Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chục triệu đi tong chỉ vì đặt phòng nhầm fanpage giả mạo

Thứ bảy, 07:19 07/12/2024 | Bảo vệ người tiêu dùng

Nôn nóng chốt đơn chuyển khoản trong mùa “cháy phòng” homestay/khách sạn, nhiều người mất khá nhiều tiền chỉ trong vòng vài phút vì dính bẫy lừa đảo fanpage giả mạo. Chuyên gia an ninh mạng nhận định, cơ hội lấy lại tiền gần như bằng 0.

Thấy dân tình rần rần checkin Tà Xùa để săn biển mây, anh X.T (Đống Đa, Hà Nội) cùng bạn gái cũng muốn "bằng chị bằng em", rủ thêm hai người bạn nữa tham gia hành trình đầy hấp dẫn.

Liên hệ rất nhiều homestay ở Tà Xùa, nơi nào cũng báo “hết phòng”, đôi bạn trẻ mừng như “chết đuối vớ được cọc” khi có fanpage gửi Thư xác nhận đặt phòng với giá 950 nghìn đồng/phòng. Tổng tiền 1,9 triệu đồng.

“Chúng tôi tìm page có lượng người theo dõi rất lớn thì mới đặt phòng. Sau khi chuyển khoản xong 1,33 triệu đồng tiền đặt cọc (70%), nhận thông báo: “Đã gửi hóa đơn lên hệ thống và chờ xét duyệt kiểm kê từ phía doanh nghiệp khách sạn. Quá trình này mất từ 5-10 phút nên vui lòng đợi”.

Một lúc sau có người thông báo rằng đã chuyển khoản nhầm cú pháp, hóa đơn đã bị treo do sai thao tác, rồi gửi video hướng dẫn chúng tôi cách vào app ngân hàng tiến hành các bước lấy lại tiền”, anh X.T thuật lại.

Kẻ xấu gửi liên tiếp tin nhắn yêu cầu cung cấp mã xác thực tính năng bồi thường hoàn tiền doanh nghiệp do sai thao tác: “Mã xác thực tính năng nhận bồi thường doanh nghiệp của bạn là: xxxxxxxx. Thời gian xác thực là 10 phút. Vui lòng không quá hạn. Quý khách, khách hàng thực hiện chính xác phương thức xác thực để hủy mã đặt phòng đã sai và nhận tiền bồi thường từ doanh nghiệp”.

Chỉ sau ít phút, anh X.T cùng bạn gái mất sạch hơn 10 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng.

Chục triệu đi tong chỉ vì đặt phòng nhầm fanpage giả mạo - Ảnh 1.

“Lúc đấy chúng tôi mới phát hiện ra mình bị lừa. Check (kiểm tra) lại thì thấy page giả đăng tải thông tin y chang page thật. Liên hệ homestay để phản ánh thì chủ homestay nói cũng biết tình trạng này nhưng bó tay. Cho đến nay, phía homestay chỉ biết kêu gọi mọi người report (báo cáo) fanpage giả mạo để Facebook xử lý, nhưng cứ đánh sập page này thì kẻ xấu lại lập page khác tương tự. Chúng tôi cũng lên một vài trang review Tà Xùa để tìm hiểu thêm thì thấy nhiều người cũng bị mất tiền theo cách thức tương tự: Kẻ xấu hướng dẫn nạp tiền rồi kêu nhầm lệnh, phải nạp thêm tiền để lấy ra. Hiện vẫn không có cách nào để ngăn chặn những fanpage giả mạo chuyên đi lừa đảo như thế”, anh X.T bức xúc.

Cũng theo anh X.T, tình trạng lập fanpage homestay/khách sạn giả mạo để lừa đảo không chỉ xảy ra ở riêng Tà Xùa mà đã khá phổ biến với nhiều địa danh hút khách như Đà Lạt, Mộc Châu, Sơn La… Đặc biệt trong mùa cao điểm vì nguồn cung phòng có hạn, liên tục xảy ra tình trạng “cháy phòng”.

Theo tìm hiểu của Báo VietNamNet, trước tình trạng nêu trên, các homestay “lực bất tòng tâm”. Cách phòng chống được coi khả dĩ nhất hiện nay là đăng thông tin cảnh báo trên fanpage chính chủ.

