Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chợ chiếu “âm phủ” độc đáo ở Thái Bình đang dần biến mất

Thứ ba, 12:43 08/05/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Hàng chục năm qua, chợ chiếu cói “âm phủ” ở các làng nghề huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình đã nổi tiếng khắp cả nước. Tuy nhiên từ năm 2010 trở lại đây, chợ chiếu cói về đêm đang gần như mất dần.

Những phiên chợ diễn ra cảnh người bán, người mua 2 mặt hàng là chiếu mộc và đay sợi trong ánh đèn nhập nhoạng lúc nửa đêm nên người ta gọi nơi đây là chợ  âm phủ.
Những phiên chợ diễn ra cảnh người bán, người mua 2 mặt hàng là chiếu mộc và đay sợi trong ánh đèn nhập nhoạng lúc nửa đêm nên người ta gọi nơi đây là chợ " âm phủ".

Nhiều năm trước, huyện Quỳnh Phụ có hai phiên chợ chiếu cói họp từ 0h đến khoảng 4h sáng là chợ Rọc (xã An Dục) và chợ Đồng Bằng (xã An Lễ). Hai chợ này là nơi tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình dệt chiếu cói ở các xã An Dục, An Tràng, An Vũ, An Lễ.

Không rõ nghề chiếu cói ở Quỳnh Phụ xuất hiện từ bao giờ do không có tài liệu cụ thể nào, nhưng theo người dân thì nó cũng đã hàng trăm năm tồn tại và phát triển. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử nhưng tính đến thời điểm trước năm 2010, nghề này vẫn là nghề đem lại thu nhập chính cho người dân nơi đây ngoài thời gian chăm sóc hai mùa lúa trong năm.


Những năm về trước mỗi phiên chợ thu hút hàng ngàn người chen chân, xe cộ tấp nập, hàng bày la liệt.

Những năm về trước mỗi phiên chợ thu hút hàng ngàn người chen chân, xe cộ tấp nập, hàng bày la liệt.

Người dân mang sản phẩm chiếu cói mà nhà mình dã dệt trong vài ngày ra chợ để bán cho các thương lái, sau đó là mua đay sợi – một trong hai nguyên liệu để dệt chiếu ngoài sợi cói. Việc mua bán sản phẩm thường được giao cho những người phụ nữ đảm nhận. Nhưng hiện tại, các phiên chợ chiếu cói trở nên lèo tèo, thưa thớt còn mười mấy người, và thời gian trao đổi diễn ra chóng vánh chỉ một hai giờ.

Người dân trong vùng cũng không ai biết cái tên chợ "âm phủ" có từ bao giờ và cũng chưa tìm ra lời giải thích thoả đáng cho câu hỏi tại sao chợ chiếu lại họp vào giờ "oái oăm, trái khoáy" như vậy. Một số người cho rằng vì chợ trong vùng đều là những chợ nhỏ vào những ngày phiên nên chợ chiếu nên phải họp đêm để ban sáng còn nhường chỗ cho những giao dịch buôn bán khác.

Nguyên nhân chính dẫn đễn sự “hấp hối” của chợ chiếu cói là nghề dệt chiếu cói gần như mất hoàn toàn. Từ năm 2010, khi công nghiệp hóa lấn sâu về địa phương, xuất hiện nhiều công ty, xưởng chế biến, xưởng dệt chiếu máy…thì số lượng các hộ gia đình dệt chiếu đã sụt giảm đáng kể.

Sau cuộc dồn điền đổi thửa năm 2013 của tỉnh Thái Bình, nghề dệt chiếu cói truyền thống đã chính thức xóa sổ khiến hàng ngàn người dân loay hoay vì thiếu việc làm.


Những tấm chiếu cói thủ công đỏ tươi từng là một trong những nét đặc trưng văn hóa tỉnh Thái Bình, bán ra thị trường cả nước.

Những tấm chiếu cói thủ công đỏ tươi từng là một trong những nét đặc trưng văn hóa tỉnh Thái Bình, bán ra thị trường cả nước.

