Chữa vô sinh ở trong nước hay ra nước ngoài thụ tinh ống nghiệm?
Bác sĩ cho biết phương pháp điều trị hiếm muộn tại nước ngoài tốt hay ở Việt Nam tốt hơn?
Chào bác sĩ!
Tôi thấy nhiều người đi ra nước ngoài điều trị hiếm muộn. Xin bác sĩ cho biết phương pháp điều trị tại nước ngoài tốt hay ở Việt Nam tốt hơn?
Hiện tại tôi ở TP HCM, muốn điều trị hiếm muộn thì đến bệnh viện nào; chi phí cho một lần điều trị là bao nhiêu? Xin cám ơn.
(Trần Mỹ Lệ).

Ảnh minh họa: Health.
Trả lời:
Chào bạn,
Về chuyên môn, ngành hỗ trợ sinh sản của Việt Nam không hề thua kém mặt bằng trình độ vùng Đông Nam Á và thế giới. Các trung tâm Hỗ trợ sinh sản (IVF) tại VN đã thực hiện hầu hết kỹ thuật có trên thế giới với tỷ lệ thành công tương đương với các trung tâm của nước ngoài. Trong khi đó giá thành điều trị hiếm muộn trong nước chỉ bằng 1/5 đến 1/3 so với các nước khác.
Thời gian qua, tại các trung tâm Hỗ trợ sinh sản của Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng, số bệnh nhân người nước ngoài từ Mỹ, châu Âu và vùng Đông Nam Á đến khám điều trị ngày càng nhiều. Điều này cho thấy không cần thiết phải đi nước ngoài để điều trị IVF vì tỷ lệ thành công không cao hơn mà lại tốn kém hơn rất nhiều, chưa kể phải tốn thêm chi phí, thời gian cho việc đi lại.
Nếu bạn ở TP HCM muốn điều trị vô sinh hiếm muộn hãy đến các bệnh viện có chuyên khoa Sản Phụ khoa và Hiếm muộn như Bệnh viện Từ Dũ, Hùng Vương, Mỹ Đức, Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn… Thông thường chi phí điều trị tại các bệnh viện công lập rẻ hơn nhưng hiệu quả thì tương đương vì các bệnh viện công thu theo giá quy định của Bộ Y Tế. Tùy theo loại thủ thuật áp dụng, chi phí điều trị có khác nhau, chẳng hạn như:
- Phương pháp IUI tức là bơm tinh trùng vào buồng tử cung, chi phí khoảng một triệu đồng cho một lần bơm tinh trùng, chưa kể tiền thuốc.
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) phí cao hơn. Bệnh viện Hùng Vương đang áp dụng phí thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm được chia thành 2 khoản. Một khoản đóng cố định từ 15 đến 16 triệu đồng. Đây là khoản chi phí cho môi trường nuôi cấy, vật tư tiêu hao, kim chọc hút trứng, catheter chuyển phôi… bệnh viện phải trang bị cho các bệnh nhân IVF. Còn một khoản khác là tiền mua thuốc tiêm cho bệnh nhân để tạo trứng. Khoản này không cố định vì tùy thuộc đáp ứng của bệnh nhân với thuốc tốt hay không mà bác sĩ sẽ dùng liều cao hay thấp.
Đối với bệnh nhân trẻ, dự trữ buồng trứng còn dồi dào thì liều thuốc sẽ được hạ thấp nên đỡ tốn kém hơn. Trường hợp bệnh nhân lớn tuổi, dự trữ buồng trứng kém thì liều thuốc bắt buộc phải nâng lên để tạo được nhiều trứng nên sẽ tốn kém nhiều hơn. Chúng tôi ước tính toàn bộ tiền thuốc khoảng 25 đến 30 triệu đồng. Như vậy, tổng chi phí thực hiện IVF cho một chu kỳ đầu tiên khoảng 40 đến 45 triệu đồng.
Trong chu kỳ đầu, tùy vào số lượng trứng thu thập được, bệnh nhân có thể có nhiều phôi hay ít phôi. Ví dụ trường hợp lý tưởng nhất là bệnh nhân trẻ, dự trữ buồng trứng tốt, không có bệnh lý vùng chậu, thông thường thu được vào khoảng 12 đến 15 trứng. Từ đó có thể có được từ 10 đến 12 phôi từ số trứng nói trên. Trong chu kỳ chuyển phôi đầu tiên, thông thường bác sĩ chuyển tối đa 2 đến phôi, còn lại 7 đến 9 phôi sẽ được trữ đông để dùng trong những lần chuyển phôi sau. Trong những chu kỳ chuyển phôi trữ đông sau đó, bệnh nhân chỉ tốn khoảng 5 đến 6 triệu đồng cho một chu kỳ chuyển phôi.
Nhìn chung với chi phí khoảng 40 đến 45 triệu đồng, nếu trong những điều kiện lý tưởng thì người bệnh có thể chuyển phôi được nhiều lần chứ không phải lần nào cũng tốn số tiền như nhau. Tỷ lệ thành công cho một lần chuyển phôi (cả phôi đông và phôi tươi) là 40 đến 45%.
Chúc bạn chọn được nơi khám và điều trị thích hợp cho mình.
Thân ái.
Bác sĩ Lý Thái Lộc/Theo VnExpress

