Chuyện cúng Tết bằng chuột của đồng bào Cor
GiadinhNet - Ở tỉnh Quảng Ngãi, đồng bào dân tộc Cor sống chủ yếu ở các huyện Tây Trà, Trà Bồng. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu của người Cor từ bao đời nay là trồng quế và lúa rẫy. Chu kỳ sản xuất nông nghiệp của người Cor là chu kỳ năm. Do đó, hàng năm, sau một chu kỳ sản xuất, tức từ tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, đồng bào Cor tổ chức lễ Tết Giã rạ.

Lễ vật biện trên lá chuối rừng
Tết này được tổ chức giống như Tết cổ truyền của người Kinh. Nếu lễ ăn cơm mới bắt đầu cho việc thu hoạch thì Tết Giã rạ có tính chất như tổng kết của một mùa lúa rẫy. Sau khi lúa đã lên chòi là người Cor tổ chức ăn Tết Giã rạ. Đây là dịp để mọi người trong làng tạ ơn thần linh đã phù hộ độ trì cho họ nhiều lúa và cũng là dịp để mọi người gặp gỡ, vui chơi sau những tháng ngày lao động vất vả.
Ngày cận Tết, chủ nhà lấy ít lúa trên rẫy gói vào lá chuối rừng, một ít đặt ở chòi và một ít mang lúa về nhà gọi là rước hồn lúa. Chủ nhà xoa lúa trên tay, đặt hạt lúa trên đầu từng người trong gia đình để cầu mong năm mới gặp nhiều may mắn. Trước ngày Tết, phụ nữ trong làng tụ họp gói bánh lá đót với lúa nếp để cúng ông bà và các thần sông, thần suối, thần núi, thần rừng… Tết Giã rạ của người Cor diễn ra trong 3 ngày. Ngày đầu tiên, từ sáng sớm, ông chủ nhà đứng vái gọi hồn các vị thần và ông bà về dự lễ. Lễ vật được bày biện ở mâm trên các miếng lá chuối rừng. Mỗi mâm đều có một con hoặc nửa con chuột, bánh lá đót và ly rượu. Chủ nhà và người con trai cả ngồi trước bàn thờ, thắp nến sáp ong vái cúng. Lời vái cúng lặp đi lặp lại 3 lần “Mô huýt âm ba”, “Mô Rít âm ba”, “Mô Crai âm ba” (Bà huýt cho lúa, bà Rít cho lúa, bà Crai cho lúa). Đọc xong, người cúng lấy ít hạt nếp chín lần lượt bỏ lên đầu từng người trong gia đình gọi là giữ hồn lúa.
Người Cor cho rằng: Các nữ thần cũng bận bịu từ sáng sớm như những người phụ nữ nên phải cúng thật sớm để các nữ thần còn phải lo công việc của mình. Lễ cúng nam thần và ông bà thường diễn ra sau 8 giờ sáng. Sau lễ cúng các nam thần là lễ cúng thần lúa rước hồn lúa từ nhà lên chòi lúa. Người ta thắt sợi chỉ trắng làm chín bậc tượng trưng cho chiếc thang để thần lúa lên chòi giữ lúa. Sau đó chủ nhà quay vào nhà lấy các lễ vật đã cúng cho mọi người ăn và chúc nhau năm mới nhiều may mắn. Đến ngày hôm sau, các gia đình cúng “ma hàng”. Theo tín ngưỡng của người Cor, ma hàng là ma đã cho phép gia đình làm ăn khá giả để mua sắm được nhiều hàng trong năm như các loại chiêng, ché, nồi, quần áo, lục lạc, cườm… Sau đó là lễ thức cúng ma trầu, ma bò, ma quế, ma heo, họ cầu mong các loài sang năm mới đều sinh sôi nảy nở giúp ích cho con người. Cuối cùng là cúng thần ma hộ mệnh cho ông bà, hộ mệnh gia đình giữ nóc, giữ quê hương núi rừng bình yên. Ngày thứ 3, người ta tiếp tục dùng gà, lợn cúng sống ở nhà xong mang lên rẫy cúng thần rẫy. Cúng xong mọi người hò reo cùng đuổi con ma xấu đi khỏi nương rẫy, rước con ma tốt về nương rẫy để phù hộ cho dân làng mùa rẫy mới cho thêm nhiều lúa.
Càng nhiều khách càng may mắn
Theo quan niệm của người Cor, Tết Giã rạ nhà nào có nhiều khách là nhà đó có nhiều may mắn trong năm mới. Do đó, khách đến thăm nhà được bà con mời ăn Tết rất nhiệt tình. Khi ra về, khách còn được chủ nhà cho bánh lá đót mang theo. Trong những ngày Tết Giã rạ mọi người sống ở các nóc hay còn gọi là các bản làng đến thăm nhà nhau, chúc nhau sang năm mới gặp nhiều may mắn.
Trong Tết Giã rạ, ngoài phần cúng còn có phần hội khá đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Cor. Các trò chơi dân gian được tổ chức khá phong phú như: Thi bắn cung tên, thi đấu vật, phóng lao, làm bánh và giã gạo. Các tiết mục văn hóa, văn nghệ cũng được biểu diễn trong lễ hội. Các trai làng thi đấu chiêng, còn phụ nữ dân tộc Cor thì thổi Amáp - loại nhạc cụ độc đáo dành cho phụ nữ người Cor. Thông qua tiếng kèn Amáp, người phụ nữ dân tộc Cor muốn bày tỏ nỗi niềm buồn vui, sướng khổ của mình trong cuộc sống. Tiếng kèn Amáp là tiếng lòng của người phụ nữ Cor.
Trong Tết Giã rạ không thể thiếu tiếng chiêng. Theo quan niệm của người Cor, mọi vật quanh họ đều có linh hồn. Do đó, họ dùng chiêng ở mọi hoàn cảnh và điệu chiêng ở mỗi ngữ cảnh mỗi khác nhau. Chiêng dùng để cúng ông bà, chiêng chào khách, đón khách và chiêng tiễn khách. Đặc biệt, trong lễ Tết Giã rạ, người Cor đánh bài đấu chiêng là để thể hiện sức mạnh của mình. Trò đấu chiêng không chỉ mang bản sắc văn hóa dân tộc Cor mà còn thể hiện như một môn thi đấu thể thao.
Tết Giã rạ là lễ Tết lớn nhất trong năm của đồng bào Cor. Do đó, ngày xưa, mỗi nhà tổ chức vui Tết một ngày, hết nhà này đến nhà khác nên nhiều khi Tết kéo dài đến một, hai tháng trời. Giờ đây, theo cuộc sống mới hiện đại, bà con tổ chức vui Tết Giã rạ chỉ trong ba ngày do già làng chọn ngày tốt. Theo trình tự các lễ hội trong năm, sau khi ăn Tết Giã rạ, người Cor mới làm các lễ thức khác như lễ ăn trâu, làm đám cưới cho con cháu.
Đinh Thị Hương

