Chữa trị nhiễm giun thế nào?
Tôi 40 tuổi, mấy ngày nay cứ đau âm ỉ vùng bụng quanh rốn, cảm giác lợm giọng buồn nôn nhất là sáng ngủ dậy.

Đi ngoài phân nát. Xin hỏi bác sĩ có phải do hay ăn rau sống nên tôi bị nhiễm giun. Làm thế nào phòng ngừa?
Nguyễn Văn Nam (namnguyen@gmail.com)
Ăn rau sống nhiều, nhất là các loại rau thủy sinh thì không chỉ nhiễm giun còn có nguy cơ nhiễm sán. Ở nước ta tỷ lệ nhiễm giun rất cao, giun đũa thường có tỷ lệ nhiễm cao nhất (trên 80%), giun kim (60-70%) sau đó là giun móc và giun tóc. Nhiều người nhiễm 2-3 loại giun. Do sống tại ruột nên các loại giun đều sống nhờ vào các chất dinh dưỡng hoặc máu trong cơ thể. Giun đũa sống ở ruột non, ăn các chất dinh dưỡng, khi chúng sinh sản quá nhiều còn gây biến chứng tắc ruột, thủng ruột, áp-xe gan; Giun móc sống ở tá tràng nhờ hút máu, một con giun móc 1 ngày có thể hút 0,2ml máu, khi bị nhiễm thường bị hàng trăm con làm mất máu nhiều và gây thiếu máu nhanh chóng, có thể tử vong do thiếu máu tim và suy tim; Giun kim và giun tóc thường sống ở ruột già thường xuyên gây rối loạn tiêu hóa, ngứa hậu môn và thiếu máu. Hiện nay, thuốc tẩy giun rất hiệu quả và dễ uống, tuy nhiên tùy loại giun, sán mà liều lượng thuốc dùng sẽ khác nhau. Những loại giun thông thường như giun đũa, giun lươn, giun tóc… thì chỉ cần uống một liều duy nhất. Có thể định kỳ 6 tháng đến 1 năm tẩy một lần. Nếu giun móc, sán thì phải được theo dõi tẩy tại bệnh viện. Để phòng ngừa nhiễm giun cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, nếu ăn rau sống cần dùng rau rạch, rửa nhiều lần dưới vòi nước chảy, không uống nước lã. Khám xét nghiệm phân tìm trứng giun để biết nhiễm loại giun nào, từ đó dùng thuốc thích hợp. Chú ý: người có bệnh viêm đại tràng thì không nên ăn rau sống.
Theo ThBS. Nguyễn Văn Thịnh/SK&ĐS

Nắng nóng gay gắt, thận trọng với những dấu hiệu này kẻo đi viện không kịp
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, sốc nhiệt trong mùa nắng nóng là một tình trạng cấp cứu y tế. Việc chậm trễ trong xử trí có thể khiến người bệnh bị tổn thương não, các cơ quan nội tạng, thậm chí tử vong.

3 ngày sau khi ăn lòng lợn, tiết canh, người đàn ông 63 tuổi ở Hà Nội rơi vào nguy kịch
Y tế - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, kích thích, nổi nhiều ban tím trên cơ thể, khó thở, chi lạnh nên nhanh chóng được đặt ống nội khí quản thở máy và lọc máu.

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích
Sống khỏe - 15 giờ trướcMọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 18 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 20 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ
Sống khỏe - 20 giờ trướcChạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Sống khỏe - 21 giờ trướcThiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏeNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.