Chữa tóc bạc sớm
Theo y học cổ truyền, tình trạng tóc bạc sớm trước tuổi là do tinh huyết không đầy đủ, bên cạnh đó còn do suy nghĩ nhiều, lao tâm...
Nhiều người thường cho rằng, tóc bạc sớm là do máu... xấu. Nhưng theo quan niệm của y học cổ truyền, tóc chính là phần huyết dư. Vì thế, khi cơ thể một người nào đó có tạng thận sung mãn, giúp cho tinh huyết đầy đủ thì tóc sẽ đen, bóng, lâu bạc. Ngược lại, nếu tinh huyết không đầy đủ, thì tóc dễ gãy, dễ rụng và mau bạc.
Ngoài ra, lương y Trần Duy Linh (TP.HCM) cho biết, tình trạng tóc bạc sớm còn có thể do lao tâm. Có những người mặc dù tinh huyết đầy đủ, điều kiện dinh dưỡng đầy đủ, nhưng vì lo lắng, suy nghĩ, căng thẳng nhiều nên khiến não hoạt động quá mức, cũng làm cho tóc mau bạc. Việc suy nghĩ quá mức còn ảnh hưởng đến thận, mà thận thì sinh ra tinh tủy, tinh tủy thì thông lên não. Do vậy, những ai nhạy bén, làm việc hiệu quả cao là những người có thận tốt.
Bài thuốc từ hà thủ ô
Hà thủ ô Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có vị đắng, chát, hơi ngọt, tính bình, có tác dụng bổ can thận, mạnh tinh huyết, chữa râu, tóc bạc sớm hoặc tóc rụng nhiều. Có thể dùng một mình hà thủ ô nấu uống hằng ngày; hoặc có thể tán hà thủ ô thành bột và mỗi ngày dùng 10-20 gr. Có thể kết hợp hà thủ ô với một số vị thuốc như: thục địa, kỷ tử, ngưu tất.
Theo truyền thuyết, ngày xưa bên Trung Quốc có một người họ Hà bị tóc bạc sớm. Ông ta đã vào rừng đào một loại cây để nấu nước uống. Kết quả là tóc ông hết bạc, thấy vậy cả dòng họ ông đều dùng loại cây này và sống rất thọ, râu, tóc đen nhánh, lâu bạc. Từ đó, loại cây đó có tên là hà thủ ô.
Theo y học cổ truyền, hà thủ ô có hai loại: màu đỏ và màu trắng. Cả hai đều thuộc loại dây leo. Bộ phận thường dùng để chữa bệnh là phần củ. Ở Việt Nam, hà thủ ô đỏ mọc nhiều ở các tỉnh miền núi, Nghệ An, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang... Còn hà thủ ô trắng thường mọc trên các đồi đất, gò cao ở các tỉnh thuộc miền Trung, miền Đông Nam Bộ...
Theo lương y Trần Duy Linh, thường người ta dùng hà thủ ô đỏ để chữa bệnh. Hà thủ ô trắng có vị đắng, khó uống, ít được dùng, đồng thời không dùng loại trắng cho người hư yếu, cơ thể hàn (lạnh). Bài thuốc chữa tóc bạc sớm từ hà thủ ô đỏ như sau: ngâm hà thủ ô đỏ với đậu đen (loại hạt nhỏ) một đêm; sáng ra cho vào nồi nấu sôi độ 2 giờ, sau đó lấy hà thủ ô ra riêng đem phơi nắng.
Buổi tối lại đem hà thủ ô đó tiếp tục ngâm với đậu đen (lấy đậu mới khác), rồi sáng hôm sau lại nấu như trên, và cũng vớt hà thủ ô ra phơi nắng. Cứ làm liên tiếp 9 lần như vậy - Đông y gọi là "cửu chưng cứu sái" - thì dùng hà thủ ô đó đem sao vàng; hoặc có thể sao vàng hạ thổ - sao hà thủ ô xong thì cho nó ra nền đất và lấy chảo úp lên (làm như thế để hỏa khí của lửa sẽ quân bình với âm khí của đất, giúp vị thuốc sử dụng tốt hơn).
Các bài thuốc khác
Ngoài hà thủ ô chữa tóc bạc sớm, còn có vị thuốc tang thầm (quả dâu tằm chín). Dùng trái dâu tằm ngâm rượu: cứ một lớp dâu tằm, một lớp đường và ủ 20 ngày, rồi đem ngâm trong rượu nếp 40 độ trong 2 tháng. Dùng nước ngâm ra đó để dùng, mỗi ngày dùng một cốc 50 ml trước bữa ăn. Ngoài ra, chữa tóc bạc sớm, cổ phương còn có bài thuốc "tam thất thận khí hoàng" - bài thuốc là sự kết hợp của 20 vị thuốc, trong đó có những vị bổ thận, bổ khí huyết như: nhục thung dung, quy bản, lộc nhung, nhân sâm...
Theo Thanh Niên

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 4 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 4 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 19 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.