Khi các xưởng dệt chiếu máy xuất hiện ở nhiều địa phương trên cả nước với năng suất cao gấp nhiều lần dệt tay thì nhu cầu thị trường với chiếu cói thủ công sụt giảm, giá cả bấp bênh.

Cùng thời điểm ấy các công ty, xí nghiệp, xưởng chế biến… đổ bộ hàng loạt vào địa phương cũng dẫn đến thanh niên, trai tráng chọn đi làm công nhân, chỉ còn lại những người tuổi ngoài 50 vẫn bám trụ với nghề dệt chiếu.

Cuối năm 2013, tỉnh Thái Bình tiến hành thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới, một phần của chính sách là kế hoạch dồn điền đổi thửa - chia lại ruộng đất cho nhân dân. Kế hoạch này đúng lúc nghề dệt chiếu cói bấp bênh đã khiến người dân dứt áo hoàn toàn với ruộng cói (nguồn nguyên liệu chính để dệt chiếu).

Sau khi chia ruộng hoàn tất, 100% ruộng trồng cói bị phá hủy thay vào trồng lúa, thậm chí rất nhiều ruộng bỏ hoang. Vậy là nghề dệt chiếu thủ công ở huyện Quỳnh Phụ “chết” từ đây, huyện Quỳnh Phụ chỉ còn một vài cơ sở dệt chiếu máy từ nguyên liệu trong miền Trung tạo việc làm cho khoảng 50 lao động với mức lương bèo bọt.

Nghề thủ công biến mất, người dân đã có nhiều sự lựa chọn công việc mới cho riêng mình và tâm lý chung là không còn tiếc nuối gì về một thời vàng son của nghề truyền thống vì vốn dĩ nó rất nặng nhọc, vất vả mà thu nhập mang lại chỉ ở mức đủ sinh hoạt.

Đến nay, sau 5 năm nghề dệt chiếu cói gần như xóa sổ, nhóm người trẻ tuổi làm việc tại các công ty, xí nghiệp lại có mức thu nhập cao, cuộc sống ổn định hơn xưa rất nhiều. Tuy nhiên với nhóm người độ tuổi trên 50 thì rất khó xin vào được công ty, xí nghiệp… thì vẫn loay hoay trong vòng luẩn quẩn mưu sinh. Dựa trên tình hình nhu cầu lao động hiện tại ở địa phương rất khó có cơ hội cho họ vì số lượng công ty, xí nghiệp có hạn, công việc đó lại đòi hỏi sự nhanh nhạy, tay nghề cao.

Hình ảnh người xã An Dục, Quỳnh Phụ dệt chiếu cói thủ công tại nhà đã là dĩ vãng.
Hình ảnh người xã An Dục, Quỳnh Phụ dệt chiếu cói thủ công tại nhà đã là dĩ vãng.

Có thể thấy, chương trình nông thôn mới của tỉnh Thái Bình sau 4 năm thực hiện đã tạo ra sự thay đổi rõ rệt, đem lại một bộ mặt mới cho nông thôn tỉnh nói chung và huyện Quỳnh Phụ nói riêng. Tuy nhiên, đáng tiếc là nghề làm chiếu cói thủ công đã biến mất vĩnh viễn, vừa khiến nhiều người lao động lớn tuổi mất nghiệp mưu sinh, vừa làm mất đi nét văn hóa đặc trưng của một làng nghề hàng trăm năm tuổi.

Bà Vũ Thị Nhài (An Vũ, Quỳnh Phụ) cho biết: "Tôi gắn bó với nghề dệt chiếu từ ngày còn bé tý, mấy chục năm nay quen cảnh bán đêm thế này rồi. Trước đây, còn nghề chiếu thì tiền công cũng đủ để trang trải cuộc sống. Trước đây, mỗi phiên chợ, tôi cố gắng dệt được 4 đôi đem bán. Nếu trừ tiền đay, tiền cói thì mỗi người cũng có thu nhập từ 40 đến 50 ngàn đồng/ngày. Nhưng giờ nghề không còn nữa nên đám người già chúng tôi thất nghiệp”.