Chẳng hạn, Homestay Gió Bản – Tà Xùa kêu gọi: “Mọi người chú ý cảnh giác page giả mạo Homestay Gió Bản ạ. Mỗi người 1 chia sẻ và 1 report chúng với Facebook giúp em với ạ. Homestay chính chủ chỉ sử dụng các số tài khoản sau: xxxxxx. Số điện thoại: xxxxxx”.

Pơ Mu Homestay mới đây cũng tiếp tục lên cảnh báo page giả mạo lừa đảo khách hàng: “Fanpage fake này đã chạy lên 14 nghìn like và còn chạy quảng cáo bài viết về combo Pơ Mu, tăng giá phòng, phá giá xe, các bạn lưu ý check kỹ khi đặt phòng để tránh bị lừa. Homestay Pơ Mu không có bất cứ chính sách ưu đãi hay giảm/tăng giá nào trong 3 năm gần đây. Mọi giao dịch của Pơ Mu chỉ qua 1 số tài khoản duy nhất: xxxxxx. Mọi vấn đề liên quan đến page giả mạo, Pơ Mu không chịu trách nhiệm. Mong bạn hãy cùng Pơ Mu báo cáo page giả mạo”.

Chục triệu đi tong chỉ vì đặt phòng nhầm fanpage giả mạo - Ảnh 2.

Trao đổi với phóng viên VietNamNet về tình trạng kẻ xấu trộm hình ảnh của homestay/khách sạn nổi tiếng rồi lập website, fanpage facebook giống hệt trang thật, lừa khách chuyển tiền cọc đặt phòng để chiếm đoạt, chuyên gia của Bkav cho biết: “Rất nhiều nạn nhân đã bị lừa từ vài triệu đến cả trăm triệu đồng và cơ hội lấy lại tiền gần như bằng 0”.

Chuyên gia Bkav lưu ý: Thị trường buôn bán lượt like, follow hay fanpage hiện nay hoạt động rất sôi nổi, dễ dàng giao dịch. Nhiều kẻ lừa đảo bỏ tiền ra mua số lượng lớn like và lượng người follow để ngụy trang, thậm chí, các bình luận trên trang cũng có thể được tạo bởi chatbot. Do đó, không nên căn cứ vào những thông tin tương tác để nhận định thật hay giả.

Để tránh sập bẫy lừa đảo, người dùng cần đặc biệt nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không chuyển tiền cho người lạ qua điện thoại, mạng xã hội…

Trước khi chuyển khoản, nên gọi điện liên hệ trực tiếp với homestay/khách sạn để xác minh thật hay giả.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Dàn trận' khuyến mại cuối năm 2025: Hàng tết phủ đầy kệ nhưng người tiêu dùng thích mua hàng nội địa vì lý do này

'Dàn trận' khuyến mại cuối năm 2025: Hàng tết phủ đầy kệ nhưng người tiêu dùng thích mua hàng nội địa vì lý do này

Bảo vệ người tiêu dùng - 19 giờ trước

GĐXH - Những ngày này, hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm cũng đầy ắp trên các kệ hàng của các chợ, siêu thị. Theo đó, không khí mua sắm đã bắt đầu tấp nập tại các gian hàng.

Công ty thẩm mỹ Yodywhite Phương Anh kinh doanh mỹ phẩm không đạt chất lượng

Công ty thẩm mỹ Yodywhite Phương Anh kinh doanh mỹ phẩm không đạt chất lượng

Bảo vệ người tiêu dùng - 20 giờ trước

GĐXH - Ngày 11/12, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phát đi thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy đối với lô mỹ phẩm Su Skin Whitening Night Cream do không đạt chất lượng. Sản phẩm này do Công ty TNHH TM - DV- thẩm mỹ Yodywhite Phương Anh chịu trách nhiệm trên thị trường.

Tiểu thương ngang nhiên kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng

Tiểu thương ngang nhiên kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày 10/12, Tổng cục QLTT cho biết, một cơ sở kinh doanh phân bón tại huyện Chợ Gạo, Tiền Giang vừa bị xử phạt 32 triệu đồng vì ngang nhiên kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng.

