Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyên gia Đông y chỉ ra sự thật về bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, ai bị nặng đến mấy cũng phải "chào thua"

Thứ sáu, 19:00 29/06/2018 | Sống khỏe

Nhiều người tin rằng tầm bóp có thể chữa dứt điểm tiểu đường nên đã ra sức tìm mua loại cây này về sắc uống những mong bệnh chóng khỏi.

Tầm bóp chữa dứt điểm bệnh tiểu đường – Thông tin đang tràn lan trên mạng xã hội

Mấy ngày gần đây, thông tin tầm bóp chữa dứt điểm tiểu đường dù người bệnh có bị nặng đến mức độ nào đang rầm rộ trên mạng xã hội facebook. Rất nhiều người chia sẻ thông tin cùng nhiều bình luận hay ho về cách chữa tiểu đường từ loại cây dại mọc ven đường này.

Cũng theo những chia sẻ này, tầm bóp được sử dụng để chữa bệnh tiểu đường như sau: Cắt nhỏ rễ cây tầm bóp, rửa sạch và để cho ráo nước, sau đó đem nấu cùng tim heo (lợn) và bột chu sa để uống ngày/ lần. Uống liên tục trong 5-7 ngày để thấy được công dụng. Hoặc: Rễ cây tầm bóp tươi 20 – 30g, nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày 1 lần, uống từ 5 – 7 ngày.


Mấy ngày gần đây, thông tin tầm bóp chữa dứt điểm tiểu đường dù người bệnh có bị nặng đến mức độ nào đang rầm rô trên mạng xã hội facebook.

Mấy ngày gần đây, thông tin tầm bóp chữa dứt điểm tiểu đường dù người bệnh có bị nặng đến mức độ nào đang rầm rô trên mạng xã hội facebook.

Cây tầm bóp còn gọi là cây Thù lù canh hay cây đèn lồng, có tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà (Solanaceae). Loại cây này có nguồn gốc từ châu Mỹ (vùng nhiệt đới), sau này trở thành loại cây liên nhiệt đới.

Ta có thể tìm thấy cây tầm bóp ở khắp mọi nơi: trên bãi cỏ, bờ ruộng, ven đường hay thậm chí là đất hoang. Ngoài ra ở ven rừng từ nơi thấp đến nơi có độ cao 1500m so với mặt nước biển cũng có sự xuất hiện của nó. Có thể dùng tươi hay phơi khô.

Thân cây cao 50 - 90m có nhiều cành. Lá có hình bầu dục, mọc so le có thể chia thùy hay không, rộng 20 – 40mm, dài 30 – 35mm, thân cây có góc và thường rủ xuống, chiều dài của cuống lá từ 15 – 30mm.

Hoa mọc đơn độc dài 1cm và có cuống mảnh. Đài hình chuông, từ giữa chia ra thành 5 thùy, có lông, tràng hoa vàng tươi hay trắng nhạt, gốc có những điểm chấm màu tím và hơi chia 5 thùy.


Ta có thể tìm thấy cây tầm bóp ở khắp mọi nơi: trên bãi cỏ, bờ ruông, ven đường hay thậm chí là đất hoang.

Ta có thể tìm thấy cây tầm bóp ở khắp mọi nơi: trên bãi cỏ, bờ ruông, ven đường hay thậm chí là đất hoang.

Quả của cây tầm bóp mọng tròn và nhẵn, khi còn non có màu xanh, chín màu đỏ, đài và quả lớn cùng nhau, rộng 2cm và dài 3 – 4cm giống như cái túi bao trùm bên ngoài, và có rất nhiều hạt hình thận, quả bị bóp vỡ sẽ phát ra tiếng bộp. Quả được kết quanh năm.

Có lẽ, tuổi thơ của chúng ta ít nhiều đều biết đến loại cây này, nhất là với những người sống ở quê. Tuy nhiên, công dụng chữa bệnh tiểu đường của tầm bóp đến đâu? Có thực sự vi diệu như nhiều người đồn đoán?

Sử dụng tầm bóp để chữa tiểu đường dứt điểm chưa được nhận định bởi các nghiên cứu khoa học

Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền), trong Đông y, tầm bóp có tính mát, vị đắng, không độc có công dụng khu đàm, nhuyễn kiên tán kết, thanh nhiệt lợi thấp. Quả tầm bóp có vị chua giúp lợi tiểu, thanh nhiệt, tiêu đờm và trị nhiều bệnh như: nôn, ho nhiều đờm, cảm sốt, yết hầu sưng, nấc…


Tầm bóp có tính mát, vị đắng, không độc có công dụng khu đàm, nhuyễn kiên tán kết, thanh nhiệt lợi thấp.

Tầm bóp có tính mát, vị đắng, không độc có công dụng khu đàm, nhuyễn kiên tán kết, thanh nhiệt lợi thấp.

"Mặc dù vậy, tầm bóp không phải là loại thảo dược chữa được bệnh tiểu đường như lâu nay người ta vẫn tưởng. Toàn cây tầm bóp được dùng chữa cảm sốt, viêm họng, ho nhiều đờm, phiền nhiệt, nấc. Quả tầm bóp được dùng chữa đờm nhiệt, sinh ho, thủy thũng. Trẻ em nóng ấm, người gầy khô, ăn quả tầm bóp giúp mát da, mát thịt.

Rễ tầm bóp dùng chữa viêm họng , viêm tuyến nước bọt, viêm tinh hoàn, bí tiểu tiện, hoàng đản, cổ trướng. Không có bất cứ tài liệu nào từ trước đến nay nói tầm bóp có tác dụng chữa tiểu đường cũng như bài thuốc nào chứa cây tầm bóp được sử dụng để chữa bệnh trong Đông y", lương y Vũ Quốc Trung khẳng định.

