Chuyên gia chỉ cách khắc phục căn bệnh là “nỗi ám ảnh” của nhiều người mỗi khi đêm về
GiadinhNet – Bệnh lý này kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm khác.
Suốt nhiều năm nay, chị Nguyễn Thị Uyên (41 tuổi, quê Long An) thường xuyên bị những đêm mất ngủ hành hạ với các triệu chứng như khó vào giấc ngủ, một đêm chỉ ngủ được khoảng 3 tiếng, giấc ngủ không sâu, hay gặp ác mộng, thậm chí có hôm thức trắng.
Tình trạng này kéo dài và trầm trọng hơn mỗi khi thời tiết thay đổi khiến chị Uyên vô cùng mệt mỏi. Để khắc phục bệnh mất ngủ, chị Uyên phải sử dụng thuốc an thần trong một thời gian dài. Hậu quả, chị bị trầm cảm, suy giảm trí nhớ.
Mất ngủ là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Ảnh minh họa
Tương tự, gần đây, Chu Văn Phúc (22 tuổi, sống tại TP HCM) cũng bị mất ngủ kéo dài liên tục cả tháng. Mỗi đêm, Phúc chỉ ngủ được vài tiếng và thường bị tỉnh giấc. Giấc ngủ chập chờn khiến nam thanh niên này hay bị đau đầu vào mỗi buổi sáng khi tỉnh dậy và không thể tập trung làm việc.
Đây là 2 trong số rất nhiều trường hợp đang bị "nỗi ám ảnh" mỗi khi đêm đến hành hạ. Theo các bác sĩ, ở nước ta, tỷ lệ người dân bị mất ngủ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa thần kinh chiếm 10-20%. Theo một nghiên cứu khảo sát tình trạng mất ngủ trong cộng đồng dân cư tại TPHCM, kết quả có khoảng 33% dân số bị một trong nhiều triệu chứng mất ngủ và khoảng 30% bệnh mất ngủ có liên hệ bệnh tâm thần.
Tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, số lượng người đến khám vì mất ngủ chiếm tỷ lệ khoảng 15%, tuy nhiên bệnh mất ngủ còn được phát hiện khi người bệnh đến khám vì các nguyên nhân khác (tỷ lệ khoảng 35-40%).
Theo PGS.TS Trịnh Thị Diệu Thường – Trưởng cơ sở 3 Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, mất ngủ là bệnh lý ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Mất ngủ kéo dài sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm năng suất làm việc, đồng thời làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý kèm theo như trầm cảm, lo âu, tim mạch, đái tháo đường, béo phì...
Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ những rối loạn tâm thần như trầm cảm, stress, rối loạn lo âu, các nguyên nhân thực thể khác như đau cấp và mạn tính (đau khớp, viêm loét dạ dày tá tràng), lạm dụng thuốc và các chất kích thích… Đôi khi người bệnh mắc chứng mất ngủ mà không có bất cứ nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào.
Để điều trị bệnh này, PGS.TS Trịnh Thị Diệu Thường cho biết, mất ngủ có thể điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như vệ sinh giấc ngủ (thức giấc cùng một giờ hàng ngày, giới hạn thời gian nằm trên giường trước khi ngủ, không dùng các chất kích thích thần kinh trung ương...); điều trị bằng thuốc hóa dược, thuốc thảo dược; liệu pháp tâm lý hành vi, thiền định, luyện khí công, yoga, tập dưỡng sinh, châm cứu...
Châm cứu điều trị bệnh mất ngủ. Ảnh: TL
Trong đó, châm cứu là phương pháp an toàn thuộc nhóm điều trị không dùng thuốc, được sử dụng từ rất lâu đời, an toàn, có hiệu quả và tần suất sử dụng nhiều nhất theo thống kê năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã chứng minh tính hiệu quả cũng như không gây tác dụng phụ của những phương pháp châm cứu trong điều trị bệnh mất ngủ.
PGS TS Trịnh Thị Diệu Thường cho biết thêm, tùy theo chẩn đoán Y học cổ truyền, có nhiều hình thức châm cứu khác nhau được sử dụng để điều trị mất ngủ như thể châm (châm kim vào huyệt vị trên cơ thể), điện châm (kết hợp dòng điện xung), nhĩ châm (châm trên các huyệt vị ở loa tai), đầu châm (châm trên các vùng đầu châm khác nhau), phúc châm (châm trên các vùng huyệt ở bụng)…
Để đạt hiệu quả điều trị bằng phương pháp châm cứu, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ trong quá trình thăm khám để chẩn đoán chính xác thể bệnh và nguyên nhân gây bệnh; tuân thủ phác đồ điều trị, khai báo những thay đổi triệu chứng qua các lần điều trị châm cứu.
Với những người hay bị mất ngủ, vị chuyên gia này khuyến cáo, nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất, tránh lạm dụng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần khiến bệnh trầm trọng hơn.
Mai Thùy
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 59 phút trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 1 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 1 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 4 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 6 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 10 giờ trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Loại hạt nhỏ thơm kiểm soát đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn để bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe
Bệnh thường gặp - 10 giờ trướcGĐXH - Hạt kê được ví tốt ngang với insulin tự nhiên, cực giàu dinh dưỡng nhưng giúp hạ đường huyết rất hiệu quả. Loại hạt này được sử dụng chế biến nhiều món ăn rất nhiều người Việt yêu thích.
Loại hạt nhỏ thơm giúp hạ đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng bí hạt bí đỏ như là món ăn vặt, nên ăn với lượng phù hợp sẽ giúp kiểm soát đường huyết và giảm nguy cơ biến chứng bệnh tiểu đường.
Top 3 loại hoa vừa đẹp vừa có tác dụng chữa bệnh
Sống khỏe - 22 giờ trướcHoa hồng, hoa cúc, hoa nhài được trồng khắp nơi có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.