Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chính sách thích ứng với tình trạng Đô thị hóa nhanh: Nắm bắt để phát triển

GiadinhNet - Một trong những biến đổi đáng chú ý nhất trong thế kỷ XX và XXI là dân số đô thị tăng rất nhanh

 
Năm 1960, trên toàn thế giới cứ ba người thì có một người là dân đô thị. Sau khoảng 50 năm, dân số đô thị đã tăng gấp 4 lần với số lượng hiện nay là 3,4 tỷ người.
 

Những mảnh ruộng màu mỡ xưa đang mất dần, nhường đất cho các khu đô thị lớn mọc lên. Ảnh: Chí Cường

 
Tốc độ "phi mã"

Dự báo vào năm 2030 đạt 5 tỷ và đến năm 2045, 2/3 dân số thế giới sẽ sống trong các khu đô thị và cận đô thị. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, trong vòng 40 năm tới, sự tăng trưởng dân số sẽ chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển, trong khi các chuyên gia Liên Hợp Quốc cho rằng: Các nước này chưa chuẩn bị sẵn sàng cho sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hoá ngày càng mạnh.  
 

"Hai tỷ người sẽ sinh ra trong tương lai, sẽ sống ở các khu đô thị- do vậy chúng ta cần lập kế hoạch ngay từ bây giờ"- (Một trong các thông điệp ngày Dân số Thế giới 2011).

Dân số đô thị tăng nhanh chủ yếu do dân nhập cư từ nông thôn và các vùng phụ cận. Cùng với đó là quá trình tăng dân số tự nhiên (sinh đẻ cao hơn tử vong). Với mục đích tìm kiếm công việc thu nhập cao hơn, vì hầu hết các cơ sở sản xuất, dịch vụ và công nghệ thường tập trung tại khu đô thị. Chính vì thế người ta cho rằng, 80% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới được tạo ra tại các khu đô thị.

Do những tác động tiêu cực của việc di dân tự do thiếu kiểm soát, sự quá tải của hạ tầng cơ sở cũng như các dịch vụ, nên một số nước đã đề ra các giải pháp nhằm hạn chế dòng di cư tới các thành phố lớn như không cho phép nhập cư hoặc kèm theo một số điều kiện bắt buộc - Sự "ra tay" này đã tạo nên rào cản hạn chế việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân như giáo dục, chăm sóc y tế, nước  sạch, vệ sinh, điện, v,v... 
 
Bên cạnh đó, lại có một số nước do mức sinh quá thấp, dân số suy thoái, mất cân bằng giới tính nên đã đề ra chính sách khuyến khích nhập cư đối với người nước ngoài có trình độ học vấn cao và khuyến khích công dân nước mình cưới cô dâu ngoại quốc. Mỗi nước đều có các giải pháp khác nhau nhưng sự tăng trưởng nhanh chóng cư dân đô thị trong thế kỷ XXI là một xu hướng tất yếu.
 
Liên Hợp Quốc đã cảnh báo: Cần phải chủ động hoạch định chính sách, kế hoạch nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống của khoảng 2 tỷ dân đô thị sẽ sinh sống ở các thành phố và khu đô thị trong khoảng 50 năm tới.   
 
Trông người lại ngẫm đến ta
Vào giữa những năm 60- thế kỷ trước, dân số thành thị của miền Nam chỉ chiếm 15%. Năm 1970 tỷ lệ này khoảng 60%. Đến 1975 đạt 65%. Cũng trong khoảng thời gian này, dân số Sài gòn từ 300.000 người đã tăng 10 lần lên 3 triệu. Còn ở Đà Nẵng trong khoảng 5 năm, dân số thành phố đã tăng từ 25 ngàn lên 300 ngàn người, tức tăng gấp 12 lần.

