Hà Nội
23°C / 22-25°C

Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố "bán lưng cho đất, bán mặt cho trời" dưới cái nắng "cháy thịt" ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh

Thứ bảy, 20:44 29/05/2021 | Xã hội

Giữa trưa nắng oi ả, cô Nhung và 2 người phụ nữ khác cùng xã mang miếng bạt nhỏ trải xuống dưới gầm cầu đi bộ làm nơi ngả lưng tạm. Hơn 1 năm qua, bao trăn trở cơm áo gạo tiền cứ thế vây quanh lấy những người phụ nữ chân yếu tay mềm này.

Giữa trưa, trong khi nhiều người ở yên trong phòng với chiếc điều hòa thì ngoài kia, vẫn luôn có những người phụ nữ như cô Nhung. Ở quê không có công ăn việc làm, hai vợ chồng cô Nhung trông vào mấy sào ruộng. Được mùa thì cũng đủ ăn là mừng, chuyện lo cho con cái ăn học vất vả vô cùng. "Cứ thế này thì chết" - cái suy nghĩ bật thành tiếng trong đầu người phụ nữ.

Không có nhiều lựa chọn, cô Nhung đành tìm cách ra Hà Nội kiếm ăn. Ban đầu cũng chỉ xác định là giải pháp tạm thời lúc ảnh hưởng dịch bệnh, giờ đây sau một năm, cô cùng những người bạn khác chỉ muốn bám trụ bằng được ở đây. Chẳng sung sướng gì, nhưng "còn bao thứ phải lo", ít ra ở đây cũng có việc kiếm ra tiền.

Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 1.

Dịch Covid-19 khiến những người lao động phải tìm bóng mát dưới chân cầu đi bộ làm nơi nghỉ tạm bởi không có chỗ trú.

"Lên phố kiếm tiền vẫn hơn"

Bắt đầu công việc cắt, thu dọn cỏ từ 6h sáng, nên mỗi ngày cô Nhung cùng hai người phụ nữ trong xã phải dậy từ rất sớm lo cơm nước bữa sáng cho cả gia đình vừa để lại một phần mang đi làm bữa trưa. Cứ thế mỗi ngày, người phụ nữ này chạy xe hơn 40km từ Chương Mỹ lên Hà Nội làm việc.

Theo lời cô Nhung chia sẻ, hơn một năm qua khi dịch bệnh xuất hiện những người phụ nữ như cô ở quê dù làm đủ thứ nghề nhưng vẫn không đủ trang trải cho cuộc sống. Bất đắc dĩ, cô mới tìm lên trên Hà Nội để kiếm một công việc mưu sinh.

Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 2.

Chạy xe hơn 40km từ Chương Mỹ lên Hà Nội làm việc, những người phụ nữ như cô Nhung, bà Lực vẫn đều đều sáng đi, chiều về để có tiền trang trải cuộc sống.

"Ở quê không làm gì chỉ trông vào mấy sào ruộng thì cả nhà không đủ sống chứ nói gì đến chuyện lo cho các em ăn học. Khó khăn nên tôi bảo chồng thôi thì một người ở nhà trông nhà với trông các con ăn học, một người đi làm. Thế rồi hơn 1 năm qua tôi lên trên này đi làm.

Thời gian đầu ai thuê gì làm nấy, cứ sáng đi tối về. Buổi sáng dậy sớm cơm nước cho cả nhà xong thì chuẩn bị đồ đạc với hộp cơm thế là đi. Phải mang cơm từ nhà đi vì trên này giờ dịch bệnh người ta không cho ngồi ăn tại quán nên tôi với mấy chị em nữa mang theo cơm từ nhà đi vừa rẻ vừa chủ động", cô Nhung chia sẻ.

Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 3.

Cô Đặng Thị Nhung (46 tuổi, trú tại thôn Cốc Thượng, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) quyết lên Hà Nội vì ở đây tuy lao động vất vả nhưng dễ kiếm tiền.

Nhờ người quen, cô Nhung may mắn tìm được một công việc cố định là làm công nhân cắt cỏ. Công việc vất vả lại nay chỗ này, mai chỗ khác thế nhưng vì "bao nhiêu thứ phải lo" nên người phụ nữ này vẫn chấp nhận làm công việc này với hơn 6 triệu tiền lương.

"Nói là vất vả nhưng trên này vẫn dễ kiếm tiền hơn ở quê làm ruộng. Nhà hai vợ chồng với thêm 2 đứa con là bao nhiêu thứ phải lo. Cứ ở quê làm thì chẳng đủ ăn chứ nói gì đến lo cho chúng nó. Đợt trước đi làm thì người ta còn cho chỗ nghỉ trưa nhưng đợt này dịch nên không ai cho những người lao động như chúng tôi ở cả vì họ cũng sợ.

Nay làm chỗ này, mai ngày kia lại làm chỗ khác nên mấy chị em mang theo chiếc bạt nhỏ rồi bạ đâu kiếm chỗ mát trải tạm nghỉ tý buổi trưa cho đỡ nắng rồi chiều lại làm tiếp", cô Nhung chia sẻ.

Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 4.

Làm công nhân cắt cỏ nay làm chỗ này, mai ngày kia lại làm chỗ khác nên cô Nhung cùng những người khác cùng xã mang theo chiếc bạt nhỏ rồi bạ đâu kiếm chỗ mát nghỉ tạm.

Với cô Nhung, trong lúc dịch bệnh như thế này có một công việc ổn định như công việc của cô đã là điều may mắn. Dịch không có người thuê làm, nhiều người khác vẫn phải cố gắng bám trụ lại để mong chờ có người thuê làm một công việc gì đó có thể làm ra tiền.

"Chúng tôi làm công việc này ổn định nhưng đợt dịch này vẫn nhiều ngày phải ở nhà chứ nói gì những người ai thuê gì làm nấy. Dịch này vất vả với cũng nguy hiểm sức khỏe nhưng tiền lương vẫn có vậy, mình có việc làm ra tiền đã là mừng rồi.

Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 5.

Để tiết kiệm chi phí, hằng ngày cô Nhung mang theo đồ ăn, thức uống từ nhà để đi làm.

Nhiều người dịch này còn đi làm giúp việc được chứ chúng tôi thì không ở lại được còn phải về lo cho gia đình ở nhà nữa", cô Nhung tâm sự.

"Dịch bệnh có sợ nhưng không sợ bằng thất nghiệp"

Không còn nằm trong độ tuổi lao động sung mãn nhất, những người phụ nữ trung niên chỉ còn biết mỗi làm những công việc lao động chân tay nặng nhọc bởi việc nhẹ không ai thuê làm nên hầu hết họ phải làm việc nặng nhọc, vất vả để có đồng ra đồng vào lo cho cuộc sống.

Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 6.
Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 7.

Những người trong độ tuổi trung niên lên Hà Nội kiếm việc làm luôn phải thích nghi với hoàn cảnh bởi họ "chỉ sợ không có việc làm".

Hơn 50 tuổi, nhưng bà Hoàng Thị Lực (trú tại thôn Trại Trung, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn là lao động kiếm tiền chính trong gia đình, khi người chồng của bà đau ốm không làm được việc gì bởi đôi mắt bị mờ.

Ở cái tuổi vốn dĩ được nghỉ ngơi, nhưng bà Lực vẫn ngày ngày đi đi về về mấy chục cây số để vừa lao động kiếm tiền vừa kịp về lo cơm nước, nhà cửa. Với bà Lực, lúc này có việc để làm, có thu nhập thì nặng nhọc mấy cũng phải cố gắng vì không còn lựa chọn nào tốt hơn.

Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 8.

Bà Hoàng Thị Lực (trú tại thôn Trại Trung, xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn là lao động kiếm tiền chính trong gia đình khi đã ngoài 50 tuổi.

"Nhà tôi con cái lớn cả, có đứa mới ra trường nên cũng chưa giúp gì được cho bố mẹ. Ngày ngày tôi vẫn cùng mấy chị em khác lên đây đi làm, ở nhà thì có chồng trông coi cho mình đi kiếm tiền. Vì chồng tôi hai mắt bị mờ lại hay đau ốm nên cứ phải sáng đi làm tối về nhà lo cơm nước.

Trước khi chưa có dịch thì cũng vay mượn cho con trai đi học tiếng Nhật. Đến khi gần đến ngày bay thì dịch lại bùng phát nên từ đó đến nay cứ phải đi làm để trang trải. 1 tháng tôi làm được hơn 6 triệu thì tiền thuốc của chồng hết 2 triệu rồi tiền lãi hơn 1 triệu đều như vắt tranh.

Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 9.
Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 10.
Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 11.
Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 12.

Hành trang của những người lao động chân tay như bà Lực đơn giản và gọn nhẹ.

Buổi sáng trước khi đi làm là cắm cơm để ăn ở nhà xong phần thì mang đi, phần thì cứ cắm để đó đến trưa chồng ở nhà chỉ việc lấy ăn chứ chồng tôi ở nhà không tự làm được mấy việc đó. Tối thì 6h mới xong việc về đến nhà lo cơm nước, lợn gà rồi mới ăn uống nghỉ ngơi", bà Lực chia sẻ.

Đi làm trong thời gian dịch bệnh, dù khó khăn vất vả nhưng với bà Lực thời điểm này có việc để làm ra tiền vẫn là điều may mắn. Bà Lực nói vui rằng: "Giờ thất nghiệp, không có việc làm thì mới lo, chứ dịch thì chẳng sợ".

Chuyện những người phụ nữ bỏ quê lên phố bán lưng cho đất, bán mặt cho trời dưới cái nắng cháy thịt ở Hà Nội: Còn có nỗi sợ khác bên cạnh dịch bệnh - Ảnh 13.

Giữa cái lúc khó khăn, những người lao động như bà Lực mong ước dịch mau chóng qua đi để họ không phải ở trong hoàn cảnh "có sức khỏe nhưng không có việc để làm".

