Chung cư hết thời hạn 50 năm, đang ở nhà mình bỗng ra đứng đường?
Nhiều ý kiến khác nhau về việc quy định căn hộ chung cư chỉ được sở hữu 50 năm, 70 năm hay lâu dài.
Cần bảo vệ quyền của người mua
Đề cương Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được Bộ Xây dựng trình thẩm định, lấy ý kiến có đưa ra phương án chung cư sở hữu có thời hạn theo thời hạn sử dụng của công trình. Theo đó, giấy chứng nhận cấp cho khách hàng mua căn hộ chung cư sẽ có thời hạn 50, 70 năm thay vì được sở hữu, sử dụng lâu dài như hiện nay.
Cần phân biệt giữa sở hữu lâu dài và 50 năm. Sở hữu lâu dài thì đất đó vẫn của người mua kể cả trường hợp niên hạn công trình bị hết, còn nếu thời hạn 50 năm, hết thời gian đó, nhà nước được quyền thu hồi toàn bộ bao gồm đất.
Giả sử, tại thời điểm 50 năm sau, vị trí đó được quy hoạch lại không phải tòa nhà chung cư nữa mà là một công trình công cộng hoặc tuyến đường giao thông thì nhà nước được quyền thu hồi không bồi thường do hết thời hạn.
Từ phân tích trên, ông Lê Hữu Nghĩa - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) - cho hay, tùy từng quốc gia trên thế giới, có nước cho sở hữu 50 năm, có nước 70 năm, thậm chí 99 năm và cũng có nước thời hạn lâu dài. Đương nhiên, thời hạn 50 năm hay lâu dài thì quyền lợi đi kèm và giá mua khác nhau.
Người dân luôn mong muốn sở hữu vĩnh viễn nhưng cần hiểu rằng, những tòa chung cư chỉ tồn tại giới hạn theo độ bền. Hiện nay, Luật Xây dựng quy định, đối với công trình chung cư độ bền là 50 năm. Sau 50 năm phải thực hiện giám định lại, nếu công trình đó chất lượng còn tốt thì cho tiếp tục sử dụng, có thể gia hạn 20 năm. Kết thúc 20 năm lại giám định nữa.
Trong trường hợp chất lượng công trình tại thời điểm giám định không đảm bảo thì buộc phải phá dỡ. Câu chuyện là tại thời điểm phá dỡ, sẽ giải quyết như thế nào cho người dân? Không lẽ họ mất trắng tài sản và ra đường?
Theo quan điểm của ông Nghĩa, nếu phá dỡ công trình sau 50 năm thì quyền của người dân đối với miếng đất đó vẫn phải được bảo vệ. Người dân không phải tốn tiền mua lại đất nhưng cần bỏ tiền cùng xây dựng lại tòa nhà đó. Ví dụ, chung cư có 100 căn hộ, cần 100 tỷ đồng để xây dựng lại sau 50 năm thì tất cả những hộ dân ở đó, mỗi hộ cần đóng 1 tỷ đồng để tạo nên diện mạo mới của tòa chung cư, rồi họ lại được tái định cư ở đúng căn nhà cũ với thiết kế và xây dựng y chang. Đồng nghĩa, người dân tiếp tục sử dụng vòng đời mới của căn nhà.
Ngoài ra, một số tòa nhà đã xuống cấp không ở được nhưng tỷ lệ người dân không đồng thuận đi dù chỉ chiếm 3-5% nhưng cũng không thể nào giải tỏa được. Việc quy định chung cư có thời hạn sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước nhanh chóng thu hồi đất, tháo dỡ công trình, đảm bảo an toàn cho người dân đang sinh sống và làm đẹp bộ mặt đô thị.
“Dự thảo Luật không phải bỏ đi câu chuyện sở hữu lâu dài, vĩnh viễn mà là đa dạng hóa sản phẩm cho người dân lựa chọn. Hiện tại, hầu như các chủ đầu tư chung cư tại TP.HCM là bán sở hữu lâu dài. Đối với dự án đã tồn tại, người dân đang ở đương nhiên không thay đổi”, đại diện HoREA nói.
Quan trọng là mức thuế phải đóng
Trong khi đó, ông Phạm Trọng Phú - đại diện Công ty TNHH Quản lý Bất động sản Titanium - cho rằng, dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đang được Bộ Xây dựng lấy ý kiến có nhiều điểm không không hợp lý.
Thứ nhất, nếu quy định căn hộ chung cư chỉ có thời hạn 50 năm thì nhà mặt đất sẽ tăng giá cao do tính chất sở hữu lâu dài. Từ đó, tác động tới thị trường BĐS.
Thứ hai, chung cư chỉ cho thời hạn 50 năm thì chủ đầu tư sẽ gặp khó khăn vì tồn kho nhiều. Người dân giảm nhu cầu mua căn hộ do tâm lý muốn sở hữu lâu dài. Dự án không bán được, thiếu vốn xoay vòng nên không thể triển khai các dự án tiếp theo. Hệ lụy, nhiều ngành nghề ăn theo BĐS sẽ đi xuống, ảnh hưởng chung nền kinh tế.