Từ 1/1/2025 nếu chưa xác thực sinh trắc học, khách hàng không thể rút tiền, chuyển tiền tại ATM

Từ 1/1/2025 nếu chưa xác thực sinh trắc học, khách hàng không thể rút tiền, chuyển tiền tại ATM

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Chính thức từ 1/1/2025, cá nhân chưa thực hiện xác thực sinh trắc học sẽ không thể rút tiền, chuyển tiền tại ATM.

'Dàn trận' khuyến mại cuối năm 2025: Vừa giảm giá, vừa tặng quà, hàng điện tử, điện lạnh vẫn vắng khách

'Dàn trận' khuyến mại cuối năm 2025: Vừa giảm giá, vừa tặng quà, hàng điện tử, điện lạnh vẫn vắng khách

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trước

GĐXH - Thời điểm cuối năm, các sản phẩm điện tử điện lạnh đều áp dụng chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá trực tiếp trên mỗi sản phẩm, thậm chí, một số mặt hàng tặng kèm thêm sản phẩm khác có giá trị nhỏ hơn. Tuy nhiên, nhiều địa điểm bán lẻ rất vắng khách.

Hà Nội chưa thể tự cung tự cấp nông sản thực phẩm

Hà Nội chưa thể tự cung tự cấp nông sản thực phẩm

Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trước

GĐXH - Theo lãnh đạo Chi cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Sở NN&PTNT Hà Nội), hiện nay, khả năng tự sản xuất, cung ứng các sản phẩm nông lâm thủy sản của Hà Nội cơ bản đáp ứng đối với các sản phẩm thịt lợn, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy sản nước ngọt (cá) nhưng đối với các nông sản thực phẩm khác thì khả năng mới đáp ứng khoảng 20 - 70%.

Dịp cao điểm cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giao dịch hàng hóa xuyên biên giới buộc kiểm soát chặt

Dịp cao điểm cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, giao dịch hàng hóa xuyên biên giới buộc kiểm soát chặt

Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trước

GĐXH - Trong dịp cao điểm cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, bên cạnh kiểm soát, thanh kiểm tra thị trường hàng hóa bán theo phương thức truyền thống, lực lượng chức năng sẽ tập trung kiểm tra trên các sàn thương mại điện tử.

Mua sắm trên sàn TMĐT Temu trước thời điểm buộc tạm dừng tại Việt Nam nhưng chưa nhận hàng, người tiêu dùng làm gì để lấy lại tiền?

Mua sắm trên sàn TMĐT Temu trước thời điểm buộc tạm dừng tại Việt Nam nhưng chưa nhận hàng, người tiêu dùng làm gì để lấy lại tiền?

Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 7/12, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) đã thông tin thêm tới phóng viên Chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức khỏe và Đời sống) về tính pháp lý của sàn thương mại điện tử Temu.

'Dàn trận' khuyến mại cuối năm 2025: Các 'ông lớn' bán lẻ đồng loạt mở rộng quy mô, tăng dự trữ hàng, áp khuyến mại sâu kích cầu người tiêu dùng

'Dàn trận' khuyến mại cuối năm 2025: Các 'ông lớn' bán lẻ đồng loạt mở rộng quy mô, tăng dự trữ hàng, áp khuyến mại sâu kích cầu người tiêu dùng

Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trước

GĐXH - Thời điểm này, các đơn vị bán lẻ bắt đầu đồng loạt mở rộng quy mô, mở rộng mô hình bán hàng và tăng dự trữ hàng hóa nhiều hơn để sẵn sàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm. Đặc biệt, đi kèm là các chương trình khuyến mại sâu.

Tiểu thương ngang nhiên vận chuyển hơn 30 tấn mỹ phẩm, thực phẩm nhập lậu từ Bắc vào Nam tiêu thụ

Tiểu thương ngang nhiên vận chuyển hơn 30 tấn mỹ phẩm, thực phẩm nhập lậu từ Bắc vào Nam tiêu thụ

Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 6/12, Tổng cục QLTT cho biết, lực lượng chức năng vừa phát hiện và tạm giữ hơn 30 tấn hàng hóa là mỹ phẩm, thực phẩm, đồ điện tử… trên địa bàn tỉnh Phú Yên, khi xe ô tô tải đang vận chuyển từ Bắc vào Nam để tiêu thụ.

Top