Chủ tịch xã có bằng thạc sĩ Anh quốc
Sở hữu tấm bằng thạc sĩ về quản trị nhân sự của ĐH Birmingham (Anh), nhưng Nguyễn Văn Hòa cho biết: “Dù học ở đâu thì thực tế cũng cung cấp cho ta nhiều kiến thức hơn".
Nguyễn Văn Hòa không giống hình dung thường có về một ông chủ tịch xã, cũng như nhân vật được xây dựng trên các bộ phim truyền hình đình đám Ma làng, Bão qua làng…
Vị chủ tịch xã sinh năm 1978 này có thể gặt lúa thoăn thoắt nhưng cũng biết lái ô tô, vừa ngồi nói chuyện vừa gửi email nhoay nhoáy trên smartphone. Anh có thể nói về quá trình phát triển nông thôn mới của Tân Trào (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) cả ngày không cần cầm báo cáo.

“Ông thạc sĩ” làm việc thế nào?
Tự nhận lợi thế lớn nhất của mình khi về làm chủ tịch của một xã đó là xuất thân từ nông dân, anh Nguyễn Văn Hòa chia sẻ một cách đơn giản bí quyết để công việc trôi chảy là: “Cứ đặt mình vào vị trí của dân sẽ biết được những khó khăn, thuận lợi và tâm tư, nguyện vọng của họ. Từ đó chúng ta sẽ đưa ra những quyết sách trong lãnh đạo, điều hành đúng hướng mong muốn của dân và tránh được những bức xúc”.
Và lợi thế thứ hai, theo anh Hòa, đó là bản thân luôn quyết liệt trong công việc, không ngại khó, ngại khổ, không chịu áp lực bởi các mối quan hệ anh em, dòng họ thân thích… “Nên mọi quyết định, việc làm của mình đều rất công tâm, khách quan, được nhân dân và cán bộ đồng tình, ủng hộ”, anh nói.
Với lối nói chuyện cuốn hút, cởi mở, anh Hòa nhớ lại: "Có hai bài toán cần giải mà tôi và tập thể lãnh đạo xã rút ra sau khi rà soát, đánh giá một cách tổng thể về những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế trên địa bàn xã, đó là: Đất sản xuất thiếu và tư duy, cách thức phát triển sản xuất còn nhiều lạc hậu.
75% diện tích tự nhiên của xã Tân Trào là rừng đặc dụng, tỷ lệ đất phục vụ phát triển sản xuất của người dân chỉ chiếm khoảng 10%. Vì vậy nâng hệ số sử dụng đất từ 2 vụ lên 3 vụ và ứng dụng mạnh các tiến bộ KHKT vào sản xuất để tăng năng suất, giá trị sản phẩm là hai giải pháp được tập trung triển khai thực hiện”.
Cái khó thứ hai mà vị chủ tịch xã này phải giải quyết là thay đổi tư duy sản xuất, phát triển kinh tế của bà con từ việc trồng trọt, chăn nuôi theo cách “mùa nào thức nấy”. Mỗi loại cây, loại con đều có một ít, chủ yếu là phục vụ nhu cầu hàng ngày của gia đình sang tư duy sản xuất hàng hóa tập trung, làm ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
“Đi vận động như đi làm cuộc cách mạng về chăn nuôi, trồng trọt. Mình bảo bà con phải thay đổi cách chăn nuôi, gia đình nào phù hợp với chăn nuôi gà hoặc lợn, hoặc ngan thì đăng ký với xã để được tư vấn, hỗ trợ về kỹ thuật, con giống… Cứ xuống tận nhà dân mà rủ rỉ. Thế mà thay đổi đấy” – anh hào hứng.
Trường đại học lớn nhất
“Đương nhiên những người có học thường không muốn gắn bó với nông thôn. Mình không phải là trường hợp ngoại lệ. Lúc đầu được giao nhiệm vụ cũng tấm tức, cứ nghĩ mình đi học thạc sĩ về mà lại làm việc của ông trung cấp. Nhưng xuống rồi mới ngã người ra. Đành rằng ai cũng làm được, nhưng để làm một cách thật sự thì phải có tư duy, không thì xã nó cứ bình bình thế thôi” – đó là tâm sự của anh Hòa khi tôi nhắc về tấm bằng thạc sĩ ngoại.
“Dù học ở Harvard hay Birmingham, không trường nào cung cấp cho mình nhiều kiến thức như 2 năm làm chủ tịch xã Tân Trào vừa qua. Không trường học nào có tính tổng hợp và phức tạp như “trường” chủ tịch xã”. Chưa bao giờ khối lượng công việc dồn về một xã lại kinh khủng như thế, trong thời gian qua. Mình và một số đồng chí trong lãnh đạo xã nhiều đêm phải thức đến 1, 2 giờ sáng để giải quyết công việc. Và có nhiều thứ phải học từ đầu”, anh chia sẻ.