Thứ ba, nhà là tài sản lớn đối với người dân, quy định sở hữu 50 năm nghĩa là sau thời hạn đó, người dân gần như mất đi toàn bộ tài sản của mình.
Trái với quan điểm trên, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN-MT, cho biết, nếu trả tiền một lần mà sở hữu vô thời hạn thì quá rẻ. Có thể dùng cách người dân được trả tiền sở hữu cho 50-70 năm rồi hết thời gian đó sẽ trả tiền tiếp. Bên cạnh đó, khi người dân được quyền sở hữu dài hạn, yếu tối này sẽ bị lợi dụng và BĐS như một thị trường đặc biệt, là nơi đầu cơ tài sản vô thời hạn. Đây là điều rất bất cập đối với lĩnh vực BĐS nhà ở.
Ông Võ cho rằng, có thể có cả loại hình nhà ở dài hạn và thời hạn 50 năm tồn tại song song. Miễn sao cần cụ thể loại nhà nào có mức thuế đóng theo là bao nhiêu. Nếu muốn chỗ ở lâu dài thì đương nhiên người dân phải chịu thuế cao, muốn ở ngắn hạn thì nộp thuế thấp.
Cát Phượng nói lời cuối sau cuộc tình 13 năm với Cát Phượng
Trần Chung
Mặt hàng mới, lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam 'nhuộm đỏ' chợ Việt, khách bị hút hồn
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 giờ trướcLoại quả này có ngoại hình khá bắt mắt, ăn ngon, thơm, quả nhỏ, tầm 24 - 26 quả/kg.
Hà Nội: Quyết xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây tự phát không đảm bảo ATTP
Bảo vệ người tiêu dùng - 7 giờ trướcGĐXH - Sở Công thương Hà Nội đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với 92 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trái cây trên địa bàn TP nhằm kiểm soát chất lượng sản phẩm, thực phẩm khi lưu thông trên thị trường.
Nhiều quyền lợi bị hạn chế, người dân cần cân nhắc kỹ trước khi bỏ tiền tỷ thuê căn hộ 50 năm
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Thời gian gần đây, một số dự án cho thuê căn hộ với thời gian 50 năm đang thu hút sự quan tâm của người thuê nhà. Tuy nhiên, luật sư cho rằng, cần thận trọng với loại hình này, bởi nhiều bất cập.
Sự thật về loại tôm hùm giá chỉ 39.000 đồng/con bán tràn ngập chợ
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcTrên chợ online có hàng trăm nghìn thành viên tham gia mua bán, một số đầu mối đang rao tôm hùm với giá chỉ 39.000 đồng/con khiến nhiều người giật mình vì quá rẻ.
13 ngân hàng này tăng lãi suất tiết kiệm, có hai nhà băng 2 lần tăng lãi cho người gửi tiền
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Đến nay, đã có 13 ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất gửi tiết kiệm (huy động), trong đó có ngân hàng Agribank và VIB hai lần tăng lãi suất tiết kiệm.
Phòng trưng bày 'hiểu hàng thật, tránh hàng giả' phục vụ người tiêu dùng Thủ đô từ nay đến hết 29/11
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường mở phòng trưng bày nhận diện hàng thật, hàng giả đối với các mặt hàng sữa, thực phẩm, đồ gia dụng, mỹ phẩm… Thời gian mở cửa kéo dày đến hết ngày 29/11.
Nhiều người mắc bẫy lừa đảo qua tin nhắn mời vay tiền
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Hiện nay, các hình thức lừa đảo tài chính trực tuyến gia tăng tại Việt Nam. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam khuyến cáo, người dân nên hết sức cảnh giác trước những lời mời vay tiền qua tin nhắn không rõ nguồn gốc.
Giận sôi vì tranh mua 'sale sập sàn', hàng rớt giá sau 5 phút
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcCố chờ giờ vàng để săn hàng giảm giá, có người ngậm ngùi ôm món hàng không dùng được vì chất lượng quá lởm; có người chốt đơn với giá cao hơn cả khi không "sale sập sàn"...
Một kho hàng thời trang không rõ nguồn gốc chỉ bán trên Tiktokshop bị 'tóm gọn' sau hơn 1 tháng theo dõi
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 20/11, Tổng cục QLTT cho biết, một kho hàng hóa chuyên chứa và kinh doanh các mặt hàng thời trang trên nền tảng Tiktokshop đã bị "tóm gọn" sau hơn 1 tháng lực lương chức năng tỉnh Nam Định quan sát, theo dõi.
Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia: Hàng ngàn khuyến mại sâu kèm giao hàng miễn phí, người tiêu dùng chỉ cần nhanh tay 'chốt đơn'
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Ngày 19/10, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024 sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến 1/12 với nhiều voucher khuyến mại sâu, chờ người tiêu dùng nhanh tay "chốt đơn".
13 ngân hàng này tăng lãi suất tiết kiệm, có hai nhà băng 2 lần tăng lãi cho người gửi tiền
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Đến nay, đã có 13 ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất gửi tiết kiệm (huy động), trong đó có ngân hàng Agribank và VIB hai lần tăng lãi suất tiết kiệm.