóc sức khỏe nói riêng. Tuy nhiên, già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh đặt ra những thách thức rất lớn về sự cần thiết phải thay đổi hệ thống an sinh xã hội, lao động việc làm, giao thông, vui chơi giải trí… đặc biệt là hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở nước ta.

Người cao tuổi Việt Nam sống chủ yếu ở nông thôn, sống cùng con cháu; đời sống vật chất còn gặp nhiều khó khăn. Người cao tuổi cũng đối diện với gánh nặng "bệnh tật kép" và thường mắc các bệnh mạn tính, bình quân mỗi người cao tuổi có 3 bệnh, đối diện với nguy cơ tàn phế do quá trình lão hóa, chi phí điều trị lớn. Trong khi đó, hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe ban đầu nói riêng chưa thích ứng già hóa dân số nhanh; việc xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi và triển khai các loại hình chăm sóc sức khỏe dài hạn tại cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức.

Nhiều chính sách chăm sóc người cao tuổi

Chính sách để thích ứng với già hóa dân số ở Việt Nam - Ảnh 2.

Chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi. Ảnh: TL

Ông Nguyễn Xuân Trường, Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số thuộc Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), cho biết những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chủ trương, chính sách đã đi vào cuộc sống nhằm giúp cho người cao tuổi "sống vui, sống khỏe, sống có ích".

Hệ thống luật pháp, chính sách chăm sóc người cao tuổi tương đối đồng bộ và ngày càng được hoàn thiện. Luật Người cao tuổi (Luật 39/2009/QH12) có hiệu lực thi hành từ năm 2010 quy định trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc phụng dưỡng, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi. Luật Người cao tuổi và các văn bản dưới luật quy định gia đình có trách nhiệm chủ yếu trong việc phụng dưỡng người cao tuổi; Nhà nước có chính sách hỗ trợ người cao tuổi, đặc biệt là người cao tuổi nghèo không có người phụng dưỡng và người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

Về chăm sóc sức khỏe (CSSK) người cao tuổi, Luật Người cao tuổi quy định về quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi, trong đó có quy định về CSSK, tập trung vào CSSK ban đầu tại nơi cư trú và khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế.

Quyền được CSSK ban đầu của người cao tuổi được quy định cụ thể trong Điều 13 của Luật Người cao tuổi và được hướng dẫn chi tiết trong Thông tư số 35/2011/TT-BYT của Bộ Y tế. Trạm y tế xã là cơ sở y tế chính có trách nhiệm quản lý sức khỏe của người cao tuổi thông qua tuyên truyền giáo dục sức khỏe, lập hồ sơ theo dõi quản lý sức khỏe người cao tuổi, khám chữa bệnh (KCB) phù hợp với phân tuyến kỹ thuật và phối hợp với cơ sở KCB tuyến trên để tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi.

Đối với người cao tuổi cô đơn có bệnh nặng không đến cơ sở y tế thì trạm y tế xã có trách nhiệm gửi cán bộ đến KCB tại nơi cư trú và UBND xã có trách nhiệm đưa người cao tuổi cô đơn bệnh nặng tới cơ sở KCB theo đề nghị của trạm y tế. Nhà nước cũng khuyến khích tổ chức, cá nhân KCB cho người cao tuổi tại nơi cư trú.

Chương trình hành động quốc gia về NCT Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020 (Quyết định số 1781/QĐ-TTg năm 2012) có mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc người cao tuổi; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi phù hợp với tiềm năng và trình độ phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chương trình hành động đã được triển khai đi vào cuộc sống. Tại các tỉnh, thành phố có các trung tâm, nhà văn hóa, khu vui chơi dành cho người cao tuổi. Ngược lại người cao tuổi cũng tham gia vào các hoạt động xã hội, khẳng định vị trí, vai trò của người cao tuổi trong đời sống chính trị, văn hóa, kinh tế và xã hội. Người cao tuổi đã thực sự khẳng định không phải "lão lai tài tận" (tuổi cao thì năng lực hết) mà là "lão lai tài bất tận" (tuổi dù cao năng lực càng cao).

Đề án Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi giai đoạn 2017 - 2025 được Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành trong Quyết định 7618/QĐ-BYT năm 2017 có mục tiêu là "Đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi thích ứng với giai đoạn già hóa dân số góp phần thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi, Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản, Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân".

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân số và tác động của chuyển đổi nhân khẩu học đến phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-TW ngày 25/10/2017 về công tác dân số trong tình hình mới với mục tiêu quan trọng là "tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số".

Thực hiện Nghị quyết số 21/NQ-TW, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW, Chương trình Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1579/QĐ-TTg, ngày 13/10/2020 với mục tiêu chăm sóc và nâng cao sức khỏe người cao tuổi hướng tới già hóa khỏe mạnh, thích ứng với già hóa dân số nhanh, góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030...

Hoài Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 7 giờ trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Phụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.

Top