Người đàn ông 33 tuổi thoát chết vì nhồi máu cơ tim thừa nhận chủ quan, bỏ qua dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cho biết, gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim, cộng thêm cơ địa béo phì (BMI = 35,4) và lối sống ít vận động...

Gợi ý một số món ăn nhẹ phù hợp với từng loại hình tập luyện
Sống khỏe - 3 giờ trướcCho dù bạn tập yoga, đi bộ đường dài hay nâng tạ, lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện rất quan trọng...

Vì sao viêm phụ khoa dễ tái đi tái lại?
Sống khỏe - 3 giờ trướcBạn bị viêm phụ khoa tái đi tái lại dù đã làm đủ mọi cách. Bạn chịu đựng ngứa ngáy, khí hư khó chịu cũng như bất tiện và mặc cảm. Nhưng điều ái ngại nhất là: chính người bạn đời lại nghĩ rằng bạn "không biết giữ gìn". Trong khi sự thật, nguyên nhân có thể đến từ chính anh ấy. Đây là câu chuyện rất nhiều phụ nữ đang gặp phải.

Người đàn ông 45 tuổi phát hiện ung thư dương vật thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Triệu chứng của ung thư dương vật đôi khi không rõ ràng, ban đầu chỉ là vết sùi, vết loét nhỏ rỉ dịch nên người bệnh thường dễ bỏ qua hoặc ngại đi khám.

7 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể khỏe mạnh
Sống khỏe - 5 giờ trướcVitamin và khoáng chất đóng vai trò then chốt trong việc tăng cường hệ miễn dịch, duy trì năng lượng, hỗ trợ chức năng não bộ, xương khớp và nhiều hệ thống khác trong cơ thể. Bất kỳ sự thiếu hụt nào cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, do đó việc đảm bảo đủ lượng các chất này là mối quan tâm hàng đầu.

Những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày
Sống khỏe - 21 giờ trướcGan và thận là hai cơ quan quan trọng, việc chăm sóc, bảo vệ gan, thận là điều cần thiết, dưới đây là những loại nước giúp mát gan bổ thận bạn nên uống hàng ngày.

5 không khi ăn tiết lợn luộc
Sống khỏe - 21 giờ trướcNgay cả khi luộc chín, tiết lợn vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ nên bạn cần lưu ý khi ăn món quen thuộc này.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 1 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

3 loại dầu quen thuộc là "thủ phạm" gây bệnh gan, thậm chí ung thư: Đừng tiết kiệm mà hại cả nhà!
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcDầu ăn được dùng để nấu ăn hàng ngày. Nếu vô tình dùng thường xuyên 3 loại dầu ăn "độc hại" này, nguy cơ bệnh tật, thậm chí bị ung thư là rất cao.

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 1 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư trực tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặpGĐXH - Bác sĩ cho biết người phụ nữ này mắc ung thư trực tràng trước đó có triệu chứng táo bón kéo dài mà không biết.