Khởi tố Quang Linh Vlogs, Hằng Du mục
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Thị Thái Hằng (Hằng Du mục) và Phạm Quang Linh (Quang Linh Vlogs) bị khởi tố với cáo buộc lừa dối khách hàng.

Sau hơn 1 năm thi công, nhà máy điện rác Greenity Nam Định hiện ra sao?
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH - Sau hơn 1 năm thi công, dự án nhà máy điện rác Greenity Nam Định có mức đầu tư hơn 1.490 tỷ đồng hiện phần lớn là nền đất cát, một số dãy nhà được xây dựng, còn lại vẫn là khoảng đất trống.

Loạt công viên ở Hà Nội gấp rút hạ rào, sửa chữa, tạo không gian mở cho người dân
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Thời gian qua, nhiều công viên trên địa bàn TP Hà Nội đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của thành phố nhằm "bỏ lớp áo cũ", nâng cấp hệ thống công viên, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân Thủ đô.

Trưa 4/4, liên tiếp 6 trận động đất xảy ra ở Kon Tum
Thời sự - 10 giờ trướcTheo Trung tâm báo tin động đất cảnh báo sóng thần, trưa 4/4, chỉ trong hơn một giờ có 6 trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông.

Hàng triệu người cần lưu ý điều này khi tham gia giao thông nếu không muốn bị phạt nặng
Đời sống - 10 giờ trướcGĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.

Bộ Công thương yêu cầu khẩn trương khắc phục các khiếm khuyết bất thường tại Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4, Duyên Hải 1
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những tháng tiếp theo là bảo đảm cung ứng điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng bằng nhiều giải pháp.

Văn bia độc đáo trên núi đá tại Nghệ An
Xã hội - 11 giờ trướcGĐXH - Dù đã trải qua gần 700 năm, bài văn khắc trên núi đá vẫn giữ được nét bút tươi mới.

Công an Nghệ An bắt nữ quái sau gần 1 tháng trốn truy nã
Pháp luật - 11 giờ trướcGĐXH - Để qua mắt cơ quan chức năng, đối tượng liên tục thay đổi chỗ ở, chặn mọi liên lạc với người thân.

Bắt đôi nam nữ làm giả hàng loạt giấy phép lái xe
Pháp luật - 12 giờ trướcGĐXH - Đưa ra thông tin gian dối rằng có thể làm giấy phép lái xe, khi có người đến nhờ làm, Chính và Minh nhận trước tiền công từ 1.000.000 đồng đến 1.250.000 đồng/người.

Tháng sinh Âm lịch của người hấp dẫn, quyến rũ
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Những người sinh ra vào các tháng Âm lịch này rất thu hút người khác, nhờ đó họ có các mối quan hệ tốt và đạt được nhiều thành tựu nhờ nhận được sự giúp đỡ kịp thời.

Thời tiết miền Bắc lại sắp thay đổi khác biệt sau chuỗi ngày nắng
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, trưa chiều Bắc Bộ tiếp tục nắng ấm với mức nhiệt cao nhất có nơi 29 độ. Đến cuối tuần, đợt không khí lạnh tăng cường tràn về, miền Bắc có mưa nhỏ, nhiệt độ giảm.