Chuyên gia tiết lộ lợi ích tuyệt vời của 6 bước rửa tay đối với sức khỏe
GiadinhNet – Theo các chuyên gia, vệ sinh tay thường xuyên được coi là liều vaccine tự chế đơn giản và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh tật. Bên cạnh đó, những động tác rửa tay còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe theo y học cổ truyền.
Biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả
Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế thế giới đã chính thức tuyên bố bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (COVID-19) là đại dịch toàn cầu. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan nhanh từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
Các chuyên gia cho biết, COVID-19 hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh. Do đó, việc tuân thủ các khuyến cáo phòng bệnh của Bộ Y tế (rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công động, tránh tụ tập nơi đông người…) là rất quan trọng trong tình hình dịch bệnh đang lây lan trong cộng đồng hiện nay.
Rửa tay với xà phòng và nước sạch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. Ảnh minh họa
Trong đó, rửa tay được coi là liều vaccine tự chế đơn giản, dễ thực hiện và có thể cứu sống hàng triệu người. Chính vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo, người dân cần hạn chế đưa tay lên sờ mắt, mũi, miệng và thực hiện rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch. Quy trình rửa tay thường quy tuân thủ theo 6 bước sau:
Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia.
Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.
(Mỗi bước chà 5 lần. Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây).
Mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
BS Đặng Văn Quế, nguyên Phó Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết, đôi bàn tay có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. 6 bước rửa tay theo khuyến cáo của Bộ Y tế ngoài tác dụng làm sạch bàn tay, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh còn đem lại cơ hội kích thích cơ thể hoạt động.
Trước hết, về tầm quan trọng của bàn tay, học thuyết kinh lạc trong Y học cổ truyền cho rằng, cơ thể con người được hình thành bởi 14 đường kinh lạc trong lục phủ ngũ tạng. Điểm bắt đầu của một nửa trong số 14 đường kinh lạc này nằm ở đầu ngón tay. Trên đầu mỗi ngón tay đều có kinh huyệt, mỗi huyệt lại tương ứng với 1 cơ quan, nội tạng khác nhau trong cơ thể. Có thể thông qua việc ấn, day các huyệt vị ở ngón tay để kiếm tra hay tác động tới các cơ quan nội tạng.
Trong cuốn "Liệu pháp Kinh lạc và huyệt đạo - Chăm sóc sức khỏe qua huyệt vị bàn tay" (NXB Tổng hợp TPHCM) có ghi lại cách day bấm các huyệt vị ở bàn tay để kiểm tra sức khỏe. Theo đó, ngón cái có tác động tới đường kinh lạc vào hệ hô hấp như phổi, khí quản. Ngón trỏ liên quan đến hoạt động của ruột già. Ngón giữa điều khiển tim và hệ tuần hoàn. Ngón áp út có quan hệ với mức độ năng lượng của cơ thể. Ngón út có liên quan đến tim mạch.
Chính vì vậy, tất cả các cơ quan của cơ thể được kết nối với một vùng phản xạ tương ứng trong bàn tay. Khi có tác động (massage, xoa bóp, bấm huyệt…) các khu vực này sẽ gửi một tín hiệu thông qua hệ thống thần kinh tới não bộ, để giải quyết các vấn đề. Các nhà y học còn phát hiện, xoa bóp các vị trí khác nhau của ngón tay thì nó có tác dụng tốt trong phòng ngừa, và điều trị một số chứng bệnh.
Quay trở lại với quy trình rửa tay 6 bước của Bộ Y tế, theo BS Quế, những động tác massage, vuốt, xoay các ngón tay, đầu ngón tay cũng có tác động phần nào tới các huyệt vị, kinh mạch của bàn tay. Động tác chà, xoa tay giúp các mao mạch giãn ra, giúp cho quá trình lưu thông máu tốt hơn. Việc làm này giúp đôi bàn tay được thư giãn, từ đó, tác động tới các bộ phận khác trong cơ thể.
Rửa tay thường xuyên là cơ hội vận động rất tốt cho những người hay phải giữ bàn tay ở lâu một tư thế, người bị đau cứng khớp ngón tay, thoái hóa khớp ngón tay… Rửa tay càng lâu, thời gian tác động tới bàn tay càng nhiều, vừa giữ vệ sinh tay để phòng bệnh vừa giúp cơ thể tăng cường hệ thống miễn dịch và khỏe mạnh hơn.
Ngọc Hà – Nguyễn Mai
Rửa tay bằng xà phòng để phòng lây nhiễm nCoV
4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên
Bệnh thường gặp - 19 phút trướcViệc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.
Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.
3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcProtein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.
Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh
Sống khỏe - 15 giờ trướcTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.
Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.
Tổ yến cực bổ dưỡng nhưng dùng kiểu này rất nguy hiểm
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcViệc dùng tổ yến sai cách sẽ dẫn đến nhiều tác dụng không mong muốn.
Cách gội đầu để ngăn rụng tóc trong mùa đông
Sống khỏe - 19 giờ trướcKhi không khí lạnh, khô hanh, độ ẩm thấp, các tuyến dầu bị giảm hoạt động khiến tóc và da đầu dễ bị khô, rụng tóc nhiều. Có cách nào gội đầu để hạn chế rụng tóc?
Người đàn ông 62 tuổi ở Hà Nội suy thận cấp thừa nhận một sai lầm khi chữa bệnh tiểu đường nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Sau một tháng sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường, người bệnh ngừng thuốc, không tái khám và điều trị theo phương pháp của thầy lang gần nhà.
Cách giảm đau nhức xương khớp tại nhà khi trời lạnh
Sống khỏe - 1 ngày trướcCơn đau nhức xương khớp có thể xuất hiện nhiều hơn khi trời lạnh. Vậy có những cách nào giúp giảm đau nhức xương khớp tại nhà?
Người phụ nữ 29 tuổi ở Quảng Ninh nhập viện gấp sau khi được tư vấn, uống thuốc hạ sốt tại nhà, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân
Bệnh thường gặpGĐXH - Người phụ nữ bị phản vệ thuốc là có tiền sử dị ứng với Paracetamol, Ibuprofen nhưng nhân viên bán thuốc nói rằng Ibuprofen là thuốc chống viêm, hạ sốt rất ít gây dị ứng nên vẫn bán cho bệnh nhân.