Anh Vũ Văn Thiệp (An Dục, Quỳnh Phụ), người mấy chục năm gắn bó với nghề buôn chiếu cho biết: "Bây giờ tôi đi mua bán chiếu cói để lấp thời gian rảnh rỗi thôi vì chẳng còn mấy người đi chợ nữa, người ta chuyển nghề hết cả rồi”.

Nghề dệt chiếu cói, những tấm chiếu thủ công chỉ còn là dĩ vãng sau “cơn lốc” của hiện đại hóa. Và đây cũng không phải trường hợp cá biệt mà nhiều nơi trên cả nước, các làng nghề truyền thống nếu không có sự quan tâm, chính sách bảo tồn phù hợp thì cũng đã, đang và sẽ rơi vào mất tích.

Chợ chiếu cói ở Quỳnh Phụ là một trong những chợ đêm hiếm có tại Việt Nam nên việc nó mất đi là một tổn thất lớn về giá trị văn hóa. Các làng nghề truyền thống cần được quan tâm, phát triển hơn nữa để người dân bắt kịp được với xu thế hiện đại hóa, tìm đầu ra cho sản phẩm, cải thiện đời sống một cách toàn diện hơn.

Hòa Sáng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Giáo dục - 12 phút trước

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung

Thời sự - 45 phút trước

GĐXH – Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều vi phạm tại các dự án, đồng thời đề nghị kiểm điểm Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDAĐTXD) huyện Hà Trung.

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Đang dừng chờ đèn đỏ, nam thanh niên bất ngờ bị một người đàn ông đi xe máy cầm kéo đâm thẳng vào lưng. Vụ việc được xác định xảy ra tại TP Cần Thơ. Đối tượng gây án sau đó đã bị lực lượng chức năng khống chế, bắt giữ.

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Nạn ấu dâm không còn là những câu chuyện rùng rợn trên báo mà đã len lỏi vào từng chiếc smartphone, từng khung chat, từng buổi học thêm tưởng chừng vô hại. Trẻ em là đối tượng yếu thế nhất nhưng lại đang phải tự xoay sở trong một thế giới chưa thực sự an toàn. Đã đến lúc cộng đồng phải chung tay kiến tạo một lá chắn vững chắc - nơi tuổi thơ được bảo vệ và kẻ xấu không còn 'đất' để ẩn nấp.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo điện tử Công thương phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Hà Nội ra lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện

Hà Nội ra lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Theo UBND TP Hà Nội, trong tháng 4/2025, thành phố sẽ thống nhất lộ trình chuyển đổi và phát triển hệ thống xe buýt sử dụng điện; chậm nhất đến năm 2030 đạt tỷ lệ 100% phương tiện xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố.

Lời khai của kẻ đánh nam thanh niên dã man giữa đường ở Tây Ninh

Lời khai của kẻ đánh nam thanh niên dã man giữa đường ở Tây Ninh

Pháp luật - 4 giờ trước

Đặng Thái Bình khai mặc dù không va chạm giao thông nhưng cùng đồng phạm hành hung người đi đường.

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm

Xe khách chở 13 người tông xe tải đậu ven đường ở Thanh Hoá lúc nửa đêm

Thời sự - 7 giờ trước

Chiếc xe khách loại 16 chỗ chở theo 13 người đi trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Thanh Hoá thì tông trúng ô tô tải đậu ven đường khiến nhiều người bị thương.

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Ngỡ ngàng 'vương giả chi hoa' khoe sắc giữa chốn Hoàng cung Huế

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Những ngày tháng 4, nhiều du khách khi đến tham quan Hoàng cung Huế không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của hoa ngô đồng - loại "vương giả chi hoa".

Công ty CP Thành Đạt bị phạt gần 100 triệu đồng vì khai thác đất trái phép

Công ty CP Thành Đạt bị phạt gần 100 triệu đồng vì khai thác đất trái phép

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Công ty CP Thành Đạt bị xử phạt vì thực hiện hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mà không có giấy phép khai thác khoáng sản...

Top