Trong những lúc khó khăn do dịch Covid-19 như hiện nay, những người như bà Lực mong ước dịch mau chóng qua đi để họ không phải ở trong hoàn cảnh "có sức khỏe nhưng không có việc để làm", để cuộc sống của những người lao động như họ bớt khó khăn hơn.

Theo Afamily/Nhịp sống Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Hiện trạng ngôi nhà nặng 500 tấn ở Nam Định được 'thần đèn' di dời sang vị trí mới ra sao?

Hiện trạng ngôi nhà nặng 500 tấn ở Nam Định được 'thần đèn' di dời sang vị trí mới ra sao?

Đời sống - 20 phút trước

GĐXH - Sau nhiều tháng triển khai, một ngôi nhà hai tầng ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định được "thần đèn" di dời đến vị trí mới và thực hiện các bước còn lại.

Dự báo tử vi tuần mới 12 con giáp của các con giáp Tý, Sửu, Dần, Thìn, Tỵ, Mùi, Dậu, Tuất, Hợi hứa hẹn nhiều điều bất ngờ

Dự báo tử vi tuần mới 12 con giáp của các con giáp Tý, Sửu, Dần, Thìn, Tỵ, Mùi, Dậu, Tuất, Hợi hứa hẹn nhiều điều bất ngờ

Đời sống - 50 phút trước

GĐXH – Dự báo tử vi tuần mới 12 con giáp, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà cho biết từ nay đến 20/10, các con giáp giáp Tý, Sửu, Dần, Thìn, Tỵ, Mùi, Dậu, Tuất, Hợi hứa hẹn nhiều điều bất ngờ dưới đây.

Từ dấu hiệu bất thường, công an phát hiện 'lợi ích nhóm' tại Công ty CP xi măng Hạ Long

Từ dấu hiệu bất thường, công an phát hiện 'lợi ích nhóm' tại Công ty CP xi măng Hạ Long

Pháp luật - 51 phút trước

GĐXH - Từ dấu hiệu bất thường trong hoạt động của Công ty CP xi măng Hạ Long, Công an tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành điều tra và phát hiện lợi ích nhóm trong hoạt động đầu tư, đấu thầu mua sắm vật tư phục vụ sản xuất của lãnh đạo và cán bộ công ty này.

Hà Nội: Hiện trường vụ tai nạn thương tâm khiến một bé gái tử vong trên đường đến trường

Hà Nội: Hiện trường vụ tai nạn thương tâm khiến một bé gái tử vong trên đường đến trường

Thời sự - 54 phút trước

Lực lượng chức năng đang điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng khiến một bé gái tử vong vào trưa ngày 14/10.

Nam Định: Thương tâm cháu bé học trường mầm non Nam Điền tử vong chưa rõ nguyên nhân

Nam Định: Thương tâm cháu bé học trường mầm non Nam Điền tử vong chưa rõ nguyên nhân

Thời sự - 59 phút trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định đang làm rõ sự việc cháu bé tử vong tại trường mầm non xã Nam Điền.

Người đi xe máy bất ngờ gặp nạn vì cán trúng 'vật thể lạ' trên đường

Người đi xe máy bất ngờ gặp nạn vì cán trúng 'vật thể lạ' trên đường

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Chiếc xe máy do người phụ nữ điều khiển khi đang lưu thông trên đường thì bất ngờ cán trúng một "vật thể lạ". Va chạm khiến người đi xe máy mất lái, ngã mạnh xuống mặt đường, bị thương nặng.

Tài xế ô tô vận chuyển 12.000 con gà giống trái phép tại khu vực biên giới

Tài xế ô tô vận chuyển 12.000 con gà giống trái phép tại khu vực biên giới

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra kiểm soát khu vực biên giới, Tổ công tác Đồn Biên phòng Quảng Đức bất ngờ phát hiện tài xế ô tô vận chuyển 12.000 con gà giống trái phép và không xuất trình được giấy tờ liên quan đến số gà giống nói trên.

Kiểm tra cư trú, phát hiện hành vi phạm pháp của nhóm nam nữ trong căn nhà thuê

Kiểm tra cư trú, phát hiện hành vi phạm pháp của nhóm nam nữ trong căn nhà thuê

Pháp luật - 1 giờ trước

Trong lúc kiểm tra cư trú, công an phát hiện nhóm người tàng trữ nhiều đoạn ống hút bịt kín 2 đầu có chứa các tinh thể màu trắng trong nhà.

Nam Định được Thủ tướng Chính phủ tặng 'Cờ thi đua của Chính phủ' năm 2023

Nam Định được Thủ tướng Chính phủ tặng 'Cờ thi đua của Chính phủ' năm 2023

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định tặng "Cờ thi đua của Chính phủ" cho 14 tập thể đã có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2023, trong danh sách có tỉnh Nam Định.

Từ ngày mai (15/10), điện thoại 2G sẽ bị vô hiệu hóa

Từ ngày mai (15/10), điện thoại 2G sẽ bị vô hiệu hóa

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 15/10/2024, công nghệ di động 2G sẽ chính thức ngừng hoạt động tại Việt Nam.

Top