Theo chuyên gia, sử dụng cây tầm bóp để chữa bệnh thực chất chỉ là mẹo truyền miệng, mẹo dân gian áp dụng có thể khỏi với người này nhưng không có tác dụng với người kia. Sử dụng tầm bóp để chữa bệnh tiểu đường chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào hoặc bằng chứng nào chứng minh chúng phát huy tác dụng. Đó là chưa bàn tới từng vị thuốc trong bài thuốc chữa bệnh tiểu đường có tầm bóp đang được lan truyền.


Sử dụng cây tầm bóp để chữa bệnh thực chất chỉ là mẹo truyền miệng, mẹo dân gian áp dụng có thể khỏi với người này nhưng không có tác dụng với người kia.

Sử dụng cây tầm bóp để chữa bệnh thực chất chỉ là mẹo truyền miệng, mẹo dân gian áp dụng có thể khỏi với người này nhưng không có tác dụng với người kia.

Ở cả hai bài thuốc đều có dùng Chu sa là một vị thuốc độc trong Đông y. Chu sa còn gọi là Thần sa, là một khoáng vật có nhiều hình dáng khác nhau, hình mảnh hình sợi, hình cục, có màu đỏ hoặc nâu hồng. Thành phần chủ yếu là sunfua Thủy ngân (HgS).

"Chu sa không mùi, tính hơi lạnh, có tác dụng trấn kinh, an thần, liều dùng 0,3 – 1g mỗi ngày, không được dùng quá lâu hoặc dài ngày. Vị thuốc không có tác dụng gì trong việc chữa bệnh tiểu đường. Trong khi đó, điều trị tiểu đường phải dùng dài ngày mà chu sa không được dùng dài ngày vì bản chất là chất độc, cực nguy hiểm khi áp dụng dài ngày. Bài thuốc rất có thể sẽ gây phản tác dụng", lương y Vũ Quốc Trung phân tích.

Chuyên gia khuyến cáo, tốt nhất là chúng ta không nên tự ý sử dụng tầm bóp để chữa bệnh tiểu đường, càng không nên sử dụng bài thuốc tầm bóp có bổ sung chu sa để tránh hại thân vì trên thực tế lâm sàng vị thuốc này hi hữu mới dùng và nếu dùng phải rất thận trọng.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Trà gừng rất tốt nhưng nên uống như thế nào?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Trà gừng là thức uống có lợi cho sức khỏe được nhiều người ưa chuộng, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh. Tuy nhiên, uống trà gừng cần lưu ý một số điều.

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Một số bài tập đơn giản hỗ trợ kiểm soát chóng mặt tại nhà

Bệnh thường gặp - 12 giờ trước

Chóng mặt có thể ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, khiến việc thực hiện các công việc thường ngày trở nên khó khăn. Thực hiện một số bài tập đơn giản tại nhà có thể giúp kiểm soát chóng mặt hiệu quả.

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Lần đầu tiên ghép tủy đồng loại thành công ở miền Trung - Tây Nguyên

Y tế - 14 giờ trước

Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện hai ca ghép tuỷ đồng loại ở bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Đây là lần đầu tiên kỹ thuật này được thực hiện thành công tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên.

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Loại quả được ví 'kho báu dinh dưỡng' nhưng người bệnh tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn để phòng đột quỵ

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

GĐXH - Trứng vịt lộn là món ăn được ví như "kho báu" dinh dưỡng. Tuy nhiên, đây là món không thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp...

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 18 tuổi bị đột quỵ lúc nửa đêm thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị hở van tim bẩm sinh, cộng thêm thói quen thường xuyên thức khuya chơi game. Đây là hai yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân.

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Người đàn ông 49 tuổi ở Bắc Ninh nguy kịch, tiên lượng tử vong cao từ vết thương hở ở ngón tay

Sống khỏe - 18 giờ trước

GĐXH - Khi vào viện, vết thương ở ngón tay bị hoại tử đen, nghi có chứa dị vật. Sau khi thăm khám, bệnh nhân được chỉ định nhập viện với chẩn đoán ban đầu là uốn ván toàn thể - suy hô hấp.

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

5 vị thuốc nổi bật làm tăng sức đề kháng trong mùa thu

Sống khỏe - 18 giờ trước

Việc sử dụng các biện pháp tự nhiên như chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao, đặc biệt một số vị thuốc từ thảo dược đã được sử dụng từ lâu trong Y học cổ truyền có khả năng tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể trước sự thay đổi khí hậu.

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Hướng dẫn bài tập giúp tăng cường thính lực

Sống khỏe - 23 giờ trước

Tình trạng suy giảm thính lực có thể khiến nhiều người mắc lo lắng, sợ hãi. Nếu bạn bị suy giảm thính lực, hãy đến gặp bác sĩ để trao đổi về các phương án điều trị. Bên cạnh đó hãy thực hiện những bài tập dưới đây giúp hỗ trợ tăng cường thính lực an toàn, hiệu quả nhé!

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Lý do nên uống nước đậu bắp hàng ngày

Sống khỏe - 1 ngày trước

Đậu bắp là một loại rau được trồng phổ biến. Uống nước đậu bắp không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn có lợi trong rất nhiều trường hợp liên quan đến sức khỏe.

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ gấp 5 lần

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đột quỵ thường có các triệu chứng như yếu hoặc tê một bên cơ thể, khó nói, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Đột quỵ có thể dẫn đến tổn thương não vĩnh viễn, mất khả năng vận động hoặc nói, trong trường hợp nặng có thể gây tử vong.

Top