Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện đời cay đắng của người cha 75 tuổi: Mong đủ tiền quy tập hài cốt 7 người con

Thứ hai, 10:58 27/06/2016 | Vòng tay nhân ái

GiadinhNet - Các con lần lượt qua đời, cụ Hồ Đắc Tá (75 tuổi) một mình khổ cực nuôi vợ bại liệt sống tạm bợ trong căn phòng chưa đầy 2m2 sát cầu thang lầu 4, lô 8 (cư xá Thanh Đa, phường 27, quận Bình Thạnh, TPHCM). Không giấy tờ tùy thân, không có đăng ký tạm trú, hai vợ chồng lay lắt sống qua ngày.

Cụ Tá (phải) bên người vợ bại liệt. Ảnh: Lê Nguyễn
Cụ Tá (phải) bên người vợ bại liệt. Ảnh: Lê Nguyễn

Những tai ương liên tiếp

Căn phòng chưa đầy 2m2 chật chội, ẩm mốc vừa là phòng khách, là bếp, kiêm luôn nhà tắm của cụ Hồ Đắc Tá (75 tuổi) và cụ Dương Thị Trà (68 tuổi, vợ cụ Tá). Trong phòng, tài sản chẳng có gì đáng giá ngoài những vật dụng tối thiểu hàng xóm cho hoặc cụ Tá nhặt ngoài bãi rác mang về dùng. Ở góc phòng, chiếc bàn thờ nhỏ được kê tạm bợ là nơi cụ thờ bố mẹ và 7 người con tội nghiệp.

Hàng đêm, cụ Tá ngủ co ro trong căn phòng chật, còn cụ Trà nằm ngoài võng ở hành lang khu xá. Theo giải thích của cụ Tá, vì cụ bà tạng người phốp pháp nên không thể ngủ vừa căn phòng. Những ngày nắng còn đỡ, chứ vào mùa mưa thì khổ cực trăm bề. Căn phòng dột nát tứ phía, chiếc võng ngoài hành lang nơi cụ bà nằm cũng bị mưa tạt vào ướt sũng. “Những hôm trời mưa, suốt đêm vợ chồng tôi không một phút chợp mắt, chỉ biết ngồi ngoài hành lang chờ cơn mưa tạnh”, cụ Tá chia sẻ.

Khi nhắc đến số phận cay nghiệt của gia đình, đôi vợ chồng già ấy đều rơm rớm nước mắt. Phải rất lâu, cụ Tá mới bình tĩnh kể lại những tai ương ập đến với tổ ấm bé nhỏ của mình. Theo đó, cụ Tá sinh ra và lớn lên trong gia đình nghèo, đông con ở huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế). Cụ sớm phải nghỉ học đi bán bánh mì để kiếm sống qua ngày. Bởi khi ấy, cha mẹ cụ đều mất trong một tai nạn lao động ở công trường xây dựng.

Năm 1967, cụ Tá yêu và kết duyên với cụ Trà. Không có nổi một tấc đất cắm dùi, hai vợ chồng dắt díu nhau sống nhờ nhà bà con nay đây mai đó. Hạnh phúc đôi vợ chồng trẻ càng được nhân lên khi 3 đứa con lần lượt ra đời. Thế nhưng, cũng từ đó, hoàn cảnh của gia đình nhỏ này càng thêm bi đát, túng quẫn. Năm 1976, hai cụ dắt mấy đứa nhỏ đứng nơi ngõ chợ ngửa tay xin từng đồng bạc lẻ, gom góp lại để làm lộ phí vào Tây Nguyên đi làm kinh tế mới.

Tại đây, họ đã làm quần quật cả ngày, cả đêm để khai hoang những mảnh đất màu mỡ. “Vụ bắp đầu nặng hạt, nhưng đến mùa sau lại thất thu, gia đình tôi phải ăn rau rừng qua ngày. Giấc mộng đổi đời chưa thấy, nhưng nơi đây đã cướp đi sinh mạng của hai người con đầu của hai vợ chồng tôi”, giọng cụ Tá lạc đi.

Theo thời gian, vợ chồng cụ Tá sinh thêm 4 người con nữa. Oái ăm thay, nơi đất núi rừng Tây Nguyên lại liên tiếp cướp đi mạng sống 3 đứa con nhỏ vì căn bệnh sốt rét. “Khi đó vợ chồng tôi kiệt quệ, không còn nước mắt để khóc con. Đến bây giờ hình ảnh những đứa con gầy gò, chết vì căn bệnh sốt rét cứ ám ảnh vợ chồng tôi trong những đêm dài. Có nỗi đau đớn nào lớn hơn khi sinh ra những đứa con bụ bẫm rồi bất lực nhìn con đau đớn, chết khi trong bụng không có một hạt cơm. Cũng chính đôi bàn tay của hai vợ chồng tôi bới lên từng nắm đất, ôm thi thể lạnh ngắt của con chôn vùi vào đất cát. Nghĩ lại cuộc đời sao mà cay đắng đến vậy”, cụ Tá nghẹn lời.

