Chuyện của hàng ngàn người đàn ông trung niên qua đời cô độc tại Hàn Quốc rồi phải mất nhiều ngày mới được phát hiện
Ngày càng có nhiều người Hàn Quốc nghèo đến già và phải chết trong cô độc.
Hàn Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề: hàng nghìn người ở độ tuổi trung niên đang bị cô lập, đang chết một mình mỗi năm. Họ thường không được phát hiện ra trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần.
Những cái chết cô độc không ai hay biết
Đó là những "godoksa", hay "những cái chết cô đơn", một nhóm người phổ biến mà chính phủ xứ kim chi đã cố gắng chống lại trong nhiều năm khi dân số già đi nhanh chóng. Đây không phải là khái niệm xa lạ ở Nhật Bản, nơi có cả nghề dọn thi thể người đã khuất bị bỏ quên lâu năm.
Theo luật pháp Hàn Quốc, “cái chết cô đơn” được tính là khi một người sống một mình, xa cách gia đình hoặc người thân, chết do tự tử hoặc bệnh tật và thi thể của họ chỉ được tìm thấy sau “một khoảng thời gian nhất định” đã trôi qua.
Vấn đề này đã thu hút sự chú ý của cả nước trong thập kỷ qua khi số người chết cô đơn ngày càng tăng. Các yếu tố đằng sau xu hướng này bao gồm cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của đất nước, khoảng cách về phúc lợi xã hội, nghèo đói và sự cô lập xã hội – tất cả đều trở nên rõ ràng hơn kể từ đại dịch Covid-19.
Năm ngoái, nước này ghi nhận 3.378 ca tử vong như vậy, tăng từ 2.412 ca vào năm 2017, theo một báo cáo được Bộ Y tế và Phúc lợi công bố đầu tháng 12.
Báo cáo của Bộ Y tế và Phúc lợi là báo cáo đầu tiên kể từ khi chính phủ ban hành Đạo luật quản lý và ngăn chặn cái chết cô đơn vào năm 2021. Theo đó, các bản cập nhật được yêu cầu 5 năm một lần để giúp thiết lập “các chính sách ngăn chặn cái chết cô đơn” một cách hiệu quả.
Mặc dù những cái chết cô đơn ảnh hưởng đến mọi người thuộc nhiều nhóm nhân khẩu học khác nhau, nhưng báo cáo cho thấy đàn ông trung niên và cao tuổi có tỷ lệ “chết một mình” đặc biệt cao.
Số nam giới godoksa nhiều gấp 5,3 lần so với nữ giới vào năm 2021, tăng gấp 4 lần so với trước đó. Những người ở độ tuổi 50 và 60 chiếm tới 60% số ca tử vong trong cô đơn vào năm ngoái, với một số lượng lớn ở độ tuổi 40 và 70. Những người ở độ tuổi 20 và 30 chiếm 6% đến 8%.
Báo cáo đã không đi vào nguyên nhân cụ thể. Nhưng hiện tượng này đã được nghiên cứu trong nhiều năm khi các nhà chức trách cố gắng tìm hiểu điều gì đã thúc đẩy godoksa và tìm cách hỗ trợ tốt hơn cho những người dễ bị tổn thương.
“Để chuẩn bị cho một xã hội siêu già, cần phải tích cực ứng phó với những cái chết cô đơn”, cơ quan nghiên cứu lập pháp của Hàn Quốc cho biết trong một thông cáo báo chí đầu năm nay, đồng thời cho biết thêm rằng ưu tiên của chính phủ là “nhanh chóng xác định các trường hợp bị cách ly xã hội”.
Một thế hệ già và nghèo
Hàn Quốc, cùng với Nhật Bản và Trung Quốc là những quốc gia châu Á đang phải đối mặt với sự suy giảm nhân khẩu học, với việc người dân sinh ít con hơn và sinh con muộn hơn.
