Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chữa khỏi ung thư, người phụ nữ đăng ký hiến tạng

Thứ bảy, 17:02 03/03/2018 | Sống khỏe

“Mẹ đang sống sao lại hiến tạng, con không muốn mẹ chết”, cậu bé ôm chân mẹ khóc khi nghe mẹ kể đã đăng ký hiến tặng khi chết.

Nhìn cậu con trai đang học lớp 2 ôm mẹ khóc, chị Nguyễn Thị Thìn (43 tuổi, Hà Nội) càng thấu hiểu mình đã may mắn nhường nào khi vẫn còn được sống bên gia đình. Chị lại thủ thỉ phân tích để con hiểu, chuyện đó sẽ xảy ra “nếu một ngày nào đó mẹ không còn sống”. Hiện làm chủ một tiệm cắt tóc, gội đầu ở Cầu Giấy; chị nhận dạy nghề miễn phí cho bệnh nhân ung thư. Bản thân chị cũng là một bệnh nhân ung thư.

Tháng 9/2015, đang làm công việc như thường ngày tại tiệm, chị thấy máu chảy nhiều, ồ ạt. Người nhà đưa chị vào bệnh viện cấp cứu, với chẩn đoán bị băng kinh, xuất huyết âm đạo. Điều trị 10 ngày, tình hình vẫn không đỡ, máu không cầm được, chị đã dự cảm có thể mình mắc một bệnh gì đó sẽ không thể qua khỏi. Vì thế, khi bệnh có tiến triển đỡ chị xin ra viện, đặt vé máy bay cùng chồng và hai con đi nghỉ tại Nha Trang, mong muốn lưu lại hồi ức đẹp bên gia đình để sau này có ra đi cũng không thấy hối tiếc.

Chị Nguyễn Thị Thìn (bên phải) đăng ký hiến mô, tạng sau khi chế, chết não. Ảnh: Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Để chuẩn bị cho chuyến đi ngắn ngày đó, chị luôn phải mang bên mình tã giấy dành cho người già phòng bất trắc. May mắn là đến ngày cuối cùng tắm biển chị mới thấy máu chảy nhưng không nhiều. Hết kỳ nghỉ, chị lại tiếp tục vào Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cấp cứu. Chị nhớ lúc đó bản thân không thấy đau đớn gì, nhưng mất máu nhiều, mất sức, người như xanh như tàu lá, chị phải truyền 10 bịch máu. Sau 10 ngày chị được cho ra viện; sau đó là 3 ngày căng thẳng, lo lắng chờ đợi kết quả sinh thiết.

Cuối cùng cái ngày đó cũng đến, bác sĩ kết luận chị bị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 và rằng “sao muộn thế mới vào viện”. Chị thấy sốc, lặng người đi, sau đó bị ngất ngay tại cổng bệnh viện. Gọi điện thông báo với chị gái, chị Thìn không cầm được nước mắt. “Lúc đó, mình thực sự sợ chết, không nghĩ có cơ may qua khỏi, thương hai con còn nhỏ. Nếu một ngày kia mình thực sự không còn thì hai con sẽ ra sao”, chị Thìn xúc động kể lại.

Chị được điều trị hóa trị, xạ trị nhưng được một nửa liệu trình thì từ bỏ vì quá đau đớn. Chị tự cho mình một cái chết nhẹ nhàng, thanh thản còn hơn đau đớn dù thực tâm muốn điều trị hy vọng níu kéo thời gian bên con.

Chị Thìn đăng ký hiến mô, tạng sau khi chết, chết não mong muốn sống một cuộc đời trọn vẹn. Ảnh: Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người.

Quyết định hiến tạng, hiến xác cho y học của chị cũng nảy mầm từ đó. “Nếu khoẻ mạnh, mình sẽ hiến xác cho y học. Ít ra nếu mình chết đi biết đâu sẽ có thêm nhiều người được sống nhờ trái tim, đôi mắt, quả thận của mình. Nếu không được thì tôi cũng sẽ vẫn hiến xác cho khoa học để giúp nghiên cứu giúp tìm ra cách chữa bệnh”, chị Thìn chia sẻ thời điểm đó là vào Tết 2016.

Trở về với cuộc sống bình thường, cố gắng lạc quan, tinh thần thoải mái, ăn uống điều độ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, chị thấy mình khỏe lên. Đi khám lại, bác sĩ thông báo không tìm thấy tế bào lạ. Khi đó chị quyết định thực hiện ý định đã ấp ủ từ lâu.

Chiều 28/2, chị đến Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, đặt tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) đăng ký hiến tạng với mong muốn sống một cuộc đời trọn vẹn, vì “cho đi là còn mãi”. Buổi chiều đó, chị vô tình gặp hai người khác cũng đến đăng ký.