Mong quy tập được hài cốt các con

Còn lại 2 đứa con, cụ Tá rất hoang mang lo lắng, sợ lưỡi hái tử thần lại cướp đi nên đến năm 1981, cả gia đình chuyển về TPHCM sinh sống. Không còn một đồng bạc trong người, gia đình tìm đến gầm cầu tá túc. Nhưng số phận vẫn chưa buông tha khi đứa lớn của cụ Tá bị ung thư máu. Đau xót nhìn con khóc thét vì căn bệnh giày vò nhưng vợ chồng chỉ biết ôm con trong bất lực. Cái ăn còn khó nói gì đi chữa bệnh cho con. Thấy hoàn cảnh tội nghiệp của hai vợ chồng cụ, một người bạn bỏ tiền ra mua cho họ một căn phòng hiện tại làm nơi cư trú. Do không có tiền chữa trị, người con thứ sáu của cụ Tá đã tử vong.

Chỉ còn người con trai duy nhất là Hồ Đắc Quy, vợ chồng cụ Tá thay nhau chăm sóc, nuôi nấng. Vậy nhưng, vừa lập gia đình được vài năm, con dâu của cụ Tá không chịu được cảnh sống khổ chật nên bế con dứt áo ra đi tìm bến đỗ mới. Tuyệt vọng khi hạnh phúc tan vỡ, anh Quy bỏ nhà lên Bình Phước lập nghiệp và cũng bị bệnh sốt rét rồi tử vong. “Biết bao giờ chúng tôi quy tập đủ hài cốt của 7 người con. Thời đó, chôn mỗi đứa một nơi giờ thất lạc hết rồi. Vài năm trước, người dân trên đó báo lên nhận 2 hài cốt nhưng không có tiền đi, chúng tôi đành nhờ họ hỏa thiêu”, cụ Trà đau xót.

Sống tha hương cầu thực, đi nhiều nơi nên mọi giấy tùy thân đều bị thất lạc. Cụ Tá kể, trước đây vợ chồng cụ lên quận xin làm Chứng minh nhân dân nhưng không được. Ước mong có Chứng minh nhân dân vẫn còn đó trong tâm nguyện của cụ. Nhìn đôi vợ chồng già đã bước qua tuổi “thập cổ lai hy” khiến chúng tôi không khỏi xót xa.

Đầu năm 2012, trong một lần đứng trên ghế thắp hương cho các con, cụ Trà bị ngã rồi đột quỵ. Bà con lối xóm cùng quyên góp lo tiền viện phí cho cụ. Sau lần đó, cụ Trà bị liệt, không đi lại được. “Ông nhà tôi một đời khổ cực. Từ khi tôi bị đột quỵ, ông ấy càng tiều tụy hơn. Tôi nằm một chỗ từ cái ăn, cái mặc, tắm rửa vệ sinh đều phải nhờ ông ấy. Không có thu nhập nên vợ chồng tôi đều nhờ hàng xóm thương tình giúp đỡ. Biết bao lần ông nói dối đã ăn rồi chỉ để nhường cơm cho tôi ăn. Đêm nào ông cũng thức suốt đêm xoa bóp chân nên bây giờ tôi mới ngồi dậy được. Ông luôn động viên, an ủi là tôi không được chết trước, không được để ông ấy một mình trong cuộc đời này”, cụ Trà nói.

Lê Nguyễn

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một bé trong gia đình 4 người bị bỏng nặng ở Bắc Ninh vẫn đang phải điều trị phục hồi chức năng

Một bé trong gia đình 4 người bị bỏng nặng ở Bắc Ninh vẫn đang phải điều trị phục hồi chức năng

Cảnh ngộ - 13 giờ trước

GĐXH – “Bố con tôi đã ở viện suốt từ tháng 10 đến giờ chưa được về nhà", anh Lợi nói. Hiện con anh Lợi vẫn phải điều trị phục hồi chức năng sau tai nạn bỏng, khắp cơ thể là sẹo co kéo.

Tấm lòng bạn đọc đến với cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật, nuôi cháu nhỏ đang tuổi ăn học

Tấm lòng bạn đọc đến với cụ bà 83 tuổi chăm 2 con bệnh tật, nuôi cháu nhỏ đang tuổi ăn học

Vòng tay nhân ái - 2 ngày trước

GĐXH - Nhận tiền hỗ trợ của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống, bà Hoa bày tỏ lòng cảm kích. Nhờ sự quan tâm, động viên từ cộng đồng mà bà có thêm động lực để chăm con bệnh, cháu thơ dại.