Ngược lại, trong thời kỳ chiến tranh, dân số ở các tỉnh miền Bắc vẫn tiếp tục tăng và quá trình đô thị hóa vẫn diễn ra (dù có lúc giảm đi như thời kỳ 1966 - 1968). Vì sao quá trình đô thị hóa ở miền Bắc Việt Nam lại chậm so với các nước trong khu vực? Đó là do quá trình hòa bình lập lại năm 1954 và chia cắt đất nước thành 2 miền, sau đó là cuộc chiến tranh của Mỹ mở rộng ra miền Bắc Việt Nam đã ảnh hưởng lâu dài đến những dòng di dân mạnh mẽ của người dân... Ngoài ra, đầu những năm 60 Nhà nước đã có chủ trương xây dựng các khu kinh tế mới và chuyển dân lên sinh sống ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã tác động lên quá trình đô thị hóa ở phía Bắc trong thời kỳ này...

Rõ ràng, quá trình đô thị hóa của Việt Nam trước khi thống nhất đất nước mang đặc điểm vừa "nông thôn hóa thành thị" song song với "thành thị hóa nông thôn ". Điều này đã tạo nên một xu thế gia tăng tỷ lệ dân cư đô thị trong vòng 15 năm của thời kỳ chiến tranh.
 
Sau khi nước nhà thống nhất, những dòng di dân đa dạng, nhiều hướng đã liên tục xảy ra, chủ yếu là các dòng người hồi hương, bao gồm cả những người từ chốn đô thị về nông thôn lánh nạn chiến tranh hay ngược lại. Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986, nhờ chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng cao, trên phạm vi cả nước nhiều thị xã đã trở thành thành phố, xã phát triển thành phường, một số thành phố lại được mở rộng địa giới và hình thành nhiều khu công nghiệp tập trung. Quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ hơn và theo đó dân số đô thị thời kỳ 1990 - 2009 đã tăng với tốc độ cao hơn trước. Hệ thống đô thị quốc gia đã có nhiều biến đổi về số lượng cũng như chất lượng.

Có nhiều lý do ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa: Nhiều thành phố được hình thành nhưng mới đóng vai trò của Trung tâm hành chính nên sức hút chưa cao, thiếu cơ hội nghề nghiệp; hệ thống hạ tầng cơ sở kỹ thuật và dịch vụ xã hội cơ bản còn kém, thậm chí quá tải nên chưa đáp ứng được nhu cầu nhân dân. Điều kiện sống và mức sống giữa các khu đô thị có sự khác biệt lớn cần phải giải quyết rốt ráo.
 
Lập kế hoạch ngay từ hôm nay

"Hai tỉ người sẽ sinh ra trong tương lai, sẽ sống ở các khu đô thị - do vậy chúng ta cần lập kế hoạch ngay từ bây giờ" - Đây là một trong những thông điệp của Liên Hợp Quốc nhân Ngày Dân số Thế giới năm nay. Việt Nam cần chủ động đối phó với quá trình đô thị  hoá và di dân trong những thập niên tới ra sao để đảm bảo tính phát triển bền vững, nâng cao chất lượng sống cho người dân?

Chúng ta cần có cơ chế chính sách thích hợp để quản lý quá trình đô thị, tạo điều kiện để các trung tâm đô thị chủ yếu ở mỗi vùng là động lực phát triển cho các tỉnh của mỗi vùng kinh tế - địa lý trong toàn quốc. Bên cạnh  đó cần tạo cơ hội việc làm, đào tạo chuyên môn kỹ thuật, phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thích hợp cho cư dân đô thị hiện tại. Phải có dự báo cho dân số đô thị tương lai làm cơ sở hoạch định một cách hệ thống, đầy đủ và toàn diện.
 
Các nhà hoạch định chính sách cần đề ra chiến lược, chương trình đảm bảo sự tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của nhóm dân cư dễ bị tổn thương như: Di dân, vị thành niên, thanh niên, người thất nghiệp, người có thu nhập thấp... Có chính sách phát triển đô thị vừa và nhỏ nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển với các khu đô thị lớn. Đồng thời có chiến lược hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng giữa thành thị- nông thôn, giảm bớt tình trạng di dân tự do thiếu kiểm soát. Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến dân số đô thị tăng nhanh.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã định hướng rõ ràng: "Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thông mới". Trong đó chỉ rõ: "Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao...". 

Thực hiện tốt những nội dung cơ bản của định hướng trên chính là sự đối phó chủ động của Việt Nam trước xu thế tất yếu của quá trình đô thị hóa trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế toàn cầu của thế kỷ XXI.
 