Tỷ lệ sinh của đất nước này đã giảm dần kể từ năm 2015, với các chuyên gia đổ lỗi cho nhiều yếu tố như văn hóa làm việc đòi hỏi khắt khe, chi phí sinh hoạt tăng và tiền lương trì trệ khiến mọi người không muốn và không đủ khả năng tài chính làm cha mẹ. Đồng thời, lực lượng lao động đang bị thu hẹp, làm dấy lên lo ngại sẽ không có đủ lao động để hỗ trợ số lượng người cao tuổi đang tăng lên trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ gia đình.
Một người đàn ông xem nhiều loại xe đẩy được sắp xếp cho Hội chợ trẻ em BeFe lần thứ 42 khai mạc tại Trung tâm thương mại Starfield COEX ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 15 tháng 9 năm 2022.
Một số hậu quả của sự phân bổ tuổi tác lệch lạc đang trở nên rõ ràng, với hàng triệu cư dân già đang phải vật lộn để tự mình sinh tồn. Tính đến năm 2016, hơn 43% người Hàn Quốc trên 65 tuổi sống dưới mức nghèo khổ, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. Đây là con số cao gấp ba lần mức trung bình quốc gia của các nước OECD khác.
Song In-joo, nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm phúc lợi Seoul cho rằng cuộc sống của những người trung niên và cao tuổi Hàn Quốc “xấu đi nhanh chóng” nếu họ bị loại khỏi thị trường lao động và thị trường nhà ở và đây là “nguyên nhân chính dẫn đến godoksa”.
Chuyên gia này đã thực hiện nghiên cứu phân tích 9 trường hợp chết trong cô đơn và tiến hành phỏng vấn sâu những người hàng xóm, chủ nhà và nhân viên xã hội phụ trách hồ sơ của họ.
Một mục sư cầu nguyện trước một ngôi đền tạm cho hai người đã chết trong "cái chết cô đơn", bên trong phòng chờ của lò hỏa táng vào ngày 4 tháng 7 năm 2016 tại Goyang, Hàn Quốc.
Có một trường hợp liên quan đến một người lao động 64 tuổi chết vì bệnh gan liên quan đến rượu, một năm sau khi mất việc vì khuyết tật. Ông không được học hành, có gia đình hay thậm chí là một chiếc điện thoại di động. Trong một trường hợp khác, một cụ bà 88 tuổi gặp khó khăn về tài chính sau cái chết của con trai. Bà qua đời sau khi trung tâm phúc lợi người cao tuổi cung cấp các bữa ăn miễn phí cho bà đóng cửa khi đại dịch bùng phát.
“Những khó khăn mà những người có nguy cơ chết một mình thể hiện trước khi mất là các vấn đề về sức khỏe, khó khăn về kinh tế, sự mất kết nối và bị từ chối cũng như những khó khăn trong việc quản lý cuộc sống hàng ngày”, Song viết. Các yếu tố kết hợp bao gồm hỗ trợ của chính phủ bị trì hoãn và “thiếu dịch vụ chăm sóc tại nhà” đối với những người mắc bệnh nghiêm trọng hoặc mãn tính.
Những phát hiện của nghiên cứu năm 2021 đã được lặp lại trong báo cáo của Bộ Y tế và Phúc lợi, cho thấy nhiều người trong số những người có nguy cơ nhận thấy sự hài lòng trong cuộc sống của họ “suy giảm nhanh chóng do mất việc làm hoặc ly hôn”, đặc biệt nếu họ “không quen với việc chăm sóc sức khỏe và việc nhà”.
Nhiều người trong nghiên cứu năm 2021 sống trong những không gian chật chội, tồi tàn, chẳng hạn như các căn hộ chia nhỏ được gọi là jjokbang, nơi cư dân thường dùng chung các tiện nghi chung và các căn hộ ở tầng hầm được gọi là banjiha, đã gây chú ý vào đầu năm nay khi một gia đình bị mắc kẹt và chết đuối trong trận mưa kỷ lục ở Seoul.
Thu hẹp khoảng cách
Mối quan tâm ngày càng tăng của công chúng về những cái chết cô đơn đã thúc đẩy nhiều sáng kiến cấp khu vực và quốc gia trong những năm qua.