MS 1006: Người phụ nữ suy thận cần sự trợ giúp của cộng đồng

MS 1006: Người phụ nữ suy thận cần sự trợ giúp của cộng đồng

Vòng tay nhân ái - 3 ngày trước

GĐXH – 4 năm qua, cuộc sống của chị Thủy gắn liền với bệnh viện, máy lọc máu và thuốc men vì suy thận. Người phụ nữ ấy không còn khả năng lao động, các con còn nhỏ nên rất cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.

MS 1005: Bé 2 tuổi bị ung thư võng mạc, cha mẹ nghèo bán đàn lợn cũng không đủ tiền chữa trị

MS 1005: Bé 2 tuổi bị ung thư võng mạc, cha mẹ nghèo bán đàn lợn cũng không đủ tiền chữa trị

Vòng tay nhân ái - 6 ngày trước

GĐXH - “Giá như đưa con đi viện sớm hơn, có lẽ con tôi đã không rơi vào cảnh nguy kịch thế này…” - lời tự trách của một người mẹ trẻ người dân tộc khiến ai nấy đều quặn lòng.

MS 1004: Gia đình khốn cùng cầu cứu cộng đồng khi chồng bị tai nạn liên tiếp, con gái mắc bệnh tim

MS 1004: Gia đình khốn cùng cầu cứu cộng đồng khi chồng bị tai nạn liên tiếp, con gái mắc bệnh tim

Cảnh ngộ - 1 tuần trước

GĐXH – Chồng liên tiếp bị tai nạn, con lại bị bệnh tim đã khiến gia đình chị rơi vào cảnh mất nhà, nợ nần chồng chất và tuyệt vọng đến tận cùng. Giữa cơn bão bệnh tật và tai nạn, người mẹ, người vợ ấy chỉ biết cầu cứu cộng đồng.

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025

Danh sách bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025

Kết chuyển - 1 tuần trước

GĐXH - Từ ngày 01/04/2025 - 30/04/2025, Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc dành cho các cảnh đời kém may mắn. Chúng tôi xin gửi tới các quý bạn đọc hảo tâm danh sách ủng hộ cụ thể và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc.

MS 1003: Sự sống mong manh của người đàn ông dân tộc H’Mông mong có 20 triệu đồng để kịp thời phẫu thuật tim

MS 1003: Sự sống mong manh của người đàn ông dân tộc H’Mông mong có 20 triệu đồng để kịp thời phẫu thuật tim

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH – Hiện anh Thanh có chỉ định phải phẫu thuật tim gấp nhưng gia đình quá khó khăn, chưa gom được 20 triệu đồng còn lại cho ca phẫu thuật.

Tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức

Tấm lòng của bạn đọc Báo Sức khỏe và Đời sống đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức

Vòng tay nhân ái - 2 tuần trước

GĐXH – Chương trình Vòng tay nhân ái (Báo Sức khỏe và Đời sống) đã trao tiền của bạn đọc hảo tâm đến với 2 trường hợp điều trị ở bệnh viện Việt Đức là ông Khoan bị ung thư biểu mô tế bào gan và em Chung bị đa chấn thương sau tai nạn giao thông.

MS 1002: Bán hết cả trâu, lợn vẫn không đủ chi trả viện phí, người phụ nữ dân tộc Thái cần sự trợ giúp

MS 1002: Bán hết cả trâu, lợn vẫn không đủ chi trả viện phí, người phụ nữ dân tộc Thái cần sự trợ giúp

Cảnh ngộ - 2 tuần trước

GĐXH - Để có tiền chạy chữa bệnh, gia đình bà Thoa đã phải bán đi 1 con trâu và 2 con lợn là tài sản quý giá nhất, nhưng chẳng thấm tháp vào đâu. Hiện tại, người phụ nữ dân tộc Thái này đang rất cần sự trợ giúp của mọi người.

Sức khỏe của cô bé dân tộc Tày bị u trung thất đã tốt hơn

Sức khỏe của cô bé dân tộc Tày bị u trung thất đã tốt hơn

Kết chuyển - 3 tuần trước

GĐXH - Cảm thương trước hoàn cảnh khó khăn của cô bé dân tộc Triệu Thị Hải Yến bị u trung thất, nhiều bạn đọc đã chung tay giúp đỡ em. Hiện sức khỏe của cô bé dân tộc Tày này đã tốt hơn nhiều.

Top