Trong đó, anh Nguyễn Mạnh Đạt, 37 tuổi, làm việc tại FPT quyết định đến đăng ký sau câu chuyện xúc động của bé Hải An, bé gái 7 tuổi khi qua đời vì ung thư đã hiến tặng giác mạc. Bản thân anh cũng đã có suy nghĩ về việc đăng ký từ lâu nhưng chưa thực sự quyết tâm.

Người thứ hai là chị Vũ Thùy Dương một giáo viên dạy thiền và yoga. Chị cho biết mình đã ấp ủ ý định này từ nhiều năm trước. Tết vừa rồi, trong khi trò chuyện với mẹ, chị nghe bà nói: "Sau này mẹ chết mẹ muốn hiến hết thân thể cho y học". Từ đó, chị càng nghĩ nhiều hơn về câu chuyện hiến tạng, hiến xác. Chị đến Trung tâm đăng ký và xin thêm đơn mang về cho mẹ và những người thân khác đăng ký.

Theo Trung tâm Trung tâm Điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người, từ 25/2 đến 1/3, có 251 trường hợp đến đăng ký hiến mô tạng sau khi chết, chết não. Riêng trong ngày 1/3 đã 92 có người. Tại Ngân hàng Mắt, Bệnh viện Mắt Trung (Hà Nội), số người đăng ký hiến, gọi điện hỏi thủ tục hiến tặng giác mạc cũng tăng. Tương tự tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM), số người đến đăng ký hiến mô, tạng cũng tăng cao hơn bình thường trong mấy ngày qua.

Bất kỳ ai từ đủ mười tám tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không giới hạn giới tính, tín ngưỡng đều có quyền hiến tặng mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống hoặc hiến sau khi chết, chết não và hiến xác.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bé 15 tuổi ở Hòa Bình đột ngột đau dữ dội, liệt tứ chi thừa nhận làm việc này trong lúc chơi game

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

GĐXH - Trước khi phát bệnh, người bệnh chơi game trên điện thoại liên tục trong thời gian khá lâu kèm nhiều động tác mạnh như lắc, giật mạnh cổ...

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Ai dễ mắc nhồi máu cơ tim cấp?

Sống khỏe - 7 giờ trước

Nhồi máu cơ tim cấp là một tình trạng cấp cứu nguy hiểm khi dòng máu đến tim bị giảm đột ngột và đòi hỏi được can thiệp y tế sớm nhất có thể.

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Cô gái 21 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp từ dấu hiệu rất nhiều người bỏ qua

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Một nữ sinh viên đã sốc nặng khi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ 1 bất thường trên cổ.

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng chống đuối nước cho trẻ em

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH – Đuối nước là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em từ 1 đến 14 tuổi. Mỗi năm, tại Việt Nam có gần 2.000 trẻ em dưới 16 tuổi tử vong do đuối nước.

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Một dấu hiệu cảnh báo 3 bệnh ung thư

Sống khỏe - 11 giờ trước

Co giật cơ thường do uống quá nhiều rượu, cà phê, chế độ ăn uống kém, lười vận động nhưng các chuyên gia cho biết đó cũng có thể là triệu chứng của ung thư.

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Tọa đàm và ra mắt bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế”

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Bộ sách “Bộ công cụ tinh gọn trong y tế” của tác giả Thomas Lindsay Jackson được biên dịch và xuất bản nhân dịp Ngày An toàn người bệnh thế giới với mong muốn góp phần xây dựng tủ sách về quản lý y tế, tạo nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các nhà quản lý y tế cũng như thúc đẩy văn hóa an toàn người bệnh tại Việt Nam.

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

4 vitamin và khoáng chất quan trọng nhất cho người cao tuổi

Sống khỏe - 11 giờ trước

Người cao tuổi dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, khối lượng cơ giảm đi và dễ mắc các bệnh mạn tính. Việc bổ sung vitamin và khoáng chất cho người cao tuổi có thể hỗ trợ sự thiếu hụt này.

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Uống nước ép cà chua mỗi ngày có tác dụng gì?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Nước ép cà chua là một thức uống giàu dinh dưỡng được làm từ cà chua, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Báo động đỏ toàn viện cứu sống bệnh nhân vỡ tim nguy kịch

Y tế - 14 giờ trước

Sau khi tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng vỡ tim, nguy kịch, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 kích hoạt quy trình báo động đỏ toàn viện để cứu sống bệnh nhân.

Loại hạt rẻ tiền ở chợ Việt giúp ổn định đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại hạt rẻ tiền ở chợ Việt giúp ổn định đường huyết và ngừa biến chứng, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đậu xanh không chỉ giúp ổn định đường huyết, tốt cho người bị tiểu đường mà còn tốt cho người thừa cân, béo phì, người có nguy cơ mắc bệnh về tim mạch...

Top