Năm 2018, chính quyền đô thị Seoul đã công bố chương trình “quan sát khu phố”, trong đó cư dân cùng vận động nhau đến thăm hỏi các hộ gia đình độc thân ở những khu vực dễ bị tổn thương như căn hộ tầng hầm và nhà ở chia nhỏ, theo hãng tin Yonhap.
Theo kế hoạch này, bệnh viện, chủ nhà và nhân viên cửa hàng tiện lợi đóng vai trò “người giám sát”, thông báo cho nhân viên cộng đồng khi bệnh nhân hoặc khách hàng thường xuyên không xuất hiện trong một thời gian dài hoặc khi tiền thuê nhà và các khoản phí khác không được thanh toán.
Một số thành phố như Seoul, Ulsan và Jeonju đã triển khai ứng dụng di động dành cho những người sống một mình, ứng dụng này sẽ tự động gửi tin nhắn đến số liên lạc khẩn cấp nếu điện thoại không hoạt động trong một khoảng thời gian.
Các tổ chức khác như nhà thờ và tổ chức phi lợi nhuận cũng đã đẩy mạnh các dịch vụ tiếp cận cộng đồng và các sự kiện cộng đồng – cũng như xử lý các nghi thức tang lễ cho những người đã khuất không có người thân đến nhận.
Đạo luật quản lý và ngăn chặn cái chết cô độc được thông qua vào năm ngoái là biện pháp mới nhất và sâu rộng nhất, yêu cầu chính quyền địa phương thiết lập các chính sách để xác định và hỗ trợ cư dân gặp rủi ro. Ngoài việc thiết lập báo cáo tình hình 5 năm, nó còn yêu cầu chính phủ viết ra một kế hoạch phòng ngừa toàn diện và kế hoạch này vẫn đang được thực hiện.
Nguồn: CNN
Giúp việc vứt chiếc đệm chứa hơn 1,3 tỷ đồng của cụ bà ra bãi rác
Tiêu điểm - 2 giờ trướcVài giờ sau khi nữ giúp việc vứt chiếc đệm ra bãi rác, cụ bà hơn 80 tuổi mới nhớ ra mình giấu hơn 1,3 tỷ đồng tiền mặt và trang sức trong đó.
Có thể đưa con người lên sao Hỏa để sinh sống và tồn tại không?
Tiêu điểm - 18 giờ trướcGĐXH - Sao Hỏa được cho là hành tinh duy nhất có khả năng có sự sống bên ngoài Trái Đất, liệu đó có phải lý do con người lại bị Sao Hỏa mê hoặc đến vậy?
Giống gà biết bay quý hiếm bậc nhất thế giới, chỉ có duy nhất ở một quốc gia
Tiêu điểm - 21 giờ trướcLoài gà này không chỉ quý hiếm mà còn sở hữu bộ lông rất đẹp và độc đáo.
Bí ẩn loài cá được tìm thấy sống giữa sa mạc Mỹ: Thọ tới hơn 100 tuổi, càng già càng khỏe
Tiêu điểm - 1 ngày trướcNhóm nghiên cứu phát hiện bằng chứng chứng minh chúng là một trong những loài cá nước ngọt sống lâu nhất thế giới.
Vì sao người giúp việc không thể thừa kế căn nhà trị giá 10 tỷ đồng được cụ ông di chúc lại dù hợp lệ?
Tiêu điểm - 2 ngày trướcGĐXH - Cảm động trước sự giúp đỡ của người giúp việc trong suốt thời gian đau ốm, cụ ông quyết định tặng lại căn nhà đang ở cho cô nhưng các con của cụ ông này quyết định đòi lại tài sản của gia đình từ người giúp việc.
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời
Tiêu điểm - 3 ngày trướcCác quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.
Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng
Tiêu điểm - 3 ngày trướcTrong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng
Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?
Tiêu điểm - 3 ngày trước“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.
Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc
Tiêu điểm - 4 ngày trướcCâu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.
Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi
Tiêu điểm - 4 ngày trướcHồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.
Tìm lại loài cá ‘ma’ khổng lồ trên sông Mekong
Tiêu điểmMột loài cá khổng lồ được cho là đã tuyệt chủng vừa được phát hiện ở sông Mekong, đoạn qua Campuchia.