Tắc đường - nỗi ám ảnh của cư dân đô thị. Ảnh: Chí Cường.
Trên toàn thế giới, 10 năm qua, hơn 200 triệu cư dân đô thị nhưng sống trong các khu ổ chuột đã được tiếp cận với nguồn nước sạch, tình trạng vệ sinh đã được cải thiện,… Cũng 10 năm qua tỷ lệ dân số đô thị sống trong các khu ổ chuột của các nước đang phát triển đã giảm đáng kể: Từ 39% (năm 2000) xuống còn 33% (năm 2010).
 
Giai đoạn 2009 - 2050, dân số đô thị tại châu Á sẽ tăng gấp đôi, từ 1,7 tỷ người lên đến 3,4 tỷ. Châu Phi sẽ tăng gấp ba, từ 399 triệu lên đến 1,2 tỷ, dân đô thị của châu Mỹ Latinh và Caribê sẽ tăng từ 462 triệu lên 648 triệu. Trong khi đó ở châu Âu, dân số đô thị tăng chậm hơn, từ 531 triệu lên 682 triệu...
 
Nếu năm 1990 cả nước mới chỉ có 500 khu đô thị thì đến năm 2009, con số này đã tăng hơn 15 lần với số lượng 753 khu đô thị, trong đó Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 khu đô thị đặc biệt, 9 khu loại I, 12 khu đô thị loại II, 45 khu đô thị loại III, 41 khu đô thị loại 4 và 642 khu đô thị loại V.
 
PGS.TS Trần Văn Chiến
(Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ)
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

7 cách đơn giản giúp đánh tan mỡ bụng ở phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một trong những nỗi phiền muộn của phụ nữ tuổi 40 khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh là dễ tăng cân và nhiều mỡ bụng. Giảm cân, giảm béo bụng dù khó khăn nhưng vẫn có cách nếu chị em kiên trì.

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Con gái chủ động tránh thai - một cách yêu thương bản thân

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Việc chủ động tránh thai cũng được xem là một cách yêu thương bản thân, giúp bạn gái bảo vệ sức khỏe và cả tương lai của mình.

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Bệnh giang mai bẩm sinh nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Giang mai bẩm sinh là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng xảy ra khi một người mẹ mắc bệnh giang mai truyền bệnh cho con trong quá trình mang thai hoặc khi sinh.

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Muốn "yêu" hết mình nhưng vẫn tránh thai an toàn, nàng đã biết đến biện pháp này chưa?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

"Chuyện yêu" cũng giống như chất xúc tác - giúp các cặp đôi gắn kết sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho tình yêu thêm bền chặt và thăng hoa. Tuy nhiên, giữa thời điểm tuổi trẻ vẫn còn mải mê chạy theo đam mê và chưa nghĩ đến trách nhiệm, câu hỏi lớn đặt ra cho các bạn nữ là: "Nàng đã biết cách "yêu" an toàn mà không phải lo lắng về những rủi ro ngoài ý muốn?".

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Chế độ dinh dưỡng tốt cho nam giới bị liệt dương

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất quan trọng với người bị liệt dương, giúp cải thiện lưu thông máu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ sản xuất testosterone, tất cả đều cần thiết đối với chức năng cương dương.

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Bộ Y tế trả lời kiến nghị tăng cường chính sách hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo Dữ liệu dân cư quốc gia, cả nước hiện có khoảng 16,1 triệu người cao tuổi, chiếm trên 16% dân số. Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á, thời gian chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già là 17 - 20 năm, ngắn hơn so với nhiều nước khác...

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Người phụ nữ 29 tuổi bị que tránh thai lạc sâu vào cánh tay

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Chị Vân, 29 tuổi, đi tháo que tránh thai, bất ngờ phát hiện que cấy 3 năm trước lạc sâu vào bắp tay, phải nhập viện phẫu thuật.

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Cụ bà 100 tuổi đi lại sau một mũi tiêm khớp tại bệnh viện

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Điều kỳ diệu đến chỉ sau 2–3 ngày kể từ mũi tiêm đầu tiên, cụ đã tự dậy, rửa mặt, ăn uống và đi lại nhẹ nhàng sau khi bị mất hoàn toàn khả năng vận động.

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Top