Vị chủ tịch xã dẫn chứng bằng việc phải học về… xây dựng. Khi Tân Trào được chọn là xã điểm nông thôn mới, tỉnh giao cơ chế riêng, là chủ đầu tư tất cả các nguồn vốn do các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tài trợ.
“Cơ chế này rất hiệu quả, giúp mình thực sự chủ động, đồng thời cũng được các đơn vị tài trợ ủng hộ mạnh mẽ. Nhưng bản thân mình không có trình độ chuyên môn về đầu tư xây dựng. Mình phải nhờ một số đồng chí có chuyên môn ở huyện tư vấn, cung cấp bộ hồ sơ đầy đủ về một công trình xây dựng khoảng 5 đến 10 tỷ đồng, nghiên cứu từng cái một xong mới quay ra chiếu vào các văn bản pháp luật. Nếu chỉ đọc cho thuộc luật rồi mới làm thì sẽ không thể nào nhớ được”.
Vận động dân, không chỉ vận động bằng lời nói hay… kiến thức. Năm đầu xã vận động làm vụ đông, thời gian rất gấp, phải gặt thiếu đi mấy ngày để đảm bảo thời vụ. Cứ 5h chiều là cán bộ xã, cán bộ đoàn, hội lại chia nhau đi xuống các cánh đồng để giúp đỡ, vận động người dân.
“Thấy hai bác cũng đã lớn tuổi đang lo lắng không biết có kịp cắt xong rạ để sáng hôm sau kịp tra hạt ngô giống không, mình lấy liềm cắt hộ, vừa cắt vừa nói chuyện về kinh nghiệm làm vụ đông. Được nửa ruộng thì ông cán bộ khuyến nông đi qua nhìn thấy kêu “Úi chà, chủ tịch cắt rạ như thật ý nhỉ”, cả hai vợ chồng mới… giật mình và rất xúc động vì người cắt rạ mà họ đang nghĩ là cán bộ khuyến nông hóa ra là chủ tịch xã. Sau đó họ cứ nói chuyện này với nhau nên tích cực làm lắm, bởi “Chẳng lẽ chủ tịch xã còn làm mà mình lại không", anh kể.
"Có 3 môn khi đi học sinh viên Việt Nam thường rất chán, chỉ học quấy quá cho qua, nhưng đến khi đi làm mình thấy nó hữu dụng nhất. Đó là triết học, logic học và kinh tế chính trị. Giá mà thời sinh viên nhận thức rõ hơn".
Anh Hòa khẳng định, “Nói chung, bảo mình tài năng là không phải. Do mình may mắn được lãnh đạo tin tưởng, trao cho cơ hội để rèn luyện và khẳng định bản thân mình, cũng như luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của anh em trong Đảng ủy, UBND xã. Hơn nữa, Tân Trào là xã giàu truyền thống cách mạng, người dân cần cù, chịu khó và rất tiến bộ nên khi triển khai xây dựng nông thôn mới, đa số người dân đều hưởng ứng tích cực. Điều tôi mừng là khi mình nói trên loa “xã Tân Trào hoàn thành 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới” người dân ở ngoài ruộng nghe mà cảm thấy phấn khởi, tự hào, không bức xúc, đó là thành công”, anh khẳng định.
Năm 2012, xã Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang) được chọn là xã điểm của tỉnh về xây dựng nông thôn mới. Tháng 1/2013, xã Tân Trào được Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chọn làm xã điểm của miền Bắc để tập trung vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quan tâm, ủng hộ trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Sau 3 năm, những giải pháp xã áp dụng đã cho kết quả khá ấn tượng: Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã Tân Trào đã tăng từ 8,5 triệu đồng (năm 2011) lên 16,8 triệu đồng (năm 2014); tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 34,6% (năm 2011) xuống còn 3,84% (năm 2014).
Theo Vietnamnet

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 15 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 15 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 16 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 17 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.